Phát triển mở rộng quan hệ thương mại Việt –Mỹ đã tạo ra nhiều

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 219 - 228)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

1. Phát triển mở rộng quan hệ thương mại Việt –Mỹ đã tạo ra nhiều

1.1.Phát trin quan h thương mi Vit –M to ra nhiu cơ hi cho các doanh nghip Vit Nam chiếm lĩnh và khai thác th trường M.

Ta biết rằng, Mỹ là một thị trường lớn hàng đầu thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm hơn khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu của Mỹ là 1.700 tỷ USD ; 2006 là 1.800 tỷ USD1. Do mức sống cao, hệ thống bán hàng thuận tiện, các dịch vụ liên quan như thanh toán, vận chuyển, thông tin quảng cáo, hậu mại … rất phát triển nên người Mỹ tiêu dùng rất nhiều. Khối cầu tiêu dùng Mỹ rất đa dạng do có nhiều người gốc các dân tộc khác nhau sinh sống, có tập quán và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Sự phân tầng xã hội ở Mỹ rất rõ rệt, trong đó có ba tầng lớp:

thượng lưu, trung lưu và người nghèo đều có số lượng đông, tạo nên nhiều loại nhu cầu với nhiều phẩm cấp sản phẩm. Thị trường Mỹ lại khá cởi mở, không quá kén chọn và thích những cái mới lạ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường này. Đặc biệt Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao trong nhập khẩu của toàn cầu về một số mặt hàng mà Việt nam

đang có lợi thế trong xuất khẩu. Ví dụ: Khi kết thúc thế kỷ XX, tỷ phần thị trường của Mỹ trên thị trường thế giới đối với các mặt hàng cụ thể như sau:

Về Giầy thể thao: Mỹ chiếm 18% thị phần nhập khẩu 4,6 tỷ USD của thế giới, trong khi đó Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ mới chiếm lĩnh được khoảng 44 triệu USD, khoảng 5% thị phần ( trong khi Trung Quốc xuất 568 triệu USD, chiếm thị phần 70% ).

Về các loại giầy dép: Mỹ chiếm 33% trong tổng nhập khẩu 41,5 tỷ USD của thế giới, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ chiếm không đáng kể (trong khi Trung Quốc xuất hơn 8 tỷ và chiếm 60% thị phần ở Mỹ).

Về Cà phê: Mỹ chiếm khoảng 25% trong tổng nhập khẩu 9,6 tỷ USD của thế giới, trong đó Việt Nam mới xuất sang Mỹ được 105 triệu USD, chiếm 4%

thị phần của Mỹ.

Về Tôm đông lạnh: Mỹ chiếm 33% trong tổng nhập khẩu hơn 8,2 tỷ USD của thế giới, Việt Nam mới xuất khẩu sang Mỹ 81 triệu USD, chiếm 3% thị phần của Mỹ.

Về áo khoác: Mỹ chiếm 30% trong tổng nhập khẩu 5,3 tỷ USD của thế giới, song Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Mỹ không đáng kể.

Về Quần áo nam, nữ: Mỹ chiếm từ 32% đến 34 % trong tổng nhập khẩu của thế giới (29 tỷ và 35,8 tỷ ), trong đó Việt Nam chiếm lĩnh thị phần này cũng không đáng kể trên thị trường Mỹ.

Về đồ trang phục khác: Mỹ chiếm 31% tỷ phần 59,8 tỷ USD của thế giới, nhưng Việt Nam chiếm lĩnh thị phần này không đáng kể ở thị trường Mỹ.

Về bàn ghế gỗ: Mỹ chiếm 29% thị trường 10 tỷ USD của thế giới trong khi đó Việt Nam mới chiếm lĩnh được 2 triệu USD tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác, như thùng nhựa, tấm bìa, hạt tiêu, cá phi lê, khăn trải gường, khăn mặt, đồ chơi, đồ gốm… Mỹ cũng chiếm từ 25 đến trên 40% nhập khẩu của thế giới, trong khi đó Việt Nam chưa chiếm lĩnh được bao nhiêu thị phần nhập khẩu đó của Mỹ từ thị trường thế giới. Sở dĩ như vậy là vì, hàng Việt Nam xuất sang Mỹ những năm trước đây còn bị mức thuế không tối huệ quốc rất cao, gấp từ 5 đến 15 lần thuế tối huệ quốc, nên các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác trên thị trường Mỹ.

Ngày nay, khi BTA được ký kệt có hiệu lực, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, có cùng một sân chơi với hàng trăm nước trên thị trường Mỹ, thì

năng lực chiếm lĩnh và khai thác thị trường Mỹ tăng cao, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh lớn cả về khối lượng, chủng loại. Từ năm 2001 xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng liên tục: 1,4 tỷ USD (2001); 8,7 tỷ USD (2005) ; 9,7 tỷ USD (2006), trên 10 tỷ USD ( 2007). Nhiều mặt hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị phần rất cao tại thị trường Mỹ như hàng dệt may, thủy sản, cà phê…

Trong điều kiện môi trường thương mại thế giới ngày một khó khăn hơn, việc tiếp tục mởi rộng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, ÚC cũng không dễ dàng do năng lực để chiếm lĩnh thị phần ở các thị trường đó về các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế là không lớn, thị trường Mỹ mở ra thực sự là cơ hội lớn và rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nước ta. Vì đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiện thị trường mở hiện nay thì xuất khẩu trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại và tương lai của họ, công ăn việc làm của hàng triệu người lao động cũng gắn với xuất khẩu.

1.2.Gia nhp WTO và trin khai thc thi BTA và TIFA đã góp phn hoàn thin môi trường đầu tư nhm thu hút FDI và FII t M vào phát trin kinh tế Vit Nam.

Ta biết rằng, WTO là tổ chức thương mại toàn cầu với trên 150 nước thành viên và chiếm 98% tổng giá trị thương mại thế giới, giữ vị trí quyết định trong xác lập và kiểm tra thực thi các nguyên tắc, nội dung và chủ đạo trong việc hình thành các định chế điều tiết quan hệ thương mại đầu tư quốc tế. Do đó, khi gia nhập WTO, chúng ta có quan hệ thương mại và đầu tư bình đẳng với hơn 150 quốc gia, trong đó có Mỹ, nhờ đó có điều kiện mở rộng thị trường và nâng cao vị thế của mình trên thị trường thế giới. Quan hệ thương mại trên nguyên tắc của WTO, chúng ta sẽ được hưởng những ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc, được ưu tiên giảm liên tục hàng rào thuế quan và phi quan thuế, được cạnh tranh công bằng với mọi quốc gia thành viên trên thị trường.

Điều này tự nó đã giúp ta hoàn thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là thống nhất được các khung pháp lý về thuế quan, về quyền hồi hương vốn, lợi nhuận, về bảo hộ sở hữu trí tuệ… theo các chuẩn mực của WTO, từ đó tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, giữa Việt Nam và Mỹ, ngoài các chuẩn mực của WTO quy định, còn được hưởng

khoản của BTA và TIFA cũng như các thỏa thuận chuyên ngành khác đã tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư từ Mỹ.

Trong thực tiễn, hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO và 7 năm thực thi BTA với cam kết xóa dần theo lộ trình những hạn chế trong một số ngành chế tạo, nước ta đã thu hút được nguồn vốn và công nghệ tiên tiến hơn từ các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt là từ TNCs Mỹ.

Đầu tư của Mỹ trong các ngành dịch vụ cũng sẽ tăng nhanh với cam kết mở cửa thị trường và dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư Mỹ trong lĩnh vực này.

Việc giảm giá, phí một số hàng hóa, dịch vụ, giảm thuế, tiến tới xóa bỏ dần hàng dào phi thuế quan, mở rồng quyền kinh doanh xuất , nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp…cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư Mỹ giảm chi phí đầu tư và tiếp cận một cách rộng rãi hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài Việt Nam.

Việc Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường cũng tạo sức hấp dẫn rất lớn thu hút các công ty Mỹ và các nước khác đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chiến tỷ trọng rất lớn trong năng lực sản xuất và xuất khẩu đối với nhiều sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ như:

hàng may mặc, giầy dép, hải sản, thực phẩm, đồ nội thất… Do đó, dòng FDI nói chung và đầu tư của Mỹ nói riêng vào các ngành này trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng. Ngay từ khi BTA có hiệu lực, tập đoàn Formosa của Đài Loan đã được cáp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 245 triệu USD để xây dựng một tổ hợp sản xuất sợi nhân tạo tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III, tỉnh Đồng Nai. Tập đoàn Nike của Mỹ (chiếm tới 12%- 14% năng lực sản xuất giầy của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đã đạt đến 500 triệu USD) cũng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Theo báo cáo của ủy ban thương mại quốc tế Mỹ thì có ba lý do Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ, đó là mức thuế quan thấp, môi trường đầu tư ngày càng tích cực và các tiêu chuẩn đang được cải thiện.

Theo báo của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoach và Đầu tư Việt Nam, tính đến giữa tháng 5 năm 2007, các công ty và tập đoàn của Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 325 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiến 4,4% tổng số dự án và 3,5 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Như vậy, nếu

tính cả đầu tư qua nước thứ ba thì Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 396 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, đứng thứ 6/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Dự kiến năm 2007, tổng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có thể đạt 8 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm trước 1. Và thực tế kết thúc năm 2007, đăng ký đầu tư Mỹ vào Việt Nam đã đạt trên 10 tỷ USD. Điều đó cho thấy rõ xu hướng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh hơn dự kiến. Bởi lẽ nó được thúc đẩy không chỉ Việt Nam gia nhập WTO, mà còn vì quan hệ thương mại, đầu tư Việt-Mỹ ngày càng được chuẩn hóa theo sự hoàn thiện của các hiệp định giữa hai bên đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho hai phía. Lần đầu tiên người ta đã thấy dòng đầu tư chảy ngược từ Việt Nam sang Mỹ, tuy số lượng rất nhỏ khoảng gần 2 triệu USD, song đến nay cho thấy môi trường đã thuận lợi hơn đối với cả hai phía.

1.3.Tăng cường quan h thương mi Vit – M giúp các doanh nghip Vit Nam tiếp cn công ngh ngun ca thế gii t M.

Ta biết rằng, trên lĩnh vực công nghệ, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về năng lực sáng tạo và triển khai công nghệ trên hầu hết các lĩnh vực, với trình độ tiến và khả năng ứng dụng cao. Mỹ lại tương đối cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ so với nhiều nước khác (thời hạn bảo hộ phát minh, sáng chế và sở hữu công nghiệp của Mỹ thường ngắn hơn nhiều nước công nghiệp khác).

Mỹ cũng có nhiều máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu sản phẩm trung gian có sức cạnh tranh mạnh về chất lượng và giá cả. Trong khi nhu cầu nhập khẩu của ta còn rất lớn, thị trường Mỹ được mở ra sẽ là nguồn cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam nhiều công nghệ nguồn và được chuyển giao qua con đường thương mại và đàu tư từ Mỹ. Tính đến cuối năm 2007, đã có hơn 1000 doanh nghiệp Mỹ đầu tư vốn và công nghệ tại Việt Nam. Trong nhiều dự án mà tập đoàn lớn, TNCs Mỹ đều hướng về xuất khẩu, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, vườn ươm công nghệ. Đặc biệt, các dự án về thông tin áp dụng trong đào tạo, hỗ trợ năng lực toàn diện 3G của tập đoàn Unisys có tác dụng không chỉ chuyển giao công nghệ đơn thuần, mà còn đào tạo nhân lực công nghệ lâu dài cho nước ta. Ta biết rằng Tập đoàn Chíp bán dẫn số một thế giới Intel đã nâng vốn đầu tư xây dựng và lắp ráp tại TP Hồ Chí Minh từ 65 triệu USD lên 1 tỷ USD, Tập đoàn dự liệu IDG cũng

công nghệ cao trong lĩnh vực thông tin. Ông J.Estrada (trợ lý Bộ trưởng thương mại Mỹ) cho rằng “Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu công nghệ phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á của Mỹ, là nơi hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao từ các doanh nghiệp Mỹ” 1. Trên thực tế, riêng công nghệ thông tin và truyền thông tốc độ tăng trưởng doanh số xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam vượt cả Trung Quốc và Ấn Độ trong nửa đầu năm 2007, đạt 20%. Nhập khẩu công nghệ thông tin từ Mỹ tăng trung bình 62%2. Trao đổi với phóng viên Việt Nam Net, ông Robetrt, (luật sư cao cấp của tập đoàn Cisco) cho rằng, mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông của hai nước là tương đồng. Điều cần thiết là làm thế nào đẩy nhanh quá trình hợp tác. Chúng ta đã có một sự khởi đầu tốt và chắc chắn, các bước tiếp theo sẽ còn được đẩy mạnh hơn. Gia nhập WTO với những cam kết quốc tế khiến Việt Nam sẽ đẩy nhanh quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, từ đó lại thu hút thêm nhiều FDI từ nước ngoài.

Ngoài công nghệ thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, dệt may, đồ gỗ gia dụng, da dầy…. xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đã được các đại lý và các nhà nhập khẩu Mỹ đầu tư công nghệ để cải thiện chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường Mỹ. Nhờ đó, trình độ công nghệ sản xuất và chế biến của doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh. Do đó, gia nhập WTO, thực thi BTA và TIFA đã mở ra triển vọng to lớn để Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn từ cửa mở của thị trường Mỹ, giúp thúc đẩy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế trí thức và

định hướng XHCN của nước ta.

1.4.Phát trin m rng quan h thương mi Vit –M to điu kin hoàn thin kinh tế th trường định hướng XHCN Vit Nam

Ta biết rằng, nền kinh tế, bất kể định hướng phát triển CNTB hay CNXH, trên cơ sở sử dụng cơ chế thị trường đều phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong vận hành do các quy luật thị trường quy định. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một nền kinh tế chưa có tiền lệ trong lịch sử, do đó nhiều cấu thành của nền kinh tế này chưa hình thành hoặc

1, 2 ICT. Việt –Mỹ : con đường hợp tác rông mở : Việt Namnet phát biểu trong cuộc đối thoại ICT Việt –Mỹ do Míc phối hợp với đại sứ quán Mỹ tổ chức tại HN 17-18/9/2007

hình thành đang ở trong giai đoạn sơ khai, như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ và cả thị trường sức lao động ( gọi tắt là thị trường lao động)…Những cơ chế vận hành và điều tiết các loại thị trường trên chưa được hình thành đầy đủ và hoàn thiện, nên hoạt động không có hiệu quả. Đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế, nhiều định chế và thể chế tài chính, thương mại quốc tế bản thân ta chưa thấu hiểu nên luôn vấp phải những rào cản, thậm trí những sai lầm khiến cho đất nước thiệt hại lớn về kinh tế như các vụ kiện về hàng không, về cá tra, cá basa…., thậm chí nhiều khái niệm như thị trường ngách, thị trường chính ngạch, tiểu ngạch còn chưa hiểu hết nội hàm và tác dụng của nó nên khi sử dụng chúng trong buôn bán quốc tế ta còn gặp không ít khó khăn. Do đó, tuy đã gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại toàn cầu này mà nền kinh tế của Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa được các nước công nhận là nền kinh tế thị trường, nên chưa được hưởng các quy chế đầy đủ của tổ chức này. Trong khi đó, Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển rất cao, ra đời sớm và có hàng trăm xây dựng, nên các cơ chế và thể chế thị trường phát triển đầy đủ và khá hoàn thiện.

Khi quan hệ với Mỹ, đặc biệt khi tham gia ký kết các hiệp định buôn bán đầu tư song phương và đa phương, chúng ta có điều kiện tham gia đàm phán, hiểu được những nguyên tắc có thể nhân nhượng hoặc không trong các thỏa thận quốc tế.

Ngoài ra, ta còn được Mỹ hỗ trợ cả về tài chính và tổ chức để tiến hành đàm phán và thực thi các hiệp định.

Hơn nữa khi gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hóa toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua đó, khuân khổ pháp lý của Việt Nam sẽ minh bạch hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế. Cam kết quốc tế về thương mại thưc chất là cam kết về phát triển thị trường nằm tạo môi trường cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng phát triển. Nhờ đó Việt Nam từng bước có chính sách đẩy mạnh hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh. Kinh nghiệm quốc tế cũng chứng tỏ, một quốc gia càng có độ mở cao, hội nhập cành sâu càng có

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 219 - 228)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)