Trải qua 13 năm kể từ khi quan hệ Việt - Mỹ đ−ợc bình th−ờng hoá, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng có một chặng đường phát triển khá sôi động, nhất là sau khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Giới kinh doanh hai nước đã vượt qua những bước thăm dò, những trở ngại ban đầu và thật sự hiểu nhau hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra rằng Mỹ là thị trường lớn nhất, mua nhiều nhất nh−ng cũng là nơi dễ bị ra toà nhất. Về phía các doanh nhân Mỹ, sự phát triển của kinh tế Việt Nam đang khiến họ thay đổi cách nhìn về triển vọng Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tích cực vận động cho việc gia nhập WTO của Việt Nam vì họ hiểu rõ sự thịnh v−ợng của Việt Nam sẽ gắn với quyền lợi kinh tế của họ. Tuy nhiên, để những mong −ớc đơm hoá kết trái và quan hệ th−ơng mại Việt - Mỹ có những b−ớc phát triển ngang tầm với tiềm năng của mỗi bên thì còn nhiều vấn đề cần đ−ợc đ−a ra bàn luận, giải quyết, trong đó Việt Nam cần lưu ý tới những vấn đề sau:
Do mới tiếp xúc với thị tr−ờng Mỹ trong một thời gian ngắn, năng lực sản phẩm quốc gia có nhiều hạn chế, tiềm lực kinh tế nhỏ bé, các mặt hàng xuất khẩu lại thường cùng chủng loại với nhiều đối thủ canh tranh đáng gờm như Trung Quốc, Thái Lan... Nên hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này gặp phải không ít khó khăn.
Tr−ớc hết, Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp luật rất phức tạp và chặt chẽ, mỗi Bang lại có sự khác biệt đáng kể về luật lệ. Bởi vậy, khi thực hiện xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam thường vấp phải các vấn đề về luật pháp.
Kể từ khi tiếp cận thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã hơn 20 lần phải hầu kiện và phần thắng hầu nh− luôn thuộc về nguyên đơn. Do đó, để có thể
ban hành bởi Việt Nam, WTO và Mỹ. Trong đó luật pháp của Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thương mại đó là luật thuế và hải quan. Điều quan trọng trong luật này là cần hiểu rõ hệ thống danh bạ thuế quan thống nhất của Mỹ để biết đ−ợc sản phẩm của mình xuất khẩu vào Mỹ chịu thuế suất bao nhiêu. Vì
danh bạ này thường thay đổi, nên các doanh nghiệp phải theo dõi để nghiên cứu bản mới nhất. Sau đó, các doanh nghiệp cần biết mình phải cạnh tranh với những nhà sản xuất kinh doanh nào tại Mỹ, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cấp (GSP). Tiếp theo, các doanh nghiệp phải biết rõ cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế Hải quan Mỹ. Hiện nay, Mỹ dùng phương pháp định giá theo “giá trị giao dịch ” (Transaction Value)
để làm cơ sở chính cho việc định giá hàng nhập khẩu.
Các quy định về mác, mã là những quy định mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ cần hết sức lưu ý. Mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghi ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì hàng hoá, rõ ràng, không tẩy xoá, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoá đó, tên người mua cuối cùng ở Mỹ. Trên các bao bì, vật dùng chứa đựng bao bì tiêu dùng của hàng hoá tới tay ng−ời tiêu dùng cuối cùng cũng phải ghi rõ xuất xứ của hàng hoá bên trong. Nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị phạt 10% giá trị lô hàng, mà vẫn phải thực hiện nghĩa vụ mác, mã và phải thực hiện thêm một số yêu cầu.
Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu một số luật khác nh− Luật khắc phục những bất lợi trong th−ơng mại của Mỹ (Trade Remedy Act). Có 2 luật rất quan trọng cần chú ý là: Luật thuế đối kháng (Cuontervailing Dutylaws) và Luật chống bán phá giá (Antidumping laws). Luật thuế đối kháng đ−ợc áp dụng nếu Bộ Thương mại Mỹ điều tra xác định rằng có tình trạng trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, xuất khẩu một mặt hàng nào đó vào Mỹ của nước xuất khẩu, ngành công nghiệp mỹ sản xuất ra hàng hoá đó hoặc liên quan tới hàng hoá đó bị tổn thương về mặt vật chất; xác định mức độ mà nước xuất khẩu ấy trợ cấp thì Mỹ sẽ áp đặt ngay mức thuế đối kháng. Đây là mức thuế đánh bổ sung thêm vào mức thuế hiện hành. Luật chống bán phá giá (Antidumping laws) ra đời nhằm bảo vệ nền công nghiệp trong nước của Mỹ. Luật này cho phép đánh
một mức thuế bổ sung vào mức thuế hiện hành khi Bộ Th−ơng mại Mỹ điều tra và khẳng định rằng: hàng đang bán hoặc đã bán vào nước Mỹ thấp hơn giá trị thực của nó (phá giá), hoặc Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ khẳng định rằng ngành công nghiệp trong n−ớc bị tổn th−ơng hoặc đe doạ tổn th−ơng về mặt vật chất do Mỹ hập khẩu mặt hàng bán phá giá ấy.
Một số điều luật khác cần chú ý là quyền tự vệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh những quy định trên, Mỹ còn có quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng như: người sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Nếu sản xuất sai quy chế về chất l−ợng quốc gia sẽ bị phạt.
Thiếu hụt thông tin và kỹ năng xử lý thông tin yếu là trở ngại không nhỏ
đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiếp cận thị trường Mỹ.
Theo ông Lương Văn Lý, Tổng Giám đốc Công ty DNL Pamers thì “Mặc dù Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước đã ký, sự hiện diện của các doanh nghiệp Mỹ ngày càng nhiều nh−ng d−ờng nh− vốn hiểu biết của chúng ta về họ vẫn không hề có chuyển biến đáng kể”. Các doanh nghiệp ch−a chủ động và tỏ ra khá đơn độc trong quá trình tìm hiểu thông tin về các đối tác bên kia bờ Thái Bình D−ơng. Theo ông Nghĩa thì một số dự án hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện vẫn ở trong giai đoạn đang triển khai. Hệ thống thông tin thị tr−ờng (Market Information System ) – một dự án đ−ợc xem là khá tham vọng của Trung tâm Xúc tiến Th−ơng mại - Đầu t− thành phố Hồ Chí Minh dự kiến đi vào hoạt động năm 2008- thời gian đầu sẽ tập trung cung cấp thông tin về thị trường EU, rồi sau đó mới đến thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để có những thông tin có chất l−ợng thì những đồng minh trên đất Mỹ là một kênh đặc biệt có hiệu quả mà doanh nghiệp nên tập trung khai thác. Đồng thời đây cũng là một nguyên tắc vàng
đã được các thế hệ người Việt đúc kết “Buôn có bạn, bán có phường”, chúng ta cần thay đổi tư duy rằng đồng minh phải là người Việt. Nếu duy trì nếp tư duy này sẽ có nhiều hạn chế bởi hai lý do: (i) thị trường Mỹ rất rộng; (ii) những đồng minh ng−ời Việt th−ờng là những ng−ời giống nh− chúng ta, ngoại trừ một số
nh−ng Hiệp hội ngành nghề cần phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề này. Thực tế cho thấy hiện mới chỉ có Hiệp hội Thuỷ hải sản và Dệt may là nhận thức rõ đ−ợc tầm quan trọng của vấn đề này và họ đã àm khá tốt, sau khi hai ngành này đã trải qua những “bài học xương máu”.
Hạn chế về tiềm lực kinh tế, sức cạnh tranh của các hàng hoá xuất khẩu thấp... làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị tr−ờng Mỹ gặp không ít khó khăn. Thời gian qua, l−ợng hàng hoá của Việt Nam vào thị tr−ờng Mỹ tăng nhanh chóng nh−ng mới tập trung chủ yếu ở hàng may mặc, Thuỷ hải sản và đồ gỗ. Chất l−ợng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu còn thấp, chủng loại, mẫu mã còn đơn điệu, do đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị tr−ờng Mỹ ch−a cao. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển hàng hoá xuất khẩu vào Mỹ có hàm l−ợng chất xám cao, số l−ợng có thể không nhiều nh−ng kim ngạch xuất khẩu và hiệu quả cao. Vây nên cần th−ờng xuyên cải tiến mẫu mã, xây dựng, tạo lập những th−ơng hiệu hàng hoá
Việt Nam có uy tín, phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn chất l−ợng hàng hoá đ−ợc
áp dụng trên thị tr−ờng Mỹ./.
--- Tài liệu tham khảo
1. Vũ Quốc Tuấn: “Phát triển kinh tế t− nhân ở Việt Nam hiện nay”, Nxb CTQG, H 2006.
2. Th.s Nguyễn Thị Thanh Hà: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị tr−ờng Hoa Kỳ”, T/c Th−ơng mại số 16/2007.
3. TS Phan Tố Uyên: “Thực trạng xuất khẩu sang thị tr−ờng Mỹ và những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam ”, T/c Kinh tế và Phát triển, số 80, tháng 2/2004.
4. Dương Bích Thuỷ: “Nhà xuất khẩu cần làm gì để đứng vững trên thị tr−ờng Mỹ”, T/c Th−ơng mại số 20/2007.
5. Nguyễn Thanh Hải: “Khơi thông nguồn lực Việt”, T/c Tài chính, số 10/2007.
PHẦN III: