Thực trạng các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 75 - 84)

2.2. Thực trạng phat triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai

2.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế

2.2.2.1. Nông, lâm, thủy sản

Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đạt 7068 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) chiếm 18,58% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [8]. Trong thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng- vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho nông dân. Giai đoạn 2000 - 2010 đã nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ của khoa học công nghệ nên năng suất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh đều tăng.

Mặt khác, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp đã đảm nhận 90% khâu làm đất; sơ chế nông sản đạt 80%, hệ thống công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư phục vụ tưới tiêu cho cây trồng. Việc tăng nhanh hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp như: trang trại đã thu hút được nhiều hộ nông dân tham gia. Cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nên đời sống của nông dân ngày càng ổn định và được cải thiện.

Bảng 2.4: Tổng sản phẩm và cơ cấu từng ngành nông nghiệp qua 3 năm ở tỉnh Đồng Nai (giá hiện hành)

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Các ngành

KV1 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

3.024.979 100 4.623.496 100 6.526.175 100

Nông nghiệp 2.897.734 95,79 4.433.334 95,89 6.291.231 96,40 Lâm nghiệp 41.154 1,36 30.205 0,65 62.009 0,95

Thủy sản 86.091 2,85 159.957 3,46 172.935 2,65

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2003, 2008, 2010

Căn cứ vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho ta thấy: giai đoạn 2000 - 2010 giá trị GDP của KV1 tăng nhanh (từ 3.024.979 triệu đồng tăng lên 6.526.175 triệu đồng), mặc dù cơ cấu GDP có xu hướng giảm từ 22,2% xuống còn 8,6%. Trong đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao (chiếm 96,4% giá trị sản xuất của KV1). Để có được thành quả này là do ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã và đang được đầu tư đúng hướng, chọn cây trồng và vật nuôi chủ lực có lợi thế để tập trung đầu tư phát triển.

+ Nông nghiệp:

Từ bảng 2.5 cho thấy: giai đoạn 2000 - 2010 cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi và giảm tỷ trọng giá trị trồng trọt. Tuy nhiên, dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp và có xu hướng giảm là không bình thường.

Bảng2.5: Cơ cấu và giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2010 (giá thực tế)

năm 2000 năm 2005 Năm 2010

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSXNN 4653489 100,00 9048266 100 21.498.314 100

Trong trọt 3047554 65,49 5928042 65,52 12.141.952 56,48

Trong đó

Cây HN 1433920 30,81 2194294 24,25 5.087.936 23,67 Cây lương thực 873223 18,76 1361313 15,05 2.991.890 13,92 Cây có chất bột 110079 2,37 229161 2,53 390.094 1,81

Rau đậu 232289 4,99 323277 3,57 1.200.096 5,58

Cây CNHN 198235 4,26 243458 2,69 449.604 2,09

Cây khac 20094 0,43 37085 0,41 56.252 0,26

Cây LN 1601004 34,40 3.716.463 41,07 7014.456 32,63 Cây CNLN 1064382 22,87 2.510.008 27,74 3.751.931 17,45 Cây ăn quả 460778 9,90 1.203.381 13,30 3.246.361 15,10

cây LN khác 6720 0,14 3.074 0,03 16.164 0,08

Sản phẩm phụ

TT 12630 0,27 17.285 0,19 39.560 0,18

Chăn nuôi 1375680 29,56 2.835.409 31,34 8.739.200 40,65 Trong

đó

Gia súc 908245 19,52 2.505.243 27,69 5.952.364 27.69

Gia cầm 262867 5,65 189.149 2,09 2.179.972 10.14

SP chăn nuôi

khác 204568 4,40 47.680 0,53 124.564 0.58

Dịch vụ nông nghiệp 230255 4,95 284.815 3,15 617.162 2,87 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2003, 2008, 2010 Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, mặc dù có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi (năm 2010 đạt 40,65% so với 29,56% năm 2000), nhưng trồng trọt vẫn chiếm 56,48% GTSXNN. Đối với trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực và cây ăn quả chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Năm 2010 ba nhóm cây này chiếm gần 50% GTSXNN và là những cây trồng chính của địa phương.

Những năm gần đây tỉnh Đồng Nai đã có các chính sách khuyến khích phát triển một số vùng chuyên canh cây lâu năm, vốn là cây trồng thế mạnh của địa phương, phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển các vùng chuyên canh góp phần hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các cơ sở chế biến công nghiệp, bước đầu hình thành một số vùng nguyên liệu như: cao su, điều, cà phê…

Đối với chăn nuôi: phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả.

Năm 2010 tỷ trọng GTXS chăn nuôi chiếm 40,65% GTSXNN (năm 2000 tỷ trọng GTSX chăn nuôi chỉ chiếm 29,56%), điều này chứng tỏ vị trí của ngành chăn nuôi đang từng bước được khẳng định, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

+ Lâm nghiệp: Hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đang từng bước chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng. Năm 2010 tổng diện tích rừng của tỉnh đạt 181.569,32 ha, chiếm 38,76% diện tích đất nông nghiệp [8]. Rừng phân bố chủ yếu ở các huyện Vĩnh Cửu (71.442,15 ha), Tân Phú (45.927,02 ha), Định Quán (35.624,46 ha). Trong đó:

- Đất rừng sản xuất: diện tích 43.918,95 ha, chiếm 24,19% đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp La Ngà.

- Đất rừng phòng hộ: diện tích 36.393,48 ha, chiếm 20,04% đất lâm nghiệp, được giao cho: Lâm trường 600, Ban Quản lý rừng phòng hộ 600, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban Quản lý rừng phòng hộ H. Long Thành, H. Xuân Lộc, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp La Ngà quản lí.

- Đất rừng đặc dụng: diện tích 101.256,89 ha, chiếm 55,77% diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng đặc dụng được phân bố ở 04 huyện: Vĩnh Cửu (62.212,57 ha), Tân Phú (39.033,19 ha), Trảng Bom (9,76 ha) và Định Quán (1,37 ha). Trong đó, phần lớn diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu và vườn quốc gia Cát Tiên quản lý. Riêng phần rừng đặc dụng ở H.Trảng Bom do trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh quản lý phục vụ vào mục đích nghiên cứu.

- Thủy sản: Năm 2010 nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản chỉ chiếm trên 2% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong đó hơn 90% giá trị sản xuất là nuôi trồng (chủ yếu là nuôi cá bè và nuôi tôm). Nuôi trồng thủy sản những năm gần đây cho hiệu quả kinh tế khá cao nên giá trị sản lượng tăng nhanh từ 200,6 tỉ đồng năm 2000 lên 1131,6 tỉ đồng năm 2010. Diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh từ 28.644 ha năm 2000 lên 33.215 ha năm 2010, trong đó chủ yếu được nuôi ở các thủy vực là hồ nước ngọt (chiếm 94,7% diện tích nước mặt).

2.2.2.2. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh: năm 2006 là 51.905 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 102.513 tỷ đồng [8] (tính theo giá cố định năm 1994) chiếm 19,79%

giá trị sản xuất công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 12,86% so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 2010 là 17,70% cao hơn tốc độ tăng của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (theo biểu đồ 2.2 và phụ bảng 2.1).

100 105 110 115 120 125

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Phần trăn (%)

Năm

Cả nước Vùng KTTĐFN Đồng Nai

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng GTXS công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và cả nước 5 năm (2005 – 2010) Trong cơ cấu thành phần kinh tế năm 2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 78,69% GTSXCN), còn kinh tế nhà nước chỉ chiếm 7,81% GTXSCN. Điều này cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế trong sản xuất công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây.

Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP. Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom, bốn địa phương này chiếm 94,27% GTSXCN toàn tỉnh (trong đó riêng TP. Biên Hòa chiếm 59,5%). Sở dĩ 4 địa phương này có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp hoạt động.

2.2.2.3. Dịch vụ

Ngành dịch vụ tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự tăng trưởng GDP chung cả tỉnh. 5 năm qua (2006 – 2010) tốc độ tăng bình quân GDP đạt 15,14%/năm. Tổng GDP khu vực dịch vụ năm 2010 đạt 25.958.446 triệu

đồng (theo giá hiện hành). Các lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế gồm: thương mại, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, y tế, văn hóa thể thao. Cơ cấu GDP ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch đúng định hướng. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 28,03% năm 2005 lên 34,2% năm 2010 [8]. Các ngành dịch vụ chất lượng cao như y tế, tài chính, phân phối, đang từng bước được định hình. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đang góp phần nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ.

Nhiều công trình giao thông đã và đang được đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế của tỉnh. Kết quả phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu sau:

+ Hoạt động nội thương: Tốc độ tăng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 5 năm (2006 – 2010) đạt 26,95%/năm, trong đó thương mại hàng hóa chiếm ưu thế. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển mạnh theo hướng hình thành các chợ truyền thống, trung tâm tương mại, siêu thị. Đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng 40 chợ với kinh phí trên 500 tỷ đồng, xây dựng, hoàn thành và đưa vào hoạt động hệ thống siêu thị: Coop-Mart Biên Hòa, Vinatex Biên Hòa I, Vinatex Biên Hòa II, Metro Biên Hòa... Góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng văn minh hiện đại.

+Hoạt động xuất nhập khẩu: Đối với xuất khẩu: giai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,4%/năm. Trong giai đoạn này hoạt động xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai chủ yếu tập trung khai thác thị trường truyền thống như:

Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc..., đồng thời mở rộng thị trường lớn như:

Mỹ, Nhật, EU... Thị trường xuất khẩu được mở rộng trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2009). Các doanh nghiệp địa phương chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm mỹ nghệ, may mặc, linh kiện điện tử.

Về nhập khẩu: Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt 14,9%/năm. Tính chung, tỷ lệ nhập siêu trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 18,2%. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng do các doanh nghiệp FDI nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị cho sản xuất, hóa chất công nghiệp, còn các doanh nghiệp địa phương nhập khẩu chủ yếu là phân bón, thuốc y tế,

nguyên phụ liệu thuốc lá, nguyên phụ liệu - máy móc thiết bị cho sản xuất và hóa chất công nghiệp.

+ Hoạt động du lịch: Giai đoạn 2006 - 2010, du lịch Đồng Nai đã có bước phát triển tương đối nhanh. Số lượt khách và doanh thu hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong, ngoài tỉnh. Đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định thu nhập cho người dân địa phương.

Bảng 2.6: Qui mô và cơ cấu khách du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2006 và 2010

Khách du lịch 2006 2010

Số khách Cơ cấu % Số khách Cơ cấu %

Tổng Khách đến 860226 100 1373350 100

Trong đó Khách Trong nước 843121 98,01 1339075 97,50

Khách quốc tế 17105 1,99 34275 2,50

Nguồn: Tác giả xử lý từ nguồn [8],[11],[12]

Năm 2010, khách du lịch đến Đồng Nai chủ yếu là khách nội địa, chiếm 97,5%

tổng số lượt khách. Mặc dù khách nội địa có giảm từ 98,01% năm 2006 xuống 97,5%

năm 2010, nhưng trong cơ cấu khách như vậy vẫn còn quá cao.

Bảng 2.7: Số ngày lưu trú trung bình 1 lượt khách ở tỉnh Đồng Nai qua 2 năm 2006 và 2010

Số Khách du lịch (lượt người)

Thời gian lưu trú (ngày )

Số ngày lưu trú trung bình 1 lượt khách (ngày/lượt khách)

2006 2010 2006 2010 2006 2010

Khách nội địa 843121 1339075 395613 1103845 0.47 0.82

Khách QT 17105 34275 47897 52550 2.80 1.53

Nguồn: Tác giả xử lý từ nguồn [8]

Từ bảng 2.7 cho thấy số ngày khách lưu trú trung bình 1 lượt khách còn rất thấp. Năm 2010 số ngày lưu trú trung bình 1 lượt khách nội địa của tỉnh là 0,84, nghĩa là trung bình 1 lượt khách du lịch đến Đồng Nai chưa tới 1 ngày đêm. Khách quốc tế đạt trung bình là 1,53 ngày/lượt khách, nhưng vẫn là con số thấp. Hơn nữa so với năm 2006 độ dài của ngày khách quốc tế giảm, điều này cho thấy nhiều điểm du lịch của tỉnh Đồng Nai đã hoạt động không hiệu quả khi mà khả năng giữ chân khách du lịch quốc tế có xu thế giảm. Khi không lưu giữ được khách du lịch ở lại với Đồng

Nai thì sẽ dẫn đến chi tiêu bình quân của 1 lượt khách cũng sẽ thấp và gần như không tăng (nếu tính yếu tố trượt giá).

Bảng 2.8: Bình quân chi tiêu của khách du lịch ở tỉnh Đồng Nai 2 năm (2006 và 2010) BQ chi tiêu 1 lượt khách

(triệu đồng)

BQ chi tiêu 1 ngày khách (triệu đồng)

2006 2010 2006 2010

Khách nội địa 0,302 0,435 0,259 0,359

Khách quốc tế 0,921 1,315 0,305 0,387

Nguồn: Tác giả xử lý từ nguồn [8]

Khi vắng khách du lịch và độ dài ngày khách du lịch thấp, sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là hệ số sử dụng phòng và doanh thu của các cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng sẽ thấp.

Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Nai qua 2 năm 2006 – 2010 (tính theo giá thực tế)

Loại hình

Năm 2006 Năm 2010

Doanh thu

Cơ cấu (%)

Doanh thu

Cơ cấu (%)

(Triệu đồng) (Triệu đồng)

Cơ sở lữ hành 8068 0,68 27386 0,65

Các cơ sở lưu trú 74161 6,23 135258 3,17

Nhà hàng 1108452 93,09 4097469 96,18

Tổng số 1190681 100 4260113 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí từ nguồn [8], [11], [12]

Từ bảng 2.9 trên, ta thấy doanh thu của khách du lịch tỉnh Đồng Nai chủ yếu là nguồn thu từ ăn uống (chiếm tới trên 96% tổng doanh thu của ngành), trong khi đó doanh thu từ các cơ sở lưu trú và các cơ sở lữ hành chưa tới 4%. Điều này cho thấy khả năng giữ khách lưu trú của tỉnh Đồng Nai còn rất hạn chế. Khách đến đây chủ yếu đi tham quan trong ngày, nên nguồn doanh thu từ các dịch vụ phục vụ còn rất thấp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố rất quan trọng của hoạt động du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú và hệ thống các dịch vụ đi kèm. Trong đó có thể kể đến các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, tham quan giải trí.

Năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 537 cơ sở lưu trú du lịch (55 khách sạn và 482 nhà nghỉ), trong đó các khách sạn được xếp hạng từ hạng 4 sao đến hạng đạt tiêu chuẩn (khách sạn 4 sao: 1; khách sạn 3 sao: 1; khách sạn 2 sao: 3; khách sạn 1 sao: 3;

còn lạo là đạt tiêu chuẩn). Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở TP. Biên Hòa (chiếm xấp xỉ 2/3 số cơ sở lưu trú của tỉnh. Tổng số phòng nghỉ là 6200 phòng, có 8418 giường, đảm bảo phục vụ khoảng 16.000 người/ngày.

Năm 2010 có 91 cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch, trong đó TP. Biên Hòa có 57 cơ sở, Long Thành có 11, Nhơn Trạch có 9, Long Khánh có 8, Trảng Bom có 3, Xuân Lộc có 2 và Định Quán có 1 cơ sở.

Bảng 2.10: Số lượng và doanh thu của các nhà hàng chia theo thành phần kinh tế ở tỉnh Đồng Nai năm 2010

Số cơ sở có đến cuối năm

(cơ Sở)

Số lao động có đến cuối năm

(Người)

Doanh thu (Tr. đồng)

Tổng số 17.174 42.561 4.097.469

1.KT nhà nước 13 633 117.394 2.KT ngoài

NN

Kinh tế tập thể 1 48 10.493 Kinh tế cá thể 17.043 39.952 3.555.047 Kinh tế tư nhân 116 1.884 401.689 3. Kinh tế có vốn ĐTNN 1 44 12.846

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo số 332/CTK-TM năm 2011 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai gồm có doanh thu từ các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và ăn uống. Trong đó doanh thu từ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh (phụ bảng 2.27).

Tuy nhiên, trên thực tế chúng tôi chỉ thống kê được các hoạt động của nhà hàng phục vụ cho nhu cầu ăn uống của cả dân địa phương và khách du lịch mà không bóc tách ra được doanh thu ăn uống của khách du lịch. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác liên quan có thể đáp ứng nhu cầu của du khách với số lượng vẫn còn rất khiêm tốn, nhất là ở các địa bàn ở xa khu đô thị như: cắt tóc, massage, karaoke, internet.

Nhìn chung, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn thấp, tập trung chủ yếu ở TP.

Biên Hòa, tại nhiều điểm du lịch của tỉnh hoạt động dịch vụ còn hạn chế, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách.

Sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Bên cạnh các điểm du lịch đang hoạt động, khai thác (vườn quốc gia Cát Tiên, Bò Cạp Vàng, thác Giang Điền, thác Mai - Hồ nước nóng), còn có một số loại hình du lịch gắn với các giá trị văn hóa đang được nghiên cứu như: du lịch sông, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái vườn... Nhìn chung hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhỏ bé, các điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác hoặc đã khai thác nhưng kết quả còn khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)