Giải pháp cụ thể nhằm phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 150 - 162)

3.2. Giải pháp nhằm thực hiện phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

3.2.2. Giải pháp cụ thể nhằm phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

3.2.2.1. Một số hình thức TCLTKT theo ngành a) Nông nghiệp

+ Nông hộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn các hộ nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp, với hình thức tín chấp;

Khuyến khích các hộ nông nghiệp kết hợp với nhau theo mô hình kinh tế hợp

tác; + Hướng dẫn và mở rộng các ngành nghề thủ công truyền thống, các cơ quan chức năng cần trợ giúp tìm kiếm thị trường tiêu thụ; Phối hợp với Sở Công thương di chuyển các cơ sở thủ công này vào hoạt động ở những cụm công nghiệp đã được quy hoạch xây dựng.

+ Đối với trang trại: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, căn cứ vào lợi thế của từng tiểu vùng. Đặc biệt chú ý quy hoạch sử dụng đất trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh như sau:

Đất trồng lúa 1 vụ ở huyện Tân Phú và Định Quán, Vĩnh Cửu có năng suất thấp chuyển sang trồng các cây phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu của thị trường như cây điều, cây mía; những vùng trồng ngô năng suất thấp chuyển sang trồng đậu tương và khoai mỳ ở huyện Trảng Bom; Đất sản xuất nông nghiệp ven TP. Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch ưu tiên trồng rau sạch, hoa và cây cảnh, sớm hình thành vành đai xanh ở TP. Biên Hòa.

Đối với vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi, cần có chính sách quản lý chặt chẽ đất, ban hành khung giá đất phù hợp với thực tế từng vùng không để cho các cá nhân, tổ chức có đất trong khu quy hoạch “làm giá”; đồng thời hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để các chủ trang trại để di dời, sang nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng chuồng trại theo quy hoạch. Đề nghị mức hỗ trợ các trang trại thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi từ 35% vốn xây dựng mới chuồng trại.

Đối với các hộ nông dân nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực, tỉnh có chính sách khuyến khích các hộ sang nhượng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất cùng với các chủ trang trại hình thành kinh tế hợp tác sản xuất hàng hóa với số lượng đủ lớn.

Sở Tài nguyên & Môi trường cần công bố quy hoạch sử dung đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011 – 2015) để chủ đất yên tâm đầu tư.

Chính quyền địa phương hướng dẫn và hỗ trợ các chủ trang trại chăn nuôi xây dựng hệ thống biogas sử dụng cho sinh hoạt và tránh ô nhiễm môi trường. Những

trang trại chăn nuôi có quy mô lớn có thể trang bị hệ thống phát điện nội bộ hoặc phục vụ cho các hộ liền kề. Đây là mô hình cần nhân rộng bởi việc sử dụng hợp lí các nguồn lực.

+ Đối với vùng chuyên canh - Vùng chuyên cây lương thực

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với sở Tài nguyên môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành rà soát nhằm giảm diện tích gieo trồng lúa 1 vụ nhờ nước mưa ở huyện Vĩnh Cửu và Xuân Lộc chuyển sang các cây trồng khác theo quy hoạch. Một số xã như Phước Khánh, Phước An của huyện Nhơn trạch bị nhiễm mặn, ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng nên chuyển sang nuôi trồng thủy sản và sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Tập trung đầu tư phát triển vùng chuyên canh 2 vụ lúa và vùng chuyên canh cây trồng năng suất cao.

- Vùng chuyên canh cây ăn trái

Duy trì ổn định diện tích cây ăn trái đến 2020 với diện tích 54.000 ha, đồng thời tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Mặc dù diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh tập trung thành các vùng chuyên canh, nhưng chủ yếu là do các hộ nông dân quản lí nên manh mún nên chất lượng và năng suất chưa cao Do vậy cần phải vận động nông dân tham gia mô hình kinh tế hợp tác để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn Viêt GAP.

- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm sẽ giảm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Một số cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế thấp sẽ được thay thế bằng những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn, cụ thể như sau:

Cao su: Ổn định diện tích trồng cao su đến năm 2020 đật 40.000ha, trong đó diện tích cho sản phẩm đạt 33.000 ha. Do vậy phải trồng mới và thay thế vườn cao su già cỗi (trên 30 năm).

Với 89% diện tích trồng cao su của tỉnh là của tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý. Vì vậy đối với các nông trường do tổng công ty cao su Đồng Nai cần phải thực hiện tốt các yêu cầu và giải pháp sau:

Tuân thủ quy trình kĩ thuật mới, kiến thiết cơ bản, gắn lợi ích chăm sóc vườn cao su, khai thác mủ của công ty với lợi ích của doanh nghiệp.

Cần xác định rõ đầu tư thâm canh hay đầu tư KHKT là con đường hiệu quả nhất để cómột vườn cây tốt và nâng cao năng suất vườn cây; không vì lợi ích trước mắt, điều này sẽ phá vỡ qui luật, khi vườn cây tỏ ra đuối sức thì không thể phục hồi được.

Toàn bộ mủ cao su của các nông trường và của cả tiểu điền đều do tổng công ty cao su Đồng Nai đảm nhiệm các khâu sơ chế và xuất khẩu. Tuy nhiên việc thu mua mủ của các chủ trang trại hay của các hộ nông dân tiểu điền đa phần phải qua một khâu trung gian là thương lái. Chính vì vậy nên vì lợi ích trước mắt mà các thương lái đã đưa vào mủ cao su thu hoạch của các hộ nông dân một tỷ lệ tạp chất để nâng khối lượng mủ làm cho chất lượng bị suy giảm. Do đó Tổng công ty cần có chính sách hỗ trợ người nông dân về giống và khâu thu mua mủ.

Cà phê: Thực hiện quyết định số 43 của UBND tỉnh Đồng Nai, cà phê được xác định là một trong số các cây trồng chủ lực của tỉnh. Với diện tích thu hoạch năm 2011 là 20.000ha sẽ giữ ổn định đến năm 2020. Do vậy để đảm bảo sản xuất cà phê đạt hiệu quả và bền vững cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Cải tạo những vườn cây đã già bằng giải pháp ghép hoặc trồng mới những giống cho năng suất cao và kháng bệnh tốt, vận dụng mô hình tưới nước tiết kiệm của Trung tâm khuyến nông.

Mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê của trung tâm khuyến nông Tuân thủ nguyên tắc bón phân 4 đúng (bón phân cân đối;bón phân kịp thời vụ;

bón phân đúng cách; bón phân đủ hàm lượng).

Thực hiện mô hình liên kết 4 nhà để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cà phê.

Điều: Để nhân rộng diện tích điều cao sản ở các nông trường trồng chuyên canh, công ty DONAFOOD đã và đang thực hiện phương thức trực tiếp đứng ra ký kết hợp tác tay ba với ngân hàng và bà con nông dân. Theo đó, công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống tốt, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thu mua nguyên liệu, còn ngân hàng cho bà con vay vốn chăm sóc phát triển vườn cây. Với phương thức này, Đồng Nai trở thành tỉnh dẫn đầu của cả nước về diện tích điều cao sản. + Gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến giống như mô hình của DONAFOOD và đang phát huy hiệu quả: Công ty cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành điều Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của sự gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu. Ngay từ năm 1995, cùng với việc tổ chức tuyển chọn, nhân giống, xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông cây điều giống cao sản, công ty đã có kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất đặt gần vùng nguyên liệu (trên địa bàn các huyện), góp

phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

b) Công nghiệp

+ Đối với cụm công nghiệp:

Sở Công thương cùng với các cơ quan chức năng cấp huyện tiến hành rà soát các cụm công nghiệp không thể kêu gọi đầu tư hạ tầng ở những địa phương xét thấy khả năng còn khó khăn như cụm công nghiệp: Tân An, Phước Bình, Vĩnh Tân của huyện Vĩnh Cửu; An Phước của H. Long Thành; An Viễn và Hố Nai 3 của huyện Trảng Bom; Sông Ray của H. Cẩm Mỹ; Phú Túc của H. Định Quán. Ưu tiên các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp di dời đến các cụm công nghiệp bằng cách miễn giảm thuế và phí cơ sở hạ tầng.

+ Đối với khu công nghiệp:

Tất cả các khu công nghiệp mới thành lập và chưa thu hút dự án đầu tư hoặc tỷ lệ đất đã cho thuê đạt dưới 20% bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung mới được Sở Công thương cấp phép. Đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cũng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và rác thải. Vì tình trạng nước sông Đồng Nai và sông Thị Vải bị ô nhiễm quá nặng. Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Sở Công an xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm khi xả thải không đạt chuẩn ra môi trường.

Sở Lao động thương binh xã hội phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng các trung tâm dậy nghề trên cơ sở nhân rộng mô hình của SONADZI, nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.

Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan sớm hoàn thiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân và các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động, đây là 1 trong những biện pháp có thể giữ chân người lao động ở lại với Đồng Nai.

Ủy ban nhân dân tỉnh sớm thành lập ban thanh tra do BQL khu công nghiệp ĐN đứng đầu tiến hành thanh kiểm tra đột xuất và thường xuyên các doanh nghiệp về chế độ đãi ngộ cho người lao động và hệ thống xả thải môi trường của doanh nghiệp.

+ Đối với trung tâm công nghiệp Biên Hòa:

Sở Công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa và các đơn vị có liên quan: Vận động các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt ở khu vực nội thị di dời tới các cụm công nghiệp đã được quy hoạch;

Lựa chọn các nhà đầu tư để đưa trung tâm Biên Hòa thành một trung tâm công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển các ngành công nghiệp dựa trên ưu thế của tỉnh Đồng Nai, các ngành công nghiệp phụ trợ mà tránh được việc có nguy cơ trở thành nơi nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.

c) Dịch vụ

+ Siêu thị và trung tâm thương mại: Sở Công thương là cơ quan đầu mối phối hợp với cơ quan chức năng các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa triển khai thực hiện quy hoạch.

+ Du lịch: Sở văn hóa thể thao và du lịch là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành rà soát các điểm du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú tại những điểm du lịch trên 2 tuyến như đã quy hoạch; kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh; Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ sản xuất các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống.

3.2.2.2. Đối với một số hình thức TCLTKT theo lãnh thổ a) Hành lang kinh tế quốc lộ 51

Khó khăn lớn nhất của việc nâng cấp quốc lộ 51 chưa hoàn thành được chính là khâu giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân, do các hộ này không đồng tình với mức giá đền bù, nên cản trở việc giải tỏa mặt bằng để thi công. Do đó, khối lượng công trình thực hiện mở rộng quốc lộ 51 của tỉnh Đồng Nai chỉ mới đạt hơn 50%.

Ủy ban nhân dân cấp xã nằm ven quốc lộ 51 cần phải tổ chức mời người dân đến họp, giải thích cho người dân hiểu chủ trương của Nhà nước (vì dự án mở rộng Quốc lộ 51 là công trình trọng điểm quốc gia), vận động người dân di dời đến khu tái định cư; khẩn trương bàn giao mặt bằng để thi công Quốc lộ 51.

UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cho các sở, ngành xem xét lại chi phí bồi thường tài sản của người dân, điều chỉnh theo hướng nhà ở bị giải tỏa sẽ tăng thêm 30% so với các quy định trước đây của Nhà nước. Đối với công ty BVEC cần phối hợp chặt

chẽ với chính quyền và các sở ngành liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 51; gấp rút xây dựng các cầu, cống để đảm bảo việc tiêu thoát nước, giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.

Cùng với việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 51, trên tuyến hành lang này Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện nâng cấp mạng lưới giao thông xương cá (tỉnh lộ 25B, tỉnh lộ 769) và hệ thống cảng trên sông Thị Vải, sông Nhà Bè- Lòng Tàu nhằm kết nối TP. Biên Hòa với thành phố mới Nhơn Trạch và thị trấn Long Thành.

b) Đô thị

Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải và Sở Công an phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tháo gỡ điểm ùn tắc giao thông tại các đô thị, đặc biệt tại các giao lộ ở thành phố Biên Hòa.

Ủy ban nhân dân TP. Biên Hòa, TX. Long Khánh và các huyện thực hiện công bố công khai bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở UBND các phường, xã, thị trấn.

Chính quyền cấp xã tăng cường công tác giáo dục, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý đô thị như luật đất đai, luật xây dựng, các nghị định về đầu tư xây dựng, xử lí vi phạm trong lĩnh vực đô thị (nghị định số 180/2007/NĐ-CP và nghị định số 23/2009/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lí công trình hạ tầng kĩ thuật, quản lí phát triển nhà và công sở). Phổ biến kiến thức thông dụng về quy hoạch, các tiêu chuẩn xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với thành phố Biên Hòa: Ban quản lý dự án Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cần triển khai thực hiện một số dự án thoát nước như: dự án suối Linh, suối Tân Mai nhằm xử lí các điểm đen về ô nhiễm môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp phường, thị trấn phối hợp với Ban mặt trận tổ quốc tại đia phương và các đoàn thể tại tại thị trấn, thị xã và thành phố Biên Hòa hướng dẫn nhân dân thực hiện chức năng giám sát trong việc thực hiện quy hoạch đất, bảo vệ môi trường, vệ sinh đô thị tại địa phương.

Tiểu kết chương 3

Đồng Nai là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã xác định rõ các mục tiêu liên quan đến một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế địa phương.

Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai được hình thành và phát triển sẽ tiếp tục kế thừa có chọn lọc nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát huy các thành tựu đã đạt được. Trong số các hình thức TCLTKT nghiên cứu cần quan tâm tới: trang trại, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp Biên Hòa và hành lang kinh tế quốc lộ 51.

Vấn đề cốt lõi là lựa chọn đồng bộ các giải pháp, bao gồm cả giải pháp chung và các giải pháp cụ thể đối với mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Trước hết cần chú trọng công tác quy hoạch đồng bộ giữa ngành với lãnh thổ và đặt tỉnh Đồng Nai trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 150 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)