2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
2.3.2. Một số hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ ở tỉnh Đồng Nai
2.3.2.1. Đô thị
Năm 2010 dân số đô thị của tỉnh Đồng Nai là 858.894 người chiếm 33,43% dân số toàn tỉnh, tăng khoảng gần 3% so với năm 2001. Nhìn chung, tỷ lệ dân thành thị của tỉnh Đồng Nai còn thấp, qua đó phản ánh quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm.
Bảng 2.22: Các đô thị của tỉnh Đồng Nai năm 2010
Tên đô thị Dân số năm 2010 (người)
dân thành thị (người)
Tỷ lệ dân thành thị (%)
Diện tích đất ở đô thị (ha) TT.Gia
Ray(XL) 212.153 13.103 6,18 79,37
TT.Định
Quán (ĐQ) 197.489 20.356 10,31 128,15
TT.Vĩnh An
(VC) 130.167 23.740 18,24 162,62
Thị trấn
Long Thành 197.792 28.318 14,32 133,58
Thị xã
Long Khánh 132.849 52.219 39,31 255,11
Thị trấn
Tân Phú 158.529 21.935 13,84 99,42
Thị trấn
Trảng Bom 257.980 20.540 7,96 157,92
TP. Biên
Hòa 820.128 678.683 82,75 2.944,17
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thuyết minh thống kê kết quả đất năm 2010 của tỉnh Đồng Nai và [8]
Căn cứ vào bảng 2.22 cho thấy: ngoại trừ thành phố Biên Hòa là đô thị mang chức năng trung tâm công nghiệp có tỷ lệ dân thành thị cao, các đô thị còn lại là các huyện lị có chức năng trung tâm hành chính của địa phương, nên tỷ lệ dân thành thị của tỉnh Đồng Nai còn thấp (năm 2010 tỷ lệ dân thành thị của tỉnh đạt 33,43%).
2.3.2.2. Hành lang kinh tế quốc lộ 51
Hành lang kinh tế quốc lộ 51 là 1 trong những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tiêu biểu theo không gian ở tỉnh Đồng Nai. Hành lang kinh tế quốc lộ 51 được hình thành trên cơ sở quốc lộ 51 kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một trong những tuyến đường bộ huyết mạch của không chỉ Đồng Nai mà cho cả vùng Đông Nam Bộ.
Quốc lộ 51 có tổng chiều dài 86km, đoạn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai dài 38km, đi qua TP. Biên Hòa và huyện Long Thành. Hành lang kinh tế quốc lộ 51 đảm nhiệm vai trò kết nối đô thị du lịch, đô thị cảng biển (TP. Vũng Tàu) với đô thị công nghiệp (TP.Biên Hòa) và đô thị trung tâm kinh tế, nhất là dịch vụ (TP. Hồ Chí Minh).
Trên thực tế, ranh giới của hành lang kinh tế 51 của tỉnh Đồng Nai chỉ mang tính ước lệ, phạm vi ảnh hưởng của tuyến hành lang này phụ thuộc vào việc sử dụng
tuyến giao thông này cho mục đích của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế của địa phương. Hầu hết các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đều gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, do vậy hàng hóa được tập kết đến các cảng chính như: Phú Mỹ, Gò Dầu A, Gò Dầu B, Cái Mép, phải sử dụng phương tiện giao thông đường bộ trên quốc lộ 51, khiến lưu lượng xe lưu thông trong khoảng 5 năm trở lại đây tăng đột biến, vượt quá khả năng thông xe của Quốc lộ 51. Năm 2011 có khoảng 40.000 xe lưu thông/ngày, khối lượng vận chuyển trên tuyến đạt 40 - 50 triệu tấn vào năm 2011.
Mặt khác, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập kết khách du lịch của vùng Đông Nam Bộ thì việc gắn kết nhằm khai thông tuyến du lịch nội vùng, giữa trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh với trung tâm du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu cũng dựa vào hệ thống giao thông đường bộ trên quốc lộ 51. Do đó hành lang kinh tế quốc lộ 51 đã đóng vai trò quan trọng tạo cho một bộ phận dân cư dọc tuyến hành lang có thể tiếp cận thị trường theo hướng phát triển các ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, thực trạng cải tạo và nâng cấp quốc lộ 51 giai đoạn 2 gần hoàn thành những vẫn quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu đã làm giảm khả năng khai thác lãnh thổ kinh tế của các địa phương, đặc biệt phải kể tới đoạn ngã ba Vũng Tàu (giao giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 51) luôn ách tắc giao thông.
Hành lang kinh tế quốc lộ 51 giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là trục kinh tế phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thành tam giác kinh tế TP. Hồ chí Minh – Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.3.2.3. Tiểu vùng kinh tế của tỉnh
Căn cứ vào sự tương đồng của các điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội và thực trạng phát triển của các ngành kinh tế ở các huyện (TX,TP); vận dụng một số lí thuyết phát triển không gian trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ cấp tỉnh như đã phân tích trong hướng tiếp cận, tác giả mạnh dạn phân chia lãnh thổ tỉnh Đồng Nai thành 3 tiểu vùng kinh tế. Mỗi tiểu vùng có những lợi thế cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ phổ biến và vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Bảng 2.23: Tỷ lệ dân thành thị của các tiểu vùng kinh tế tỉnh Đồng Nai năm 2010 Tiểu vùng Kinh tế Dân số (người) Dân đô thị (người) Tỷ lệ dân thành thị (%)
Tiểu vùng Đông Nam 639183 65322 10.22
Tiểu vùng phía Bắc 486185 66031 13.58
Tiểu vùng Tây Nam 1444074 727541 50.38
Toàn tỉnh 2569442 858894 33.43
Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn [8]
+ Tiểu vùng Tây Nam củ tỉnh: Bao gồm TP. Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch, chiếm 24,18% diện tích và 56,2% dân số toàn tỉnh. Giá trị sản xuất của tiểu vùng chiếm tỷ trọng rất cao (năm 2010 chiếm 93,9% so với toàn tỉnh) và trên 57% lao động trực tiếp sản xuất tạo ra của cải vật chất cho toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa cao nhất (năm 2010 tỷ lệ dân thành thị của tiểu vùng đạt 50%). Trong đó thành phố Biên Hòa là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh, đây là 1 trong 4 đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP. Biên Hòa có vị trí địa lí thuận lợi, có hệ thống cơ sở hạ tầng gắn kết với TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.
Bảng 2.24: Tỷ lệ giá trị sản xuất vật chất và lao động của các tiểu vùng kinh tế tỉnh Đồng Nai năm 2010
Tiểu vùng KT
của tỉnh GTSX vật chất (giá hiện hành, triệu đồng)
Tỷ trọng GTSXVC so với Toàn tỉnh %
Lao động trực tiếpTham gia sản xuất vật chất (người)
Tỷ trọng lao động so với toàn tỉnh %
Phía Bắc 10.648.929 2,94 176.318 19,24
Đông Nam 11.490.776 3,17 211.131 23,04
Tây Nam 340.590.601 93,90 528.871 57,72
Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn [8]
Thành phố Biên Hòa hiện có các trung tâm thương mại, đảm bảo cho hoạt động giao thương thuận lợi, đó là hệ thống chợ truyền thống và siêu thị như: siêu thị Metro Biên Hòa; siêu thị Coop.mart Biên Hòa; siêu thị Vinatex mart Biên Hòa 1; siêu thị BigC Đồng Na … , ở tiểu vùng còn có 2 đô thị loại V là thị trấn Long Thành (huyện Long Thành) và thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom).
Riêng huyện Nhơn Trạch, do vị trí địa lí thuận lợi và có nhiều kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được triển khai nhằm gắn kết giữa Đồng Nai với TP. Hồ Chí Minh, nên thành phố mới Nhơn Trạch được quy hoạch là đô thị loại 2 đến năm 2020. Hiện tại huyện Nhơn Trạch đã lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 cho các khu trung tâm huyện 347 ha và hàng trăm dự án phát triển đô thị gắn với các nhà đầu tư cụ thể đã được lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.
Tiểu vùng phía Tây Nam của tỉnh là là trung tâm công nghiệp của tỉnh, với 15/19 khu công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu dọc quốc lộ 1A và ven quốc lộ 51, với sự hỗ trợ của hệ thống cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu, cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Phú Mỹ.
+ Tiểu vùng phía Đông Nam của tỉnh gồm: Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Thống Nhất, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Năm 2010 chiếm 46,93% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tiểu vùng phía Đông Nam của tỉnh hội tụ khá đủ các điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi chủ lực của tỉnh, điển hình là các vùng chuyên canh cây dài ngày như cà phê (năm 2010 chiếm 48,62% giá trị sản xuất cà phê của tỉnh); vùng chuyên canh cao su (chiếm 56,17% GTSX cao su của tỉnh); vùng chuyên canh điều chiếm 48,50% GTSX điều của tỉnh) và vùng chuyên canh hồ tiêu (chiếm 60,86% GTSX hồ tiêu của tỉnh); vùng chuyên canh chôm chôm (chiếm 88,02% GTSX chôm chôm toàn tỉnh) và vùng chuyên canh sầu riêng (chiếm 79,55%
GTSX sầu riêng của tỉnh).
Đối với ngành chăn nuôi, tiểu vùng Đông Nam của tỉnh chiếm 46,62% GTSX ngành chăn nuôi của tỉnh, trong đó lợn chiếm trên 50% GTSX đàn lợn và gần 70%
GTSX bò thịt của tỉnh. Đây cũng đồng thời là những cây trồng và vật nuôi chủ lực của tỉnh được xác định trong giai đoạn hiện nay.
+ Tiểu vùng phía Bắc của tỉnh gồm huyện Định Quán, Tân Phú và Vĩnh Cửu.
Đây được coi là tiểu vùng có thế mạnh phát triển lâm nghiệp của tỉnh Đồng Nai, chiếm 84,26% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh (phụ bảng 2.28). Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 27.965,83 ha chiếm 63,67% diện tích đất rừng sản xuất toàn tỉnh, chủ yếu do Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp La Ngà (huyện Định Quán) quản lí và phần đất lâm nghiệp còn lại do các hộ gia đình của 02 huyện (Tân Phú và Vĩnh Cửu) quản lý, khai thác.
- Đất rừng phòng hộ: 23.782,66 ha, chiếm 65,35% diện tích rừng phong hộ toàn tỉnh, Tổ chức được giao quản lý gồm: Lâm trường 600, Ban Quản lý rừng phòng hộ 600, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp La Ngà…
- Đất rừng đặc dụng: diện tích 101.247,1 ha, chiếm 99% diện tích rừng đặc dụng toàn tỉnh. Trong đó, phần lớn diện tích thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên & di tích Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý.
Tiểu kết chương 2
Đồng Nai có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi kết nối giữa 3 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế. Có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam cùng nhiều tuyến đường liên tỉnh và hệ thống cảng: Long Bình Tân, Gò Dầu, … Gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như giao thương với cả nước và quốc tế, thuận lợi cho phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành và không gian.
Trên thực tế, sự phân hóa về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đồng Nai thể hiện khá rõ ở 3 tiểu vùng kinh tế:
+ Tiểu vùng phía Tây Bắc của tỉnh: đây là tiểu vùng có lợi thế về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, tập trung gần 60% lao động trực tiệp tham gia vào ngành sản xuất vật chất, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ. Các hình thức TCLTKT tiêu biểu của tiểu vùng là: trang trại chăn nuôi tập trung ở huyện Trảng Bom, trung tâm công nghiệp Biên Hòa, các khu công nghiệp bám dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 51, cụm công nghiệp, hành lang kinh tế quốc lộ 51, đô thị hạt nhân là trung tâm kinh tế của tỉnh và các đô thị vệ tinh.
+ Tiểu vùng phía Đông Nam của tỉnh: có lợi thế về tài nguyên đất, nước và nguồn nhân lực, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, cà phê, hồ tiêu); vùng chuyên canh cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm, xoài) và các trang trại chăn nuôi lợn, gà theo phương thức nuôi công nghiệp.
+ Tiểu vùng phía Bắc của tỉnh: có thế mạnh phát triển lâm nông nghiệp và thủy sản nước ngọt. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tiêu biểu của tiểu vùng là trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, trang trại tổng hợp. Ngoài ra còn có một vài khu và cụm công nghiệp gắn với các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai, tuy có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT theo ngành và theo không gian, nhưng trên thực tế có một số
hình thức TCLTKT như: khu công nghiệp, trang trại nông nghiệp và vùng chuyên canh cây lâu năm, cùng với trung tâm công nghiệp Biên Hòa và hành lang kinh tế quốc lộ 51 gắn với hệ thống cảng sông là thực sự đã đi vào cuộc sống
Các hình thức TCLTKT của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát huy tác dụng thiết thực, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông thành thị và nông thôn… là những công trình hạ tầng kĩ thuật cần thiết tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển vào tỉnh Đồng Nai.
Mặc dù còn không ít những vấn đề tồn tại như: chênh lệch lãnh thổ giữa các tiểu vùng; ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí, sự phát triển ngành, đặc biệt là phát triển công nghiệp còn chưa hợp lí… Do vậy khi xem xét phương án phát triển các hình thức TCLTKT của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, cần xác định thế mạnh của từng huyện (TX, TP) sao cho phù hợp trên cơ sở gắn với sự phát triển và quy hoạch chung của cả tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực đối với từng hình thức TCLTKT của tỉnh.
Chương 3