Khái quát chung kinh tế tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 72 - 75)

2.2. Thực trạng phat triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Khái quát chung kinh tế tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn 2001 - 2010 là thời kì tỉnh Đồng Nai cùng với cả nước thực hiện mục tiêu Nghị Quyết đại hội đại biểu ĐCSVN lần thứ IX và X. Qua 10 năm, tỉnh Đồng Nai cũng gặp không ít những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả và những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, năm 2010 kinh tế Đồng Nai vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 13,48%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (6,78%) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (11,53%) [8].

Với việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đã tạo cho vị thế của tỉnh Đồng Nai tiếp tục được giữ vững và ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển KT-XH của cả nước.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, khai thác lợi thế của từng ngành và phù hợp với định hướng chung của cả nước. Năm 2010 giá trị GDP: công nghiệp, xây dựng chiếm 57,2%, dịch vụ chiếm 34,2%; nông,

lâm, ngư nghiệp chiếm 8,6% so với tổng GDP của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn từ 2001 đến 2010 dịch chuyển theo biểu đồ 2.1.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Phần trăm (%)

Năm

Khu vực 3

Khu vực 2

Khu vực 1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2010

Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động ở khu vực I và tăng tỷ trọng ở khu vực II, điều này được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Đồng Nai phân theo 3 khu vực kinh tế

Năm 2006 Năm 2010

Tổng lao động Cơ cấu lao động(%) Tổng lao động Cơ cấu lao động(%)

KV1 447739 37,9 429034 30,7

KV2 339216 28,7 541843 38,8

KV3 395038 33,4 427315 30,5

Toàn tỉnh 1181993 100,0 1398192 100,0

Tác giả xử lí số liệu từ [8]

Từ những số liệu ở bảng 2.1 cho thấy lao động trong trong KV1 có xu thế giảm và tăng tỷ trọng lao động KV2. Đây là hướng chuyển dịch mang tính tích cực và phù hợp với những bước đi của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, lao động làm việc ở KV3 giảm tương đối về tỷ lệ (từ 33,4% năm 2006 xuống còn 30,5% năm 2010).

Mặc dù tổng số lao động của ngành dịch vụ tăng 32.377 người trong 5 năm (2006 - 2010), nhưng số lượng lao động của KV2 tăng nhanh hơn nên tỷ trọng lao động của KV3 bị giảm và không tăng kịp so với mức tăng của KV2, đặc biệt là lao động công

nghiệp. Lao động trong các lĩnh vực dịch vụ cần ưu tiên phát triển thì tỷ lệ lại tăng quá ít như: giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, tài chính tín dụng.

Trong khi đó lao động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh tài sản và bất động sản lại tăng nhanh hơn về số lượng, điều này sẽ tiềm ẩn sự phát triển bất hợp lí và thiếu bền vững.

Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước và tăng tỷ trọng GDP của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì có xu hướng giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế cá thể và tăng tỷ trọng của thành phần kinh tế tư nhân, điều này được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Đồng Nai (đơn vị tính:%)

Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2010

Nhà nước Ngoài nhà nước

- Tập thể - Tư nhân - Cá thể

KV có vốn ĐTNN

30,39 40,88 0,55 7,63 32,70 28,73

18,93 38,13 0,61 16,08 21,44 42,94 Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2001, 2011 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Tuy nhiên khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất (42,94% so với tổng GDP). Điều này thể hiện cơ hội cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, chiếm đến 85,16% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Lũy kế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai từ năm 1989 đến năm 2010 phân theo ngành kinh tế

Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Vốn thực hiện

Tổng số Trong đó vốn pháp định Triệu USD Tỷ trọng (%)

Tổng số 1059 18.772,2 11.425,95 9510 100,00

KV1 22 115,78 24,74 17,21 0,18

KV2 961 1.656,62 9.515,92 8.098,39 85,16

KV3 76 16.999,8 1.885,29 1.394,40 14,66

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn [8]

Như vậy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tạo tiền đề để tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành địa phương có cơ cấu kinh tế hợp lí, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)