1. Các nguyên tắc cơ bản của hai phía được xác lập trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ.
* Về phía Mỹ: Nguyên tắc cơ bản được Mỹ yêu cầu xác lập trong thể chế hóa quan hệ thương mại với Việt Nam; thể hiện ở những điểm sau: 1) Hàng hóa nhập khẩu của Mỹ vào Việt Nam phải được hưởng đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc; 2) Các công ty Mỹ được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử; 3) Việt Nam phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu lực thi hành của hệ thông luật pháp, chính sách ở tất cả các cấp chính quyền trung ương và địa phương ; và 4) Các công ty Mỹ được quyền khiếu kiện và giải quyết tranh chấp phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế.
Những nguyên tắc trên được cụ thể hóa trong từng lĩnh vức như:
-Về thương mại hàng hóa: Mỹ đề nghị Việt Nam: 1) Từng bước giảm, tiến tới xóa bổ hoàn toàn các hạn chế về định lượng đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ phù hợp với quy định của GATT/WTO; 2) Giảm thuế nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng mà Mỹ quan tâm; và 3) Áp dụng nguyên tắc xác định giá trị hải quan, chế độ phụ thu phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, chuyển tiền, các biện pháp vệ sinh dịch tễ và các hàng rào kỹ thuật khác đối với thương mại …phù hợp với nguyên tắc của GATT/WTO.
-Về quyền sở hữu trí tuệ: Mỹ mong Việt Nam bảo hộ và thi hành quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với những nguyên tắc của hiệp định về các khía cạnh cùa quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs).
-Về thương mại dịch vụ: Mỹ đề nghị Việt Nam mở cửa và dành đối sử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ trong một số ngành quan trọng như:
ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phân phối…theo những nguyên tắc của hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
-Về đầu tư: Việt Nam phải đảm bảo tính minh bạch, công khai của toàn bộ hệ thông pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài; mở cửa các lĩnh vực đầu tư ; áp dụng đối sử quốc gia và đối sử tối huệ quốc cho nhà đầu tư Mỹ, trừ một số ít ngoại lệ; xóa bỏ chế độ cấp giấy phép đầu tư nước ngoài và những hạn chế đối việc tuyển dụng nhân viên quản lý, kỹ thuật nước ngoài; áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của nhà nước khác (Công ước ICSID)…
Như vậy, những nguyên tắc mà Mỹ đặt ra trong phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và đàm phán Hiệp định thương mại song phương nói riêng đều rất cụ thể dựa trên nền tảng của WTO, nhưng đã mở rộng phạm vi ở một số quy định của tổ chức này, đặc biệt là những quy định về phát triển quan hệ đầu tư. Trên thực tế, các yêu cầu của Mỹ về vấn đề này tương tự như những tiêu chuẩn của Hiệp định song phương đầu tư hoàn chỉnh mà Mỹ đã ký với các nước, đồng thời đi quá xa so với hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIM). Ngoài ra, việc đưa vào Hiệp định thương mại các quy định về đầu tư, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ đã thể hiện rõ nét quan điểm của Mỹ trong việc giải quyết tổng thể vấn đề phát triển quan hệ kinh tế - thương mại toàn diện với Việt nam. Thông qua đó, Mỹ mong muốn đánh đổi lợi ích mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam bằng việc tiếp cận một cách đầy đủ và có hiệu quả nhất thị trường đầu tư, dịch vụ của nước ta.
* Về phía Việt Nam: Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam được xác lập trong quan hệ thương mại với Mỹ thể hiện nổi bật ở các điểm sau : 1) Tôn trọng đọc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; 2) Việc Mỹ dành cho Việc Nam quy chế đối xử tối huệ quốc không chỉ đem lợi ích cho Việt Nam, mà còn là lợi ích của Mỹ và các công ty Mỹ; 3)Việt Nam tôn trọng luật lệ và tập quán quốc tế, sẽ từng bước điều chỉnh, bổ sung các luật lệ, cơ chế của mình theo hướng phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam; 4) Việt Nam chấp nhận tuân thủ những quy định của GATT/WTO, sẽ thực hiện từng bước theo sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn rất thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; do đó Việt Nam có quyền được hưởng sự hỗ trợ của các nước phát triển, trong đó có Mỹ. Nội dung của hiệp định phải thể hiện và đáp ứng yếu cầu đó thì mới đảm bảo tính khả thi cao của nó; và 5) Hệ thống pháp luật của hai nước còn có nhiều khác biệt. Việt Nam mới chỉ ở giai doạn đầu của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, Việt Nam phải được đối xử như một nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi, cần có lộ trình thích hợp để thực hiện các cam kết theo Hiệp định này.
Với 5 nguyên tắc cơ bản trên, Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng với Mỹ trên cơ sở cần được đối xử bình đẳng, cùng có lợi, có tính đến trình độ phát triển kinh tế còn thấp và đang trong quá trình chuyển đổi của mình. Hơn nữa, những nguyên tắc này thể hiện rõ nét quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới