Nhóm các yếu tố bên ngoài lãnh thổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 69 - 72)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai

2.1.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài lãnh thổ

2.1.2.1. Chủ trương đường lối phát triển kinh tế của nhà nước

Chủ trương đường lối phát triển kinh tế quy định trực tiếp đến các chính sách phát triển kinh tế của lãnh thổ nghiên cứu.

Với những chính sách trên của nhà nước đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói chung và việc hình thành, phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh nói riêng.

2.1.2.2. Thị trường

a) Thị trường bên ngoài

Năm 2011 dân số nước ta đạt 87,84 triệu người, trong đó phải kể tới 8,2 triệu dân của TP.HCM cùng với thị trường nước ngoài là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm

được sản xuất tại tỉnh Đồng Nai. Do đó nghiên cứu thị trường trong nước để có chính sách phát triển kinh tế phù hợp là rất quan trọng đối với Đồng Nai.

Tỉnh Đồng Nai nằm giữa và liền kề với 2 cực tăng trưởng của vùng KTTĐPN đó là TP.HCM và TP. Vũng Tàu, đang phát triển nhanh, có nhu cầu mở rộng không gian kinh tế và giao lưu thương mại với các tỉnh và vùng lân cận. TP.HCM hướng phát triển các KCN và mở rộng đô thị về phía Đông nằm ven sông Sài Gòn, đồng thời đang tiến hành dịch chuyển cảng biển ra khỏi nội đô. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

nhu cầu phát triển, mở rộng giao lưu lên phía Tây bắc, hướng về phía quốc lộ 1A.

Qua đó mở ra cơ hội cho Đồng Nai hợp tác, liên kết với các tỉnh và thành phố trong vùng, đáp ứng quy hoạch lãnh thổ kinh tế theo cả phương diện ngành và lãnh thổ hợp lý hơn.

- Thị trường châu Á và thế giới

Việt Nam coi châu Á là thị trường quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó trọng tâm là thị trường của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Đối với tỉnh Đồng Nai, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng lớn cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: nông sản, gốm thủ công mĩ nghệ, may mặc và điện tử. Các loại hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, phân bón, hóa chất công nghiệp, thuốc y tế, phụ liệu hàng may mặc, máy tính và linh kiện, phụ liệu giầy dép, phụ tùng thiết bị máy móc.

2.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

Vốn đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh Đồng Nai gồm cả vốn đầu tư ở các địa phương khác trong cả nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn đầu tư. Do đó khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển của tỉnh chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố nội lực (cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nhân lực, phát huy điều kiện thuận lợi về vị trí, đất…) và những tác động từ bên ngoài (cơ chế chính sách trong nước, tình hình kinh tế - chính trị thế giới…).

Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp chế biến và mở rộng sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (vì lĩnh vực này chiếm 66,7% tổng số vốn FDI vào Đồng Nai). Thu hút đầu tư

FDI chủ yếu ở các khu công nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Đây là sở trường của các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia đang chiếm ưu thế về thị phần đầu tư ở tỉnh Đồng Nai.

2.1.2.4. Hoạt động kinh tế - chính trị của khu vực và quốc tế

Văn kiện Đại hội đại biểu ĐCSVN lần thứ XI đã chỉ rõ: Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn.

Những xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng, cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.

ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định, nhất là việc tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Sau khủng hoảng tài chính và suy toái kinh tế năm 2008, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi, mở ra thị trường rộng lớn, nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh lại thể chế tài chính sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã từng bước phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn,

bất ổn. Việc điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta trong đó có Đồng Nai.

Tóm lại, các yếu tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ như: trang trại, vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm; khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị, hành lang kinh tế và các tiểu vùng kinh tế của địa phương nghiên cứu. Các yếu tố kinh tế xã hội như: Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và chất lượng lao động từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng –kĩ thuật không ngừng được nâng cấp cùng với sự điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế của tỉnh cho phù hợp với từng thời kì (trên cơ sở những chính sách chung của cả nước), đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)