GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
2. Phát triển và mở rộng quan hệ thương mại Việt –Mỹ : những thách
Phát triển, mở rộng quan hệ thương mại Việt –Mỹ không chỉ mở ra tương lai cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đem lại lợi ích cho các đối tác và nền kinh tế Mỹ, mà còn đặt nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, chuyển đổi sang kinh tế thị trường, những thách thức to lớn. Thách thức to lớn nhất ở đây là Việt Nam phải cạnh tranh với Mỹ và các đối thủ của Mỹ trên cả thị trường Mỹ và Việt Nam. Cạnh tranh này diễn ra cả sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp và quốc gia với quốc gia trong việc khai thác các nguồn lực để thu lợi ích trên thị trường của nhau. Nhận biết và có bước đi hợp lý để vượt qua các thách thức mới có thể sử dụng quan hệ thương mại này, hướng vào phục vụ cho phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Biểu hiện của những thách thức này trên các mặt cơ bản sau đây:
2.1.Do năng lực cạnh tranh thấp nên các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong chiếm lĩnh và khai thác thị trường Mỹ
Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng giành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Hiểu một cách rộng hơn, thì sức cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cao hơn trong hội nhập quốc tế. Theo quan niệm đó, thì sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, còn nhiều mặt hạn chế. Ngay cả khi ra nhập WTO, Việt Nam vẫn là nước có khả năng cạnh tranh thấp. Sức mua và năng lực tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất còn hạn hẹp, trình độ kỹ thuật và công nghệ so với mức trung bình của thế giới còn có khoảng cách lớn. Do đó, năng lực giành được thị phần lớn trước đối thủ nước ngoài trên thị trường Mỹ không cao, đặc biệt là các đối thủ nội địa của Mỹ.
Trong khi đó Mỹ là thị trường rất mở, tồn tại trong đó sự cạnh tranh rất quyết liệt của các doanh nghiệp khắp các châu lục. Trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với chính các công ty Mỹ vốn thị trường là của họ, và với doanh nghiệp từ nhiều nước khác trên thế giới đã có mặt ở Mỹ sớm hơn ta.
Với mạng lưới kinh doanh đã hình thành, uy tín với người tiêu dùng đã được xây dựng. Như vậy, các đối thủ của Viêt Nam có nhiều ưu thế trên thị trường Mỹ hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh cả với các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong số họ cũng mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam về nhiều mặt. Cạnh tranh trên thị trường không chỉ ở giá cả, chất lượng, mà còn cả ở các điều kiện như giao hàng, sự phản ứng nhanh nhạy, sự thích ứng với hệ thống kinh doanh toàn cầu, các dịch vụ kèm theo phải đầy đủ và hoàn thiện.
Do năng lực cạnh tranh tương đối yếu so với các đối thủ, song việc nâng cao năng lực cạnh tranh lại không đơn giản đòi hỏi phải có thời gian, nên thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong thời gian đầu và đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa vào thị trường Mỹ là rất lớn.
Hơn nữa, khi thực hiện BTA và WTO, thị trường nước ta mở cửa dần trên mọi lĩnh vực cho các doanh nghiệp Mỹ (và cả doanh nghiệp các nước khác trong WTO và đối tác mà ta đã ký Hiệp định thương mại với họ). Từ đó sức ép cạnh tranh ngay trên “sân nhà” sẽ tăng lên đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, những cam kết giảm thuế từ mức trung bình là 17,4% trong 3 đến 5 năm, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn, xóa bỏ hàng rào phi quan thuế, cho phép doanh nghiệp nước ngoài được tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu tư tại Việt Nam cũng đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh lớn ngay tại thị trường trong nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng không có lợi thế so sánh và các mặt hành trước nay vẫn được bảo hộ ở mức độ cao. Khi khai thác thị trường Mỹ luôn vấp phải những khó khăn to lớn, thậm chí không chiếm lĩnh được thị phần đáng kể. Trong thực tế, nhiều lĩnh vực sản xuất vật chất, sức ép cạnh tranh từ Mỹ sẽ không lớn lắm, vì cơ cấu sản phẩm của Mỹ khác Việt Nam, song Việt Nam vẫn bị đối thủ đến từ Trung Quốc hoặc Nam Mỹ loại bỏ. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải, tư vấn kinh doanh…, sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp Việt Nam là rất mạnh. Dịch vụ lại là lĩnh vực phát triển chưa cao ở nước
được, do đó phải mở cửa thị trường theo lộ trình . Từng bước để các doanh nghiệp này làm quen và thích ứng với môi trường cạnh tranh trong tiến trình hội nhập trở thành nhu cầu bức thiết đối với nước ta.
2.2. Phát triển mở rộng quan hệ thương mại Việt - Mỹ, đặt Việt Nam trước sức cạnh tranh quốc gia to lớn từ Mỹ.
Thách thức của sức cạnh tranh quốc gia biều hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Một là doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với văn hóa kinh doanh khác lạ của Mỹ. Ta biết rằng, văn hóa kinh doanh là yếu tố được hình thành cùng với nền sản xuất và trao đổi các sản phẩm của lao động. Khi chiếm lĩnh và khai thác thị trường mới thì hiểu rõ yếu tố văn hóa kinh doanh là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của một doanh nghiệp.
Người Mỹ có những nét văn hóa kinh doanh khác biệt rất nhiều so với người Châu Á nói chung, trong đó có người Việt Nam. Khi nghiên cứu về tập quán kinh doanh của các nước, có những cơ quan đã đưa ra 18 điểm đối nghịch giữa văn hóa kinh doanh của Mỹ và Nhật Bản. Những điểm đó cũng gần như tương thích khi so sánh văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Việt Nam.
Trên thực tế, khi làm việc với các đối tác mới, người Mỹ thường trông đợi ở đối tác công khai với họ những thông tin chính yếu về doanh nghiệp, kể cả bản báo cáo tài chính công khai và đã được kiểm toán của doanh nghiệp. Họ cũng trông đợi các doanh nghiệp sử dụng các công cụ đáng tin cậy hoặc hiện đại trong kinh doanh như hệ thống thanh toán qua các ngân hàng có uy tín, tư vấn, luật sư, internet, tiếng Anh thông thạo, chuẩn xác trong ngôn ngữ hợp đồng v.v..Có nhiều điều mong đợi trên lại là điều cấm kỵ khi bước đầu tham gia đàm phán theo tập quán Á đông và nhất là với đối tác Việt Nam. Nếu không được khắc phục những thói quen không phù hợp và khoảng cách về văn hóa kinh doanh trên doanh nhân Việt Nam không thể làm ăn thành công được với các đối tác Mỹ.
Hai là, hệ thống pháp luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp, ngoài các luật chung của liên bang, các bang lại có những quy định riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn với Mỹ phải tìm hiều để nắm được các quy định của luật, hoặc phải thuê luật sư rất tốn kém để tư vấn các vấn đề pháp lý cho mình làm cho chi phí kinh doanh tăng cao. Một khi doanh nghiệp vi phạm luật dù không cố ý, thì các biện pháp chế tài sẽ không nhẹ, từ đó gây ra chán nản cho doanh nhân.
Các thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của Mỹ rất phức tạp, kéo dài và tốn
kém. Người Mỹ nói chung có ý thức tôn trọng pháp luật cao và họ cũng đòi hỏi các đối tác làm ăn với họ cũng phải nghiêm chỉnh thi hành luật pháp của Mỹ cũng như luật của nước mình trong các lĩnh vực liên quan.
Tuy được coi là một thị trường tự do, song trên thực tế, để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, chính phủ Mỹ lại thường đưa ra những hàng rào kỹ thuật để cản trở các doanh nghiệp nước ngoài. Những yêu cầu bảo vệ môi trường, điều kiện lao động cưỡng bức, trách nhiệm xã hội… thường được đặt ra cho các doanh nghiệp nước ngoài, cá biệt đối với các lĩnh vực như ngành dệt may, da giầy, đồ gỗ… khi xuất sang Mỹ thì các quy định về vệ sịnh, an toàn thực phẩm và dược phẩm được kiểm định nghiêm ngặt để bảo vệ người tiêu dùng. Những lĩnh vực trên lại là thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, do đó doanh nghiệp nước ta thường phải đối mặt với các vụ kiện về bán phá giá hoặc bị kiềm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ba là, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có được hệ thống pháp lý hoàn thiện theo chuẩn của WTO và cơ sở hạ tầng vật chất đảm bảo. Trên thực tế, khi phát triển và mở rộng quan hệ thương mại với một đối tác lớn và mạnh như Mỹ lại có một hệ thống luật đồng bộ điều tiết, thì bản thân Việt Nam cũng cần phải có bộ luật mạnh để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính khả thi của hệ thống pháp luật trên thị trường quốc tế phải phù hợp với thông lệ và được các quốc gia chấp thuận. Khi gia nhập WTO hệ thống luật kinh tế của Việt Nam hiện đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm được mục tiêu và định hướng phát triển của nền kinh tế. Do đó việc hình thành hệ thống luật pháp và hoàn thiện nó đòi hỏi phải có thời gian và phải được trải nghiệm, kiểm chứng từ thực tiễn.
Để mở rộng quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam cần xây dựng hệ thống chính sách kinh tế, thương mại đồng bộ, phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực WTO, và đặc thù quan hệ giữa hai nước. Yêu cầu này là cần thiết trong bối cảnh hệ thống chính sách kinh tế, thương mại đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều quy định không rõ ràng, thiếu nhất quán, nhất là hệ thống chính sách thuế quan và phi thuế quan. Nhiều chính sách tạo lợi thế cho thương mại mà các tổ chức quốc tế thừa nhận nhưng lại chưa được áp dụng đầy đủ và thường xuyên
Trước đây khi luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài còn tồn tại riêng rẽ đã gây ra không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ. Nó chưa tạo ra một “sân chơi bình đẳng” giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, không chỉ đối với những vấn đề có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các dự án đầu tư, mà còn cả những vấn đề liên quan đến điều kiện đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Điều đó đã từng không đáp ứng được yêu cầu đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư Mỹ. Chỉ khi thống nhất được hai luật đó tình trạng trên mới tạm khắc phục được. Tuy nhiên, luật đầu tư hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập, cần tiếp tục điều chỉnh khi Việt Nam gia nhập WTO.
Thêm vào đó, hạ tầng “cứng” như hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, đất đai, môi trường… còn nhiều mặt hạn chế. Hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư…còn nhiều bất cập, chưa thật sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi đó, Mỹ đã có sẵn cả hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh và hiệu quả để phục vụ cho doanh nghiệp họ khi làm ăn với Việt Nam.
So sánh về mức độ thông tin kinh tế để “biết mình, biết người”, các doanh nghiệp Mỹ cũng được trang bị tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam để sẵn sàng hơn khi đi vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa “biết mình”, chưa tự đánh giá được xác đáng khả năng cạnh tranh của mình trong tương quan so sánh với các đói thủ, lại cũng chưa “biết người” thấu đáo, nên chưa thật sẵn sàng đương đầu với thách thức, nắm lấy cơ hội để tiến hành kinh doanh với các đối tác Mỹ.
2.3. Phát triển mở rộng quan hệ thương mại Việt – Mỹ ở mức độ sâu hơn, nền kinh tế Việt Nam phải gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế Mỹ.
Về lý thuyết, thì việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các quốc gia không chỉ đem lại lợi ích, mà còn mang lại cả hệ lụy cho các nước tham gia bởi sự tùy thuộc chặt chẽ vào nhau trên tất cả các phương diện mà các quan hệ thị trường phát sinh. Thực tiễn, quan hệ thương mại Việt – Mỹ thời gian qua đã minh chứng đầy thuyết phục quan điểm lý luận này:
Một là, khi nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái bởi cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thu nhập có khả năng thanh toán của dân cư đối với hàng hóa của Việt Nam trên thị trường Mỹ giảm
mạnh, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chững lại rồi giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn, công ăn việc làm với người lao động bị mất.
Hai là, để khơi động lại nền kinh tế, Sở dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích vào các thành tố của tổng cầu bằng cách bơm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất. Điều này đã làm cho đồng USD suy yếu, giảm giá với hầu hết các đông tiền, kể cả VNĐ, đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ khi tiến hành thanh tóan bằng đồng USD. Theo tính toán của các bộ phận chuyên môn, mỗi USD thu được từ thương mại với Mỹ, Việt Nam đã mất đi 500VNĐ. Đây là sự thiệt hại không nhỏ khi Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ trên 7 tỷ USD. Tình thế này đã đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng, dẫn tới phá sản.
Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam đã xuất ra, theo công bố chính thức, một lượng lớn VND để mua trên 7 tỷ USD làm phương tiện dự trữ trong điều kiện đồng USD mất giá so với đồng Euro gần 40%, thì sự thiệt hại về phía Việt Nam là không nhỏ. Khi neo chặt đồng tiền quốc gia vào đồng USD, chưa đa dạng hóa được rổ tiền dự trữ quốc gia cũng làm sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm xuống.
Ba là, khi Mỹ sử dụng các công cụ phi quan thuế để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước như thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa, tôm đông lạnh của Việt Nam không phù hợp với thực tế, hoặc áp đặt chế độ thanh tra đối với hàng dệt may lập tức những nông dân nuôi cá lâm vào tình cảnh phá sản, vỡ nợ hoặc những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ mất hợp đồng, nhiều nhà may phải đóng cửa. Những hiệu ứng tiêu cực tức thì đó khiến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam khó lượng đoán và sự điều hành của nhà nước gặp không ít khó khăn. Điều này cho thấy rõ sự lệ thuộc của một bộ phận của nền kinh tế quốc gia vào nước khác cho dù đó là quan hệ thương mại cũng tạo ra nhiều khó khăn đối với một nền kinh tế nhỏ.
Qua phân tích triển vọng và thách thức trước sự phát triển mở rộng quan hệ thương mại Việt –Mỹ có thể nhận thấy: triển vọng do mở rộng quan hệ này đối với phát triển nền kinh tế nước ta là to lớn còn thách tuy không nhỏ, song là nhất