Định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 136 - 146)

3.1. Định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

3.1.2 Định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

3.1.2.1. Định hướng chung

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 đã xác định các quan điểm phát triển như sau:

- Tỉnh Đồng Nai là cực tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung phát huy cao độ thành tựu kết quả đã đạt được, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài, chủ động cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa vai trò động lực và đóng góp của tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển, hiệu quả và bền vững kinh tế- xã hội, nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và nguồn vốn đầu tư. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.

- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, tiếp cận đến công nghệ cao để nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Phát triển nhanh một số ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn có thể trở thành ngành kinh tế chủ lực để thúc đẩy và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2011 - 2020.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh, trật tự xã hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội củ tỉnh phù hợp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành trong vùng đối với xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể

Trên cơ sở kết quả đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được về thực trạng phát triển của một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai, xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, cùng với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh như sau:

a) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gian

 Tiểu vùng phía Tây Nam

Tiểu vùng này bao gồm TP. Biên Hòa và các huyện bám theo trục quốc lộ 51 và quốc lộ 1A. Tiểu vùng phía Tây Nam phát triển trên cơ sở gắn kết giữa thành phố Biên Hòa với thành phố mới Nhơn Trạch, thị trấn Long Thành và Trảng Bom. Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn các tiểu vùng còn lại của tỉnh Đồng Nai, do vậy cần đầu tư phát triển theo hướng ổn định và bền vững, là đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh. Định hướng ưu tiên phát triển tiểu vùng là:

Đầu tư xây dựng đồng bộ mạng lưới giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tiểu vùng. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên cơ sở gắn kết TP. Biên Hòa với TP. Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh; Phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các ngành kinh tế; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đây là thế mạnh của tiểu vùng. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu nội vùng và đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, với vai trò của các vành đai nông nghiệp vệ tinh. Ưu tiên phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ trong tiểu vùng như sau:

+ Đối với đô thị Biên Hòa: đồng quan điểm với khuyến cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị cộng đồng TP. Hồ Chí Minh cho rằng: TP. Biên Hòa chỉ nên phát triển là một thành phố công nghiệp và dịch vụ. Nhưng dịch vụ chỉ là những loại dịch vụ trung bình và phổ thông, phục vụ cho công nghiệp. Không tập trung phát triển nhiều vào các loại dịch vụ cao cấp, vì dịch vụ cao cấp phải đổ vốn đầu tư rất nhiều, trong khi tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư rất thấp. Do khoảng cách từ Biên Hòa xuống đến TP. Vũng Tàu hay TP. Hồ Chí Minh đều gần do đó sẽ tiêu thụ những dịch vụ cao cấp tại những nơi này. Hướng phát triển chính của TP. Biên Hòa là chức năng công nghiệp, với vai trò của một trung tâm công nghiệp, sẽ phát triển theo hướng sau:

Hướng Biên Hòa – Vĩnh Cửu: duy trì 5KCN của TP. Biên Hòa và KCN Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Cửu, cùng với các cụm công nghiệp đã quy hoạch. Không xây dựng thêm KCN, chỉ mở rộng thêm KCN Thạnh Phú với quy mô hợp lí để thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, các KCN còn lại chỉ thu hút các dự án phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ. Các CCN của tiểu vùng

tập trung các ngành: gốm sứ, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ gia súc, và các ngành nghề thủ công truyền thống.

Hướng Biên Hòa- Long Thành – Nhơn Trạch: gồm 5KCN của TP. Biên Hòa hiện hữu, 3KCN huyện Long Thành và 8 KCN của huyện Nhơn Trạch. Không bố trí thêm KCN, dành quỹ đất cho phát triển đô thị và dịch vụ, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện – điện tử, dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ. Trong CCN phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các ngành công nghiệp chế biến nông sản và vật liệu xây dựng.

Hướng phát triển dọc theo hành lang quốc lộ 1A (Biên Hòa, Trảng Bom, bao gồm 9KCN, trong đó Biên Hòa có 5KCN, Trảng Bom 4KCN. Không bố trí thêm KCN, dành quỹ đất cho phát triển đô thị và dịch vụ, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện – điện tử, dệt may, hóa chất, chế biến nông sản, chế biến lương thực thực phẩm và ngành công nghiệp phụ trợ. Trong CCN phát triển các ngành chế biến nông sản, gốm sứ, vật liệu xây dựng và thủ công mỹ nghệ.

+ Hành lang quốc lộ 51:

Hiện tại tuyến giao thông giữa TP.HCM, Biên Hoà đi Phú Mỹ, TP. Vũng Tàu chủ yếu được thực hiện bằng đường bộ trên quốc lộ 51 (được xây dựng từ năm 1997 - 2001). Với tốc độ phát triển nhiều các khu công nghiệp dọc tuyến như: Nhơn Trạch, Long Thành, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Bà Rịa, cùng cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải dọc hai bên tuyến, đã khiến lưu lượng xe lưu thông trong khoảng 5 năm trở lại đây tăng đột biến, vượt quá khả năng thông xe của quốc lộ 51.

Dự báo, với lưu lượng khoảng 40.000 xe tiêu chuẩn/ngày, khối lượng vận chuyển trên tuyến có khả năng đạt 50 - 70 triệu tấn vào năm 2015. Ngay cả khi việc mở rộng quốc lộ 51 từ 2 làn xe lên 4 làn xe vẫn quá tải. Do đó, sự có mặt của tuyến đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu vẫn hết sức cần thiết để đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hoá từ các cụm cảng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Đồng Nai, TP.HCM và ngược lại.

Hơn nữa, tuyến đường cao tốc trên nếu được triển khai sớm, còn góp phần đẩy nhanh sự ra đời của sân bay quốc tế Long Thành. Với vai trò là cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, dự án xây dựng sân bay Long Thành được thiết kể để giảm áp lực vận tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm cải thiện giao thông nội thành TP.HCM. Không

chỉ các hoạt động vận tải được hưởng lợi, tuyến đường cao tốc cũng sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP. HCM như: Long Thành, Nhơn Trạch và Gò Dầu ở Đồng Nai.

+ Ngoài thế mạnh về công nghiệp, tiểu vùng phía Tây Nam còn tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng: Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất lương thực, cây thực phẩm và rau an toàn ở các xã ngoại thành TP. Biên Hòa và huyện Long Thành, Nhơn Trạch; đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại chăn nuôi ở huyện Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch, nhằm cung cấp thực phẩm cho TP. Biên Hòa. TP. Hồ Chí Minh và TP. Vũng Tàu.

Như vậy trong tương lai hướng phát triển ra phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai sẽ diễn ra sôi động nối liền với cảng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, đường cao tốc, sân bay quốc tế Long Thành...

Điều này cho phép tỉnh Đồng Nai kết nối với các thành phố lớn trong cả nước và nước ngoài bằng nhiều loại hình vận tải.

 Tiểu vùng phía Đông Nam

Thế mạnh của tiểu vùng kinh tế Đông Nam là nông nghiệp, do đó để phát huy nội lực và gắn với nhu cầu của thị trường bên ngoài cần thiết phải đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái. Đồng thời đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào 3 khu công nghiệp của tiểu vùng (Dầu Giây, Xuân Lộc và Long Khánh) với các lĩnh vực công nghiệp thâm dụng lao động và chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu.

 Tiểu vùng phía Bắc

Tiểu vùng kinh tế phía Bắc bao gồm các huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh, bôm gồm các huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu và Định Quán. Tiểu vùng này có tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch, nhưng hiện tại vẫn chưa khai thác có hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng kém hơn cả, giao thông ở nhiều địa phương bị chia cắt. Do vậy hướng phát triển của tiểu vùng như sau:

+ Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hình thành các tuyến đường xương cá nối thông với quốc lộ 20 và tỉnh lộ 767, 768 để

đảm bảo sản xuất và giao lưu hàng hóa của các địa phương, nhất là các xã vùng sâu của huyện Tân Phú và Định Quán.

+ Xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp.

+ Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến khoai mì, điều và gỗ.

+ Cần đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp với vai trò duy trì tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 29,7% đến năm 2015 và 29% đến năm 2020. Duy trì phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Trị An - sông Đồng Nai, góp phần đáp ứng nhu cầu về lâm sản và phát triển kinh tế. Duy trì và bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai thuộc địa phận huyện Tân Phú nhằm bảo tồn đa dang sinh học và phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

b) Đối với một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế

 Hộ nông nghiệp

Hộ nông nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ tiếp tục tồn tại một cách khách quan, vì vậy trong giai đoạn 2011 - 2020 nghiên cứu giảm số lượng và tăng qui mô nông hộ góp phần chuyển dần thành trang trại gia đình. Hoặc trợ giúp các hộ nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực khác như: dịch vụ nông nghiệp, thủ công nghiệp hoặc kinh doanh tổng hợp.

 Trang trại

+ Khuyến khích các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái gắn với nhu cầu của thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Viêt GAP

+ Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của tỉnh Đồng Nai.

+ Gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; đặc biệt là thực hiện tốt việc liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước). Tập trung xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp ứng dụng caoong nghệ cao.

+ Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; phát triển các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, tiến tới hình thành các hợp tác xã có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao.

+ Nâng cao chất lượng các họat động dịch vụ nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho sản xuất và đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là khâu sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

+ Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

 Đối với cụm công nghiệp

Trong 43 cụm công nghiệp đã được quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, cho đến nay mới có 7/43 cụm có các dự án thuê đất và tiến hành hoạt động, có 16/43 cụm chưa có nhà đầu tư xây dựng hạ tầng.

Tuy rằng việc quy hoạch và thành lập các cụm công nghiệp của tỉnh Đồng Nai là đúng với mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh, để tránh quy hoạch treo cần rà soát, định hướng hợp lí hơn, cụ thể:

+ Tiếp tục di dời các điểm công nghiệp gây ô nhiễm ở khu vực nội thị và nằm xen lẫn khu dân cư đến những cụm công nghiệp theo phân loại chức năng trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

+ Khuyến khích thu hút đầu tư các dự án phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh (đặc biệt là TP.

Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu)

+ Đối với địa bàn các huyện, thị xã: gồm 24 cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, cần triển khai phương án di dời và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, mời gọi các dự án vào CCN để nâng cao tỷ lệ cho thuê đất.

+ Với 16/43 cụm công nghiệp chưa kêu gọi được các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng thì tỉnh cần hỗ trợ thêm ngân sách. Cùng với địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng để đưa cụm công nghiệp vào hoạt động, trong trường hợp cụm có vai trò quan trọng với địa phương. Còn lại 10/16 cụm có nhiều cụm cùng danh mục ngành nghề kinh doanh trên cùng 1 địa bàn mà chưa kêu gọi được đầu tư hạ tầng, do đó để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đang bị bỏ hoang cần phải cho thuê lại để kinh doanh nông nghiệp. Vì thực tế đây là những khu đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp trước đây nhưng đã bị thu hồi và tỉnh phê duyệt vào danh mục phát triển cụm công nghiệp.

 Khu công nghiệp

+ Thứ nhất, phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN liên hoàn (cluster) có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh và của vùng. Thúc đẩy phát triển các KCN trên tất cả các địa phương (tuy không phải dàn đều) tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về lãnh thổ, thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Thứ hai, phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng tăng tỉ lệ lấp đầy, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh.

+ Thứ ba, đối với doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, cần di dời ra khỏi KCN thuộc TP Biên Hòa.

+ Thứ tư, phát triển KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN;

chăm lo cải thiện đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN.

Định hướng phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2020 như sau:

Trên cơ sở 30 KCN đã quy hoạch: cần tập trung mời gọi đầu tư để tăng tỉ lệ lấp đầy các KCN đã hoạt động (12/19KCN có doanh thu nhưng chưa lấp đầy). Đối với 11 KCN còn lại, chúng tôi cho rằng có 4/11 KCN đã được quy hoạch đã lâu (năm 2003, 2007) nhưng cho đến nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư cơ sở hạ tầng phân bố ở 2 huyện có mật độ KCN quá lớn là Long Thành và Nhơn Trạch. Xét về vị trí thì cả 4 KCN này đều không phải nằm ở những nơi có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trong khi bên cạnh là các KCN khác vẫn chưa sử dụng hết quỹ đất. Hơn nữa khả năng thu hút vốn đầu tư đang gặp khó khăn. Vì thế nếu tiếp tục giữ lại và khai thác các KCN này tôi cho rằng sẽ rất ít hiệu hiệu quả. Do đó theo tôi nên bỏ 4 KCN này để tránh quy hoạch treo.

Các KCN còn lại của tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển theo hướng: Thứ nhất: TP Biên Hòa có KCN Biên Hòa 1, nơi có các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc nhóm ngành độc hại đến môi trường, kể cả môi trường nước và môi trường không khí. Do đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 136 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)