Tiềm năng kinh tế và thương mại Mỹ thời kỳ 2006- 2007

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 54 - 84)

Bước sang nửa sau thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI, kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo xếp hạng quốc tế, kinh tế Mỹ luôn có hàng

1 Lê thanh Lương: “ Ngoại thương Việt Nam sau một năm gia nhập WTO . Thực trạng và giải pháp” T/C Lý luận chính trị 3-2008tr50-52

2 Ngọc Minh “Nhập siêu kỷ lục : 12,45tỷ USD” Báo Thanh Niên số 28-12-2007 tr3

loạt chỉ số đứng ở vị trí đầu bảng hoặc lân cận đầu bảng. Thể hiện rõ ở các chỉ số thống kê sau:

Thứ nhất, những chỉ tiêu về lương: 1)GDP đạt 13,13 ngàn tỷ USD (2006)với 302 triệu người, chiếm gần 5%dân số thế giới; 2)Mỹ đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt khoảng 2,2 ngàn tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 1ngàn tỷ USD, nhập siêu 785,5 tỷ USD; 3) Mỹ đứng hàng đầu về thu hút FDI hiện có 100 tập đoàn lớn của thế giới đầu tư vào Mỹ. Những ngân hàng đầu tư hùng mạnh của thế giới đều có đại diện ở Phố - Uôn. Riêng đầu tư vào bất động sản và kinh doanh lên tới 177,3 tỷ USD (năn 2006); và 4) Mỹ đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, đạt 10 triệu thùng ngày (2006)1.

Thứ hai, tiềm năng của nền kinh tế Mỹ thuộc vào những nước hàng đầu thế giới: 1) Là một nước giầu tài nguyên: khoáng sản, đất đai rộng lớn, mầu mỡ, khí hậu ôn hòa có bờ biển và thềm lục địa chạy dài cả ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cũng như ở vịnh Mêhicô cùng với Các con sông dài chảy qua lãnh thổ Mỹ và Ngũ hồ tại biên giới Canada tạo điều kiện phát triển kinh tế biển và phát triển ngành thủy hải sản giao thông đường thủy; 2) Do CNTB phát triển sớm lại kế thừa được nguồn vốn và công nghệ nguồn từ Châu Âu, nền kinh tế Mỹ nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường TBCN phát triển nhất thế giới:

Có hệ thống các công ty xuyên quốc gia (TNCs) với quy mô và tiềm năng vốn, công nghệ dẫn đầu thế giới. Mỹ thu hút được một đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu thế giới; chiếm lĩnh được các công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu, năng lượng, hàng không vũ trụ… với trình độ hiện đại tiến tién nhất thế giới; và 3)Mỹ có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với cơ cấu kinh tế hiện đại: dịch vụ chiếm 67,8%GDP(2006). Trong đó đứng đầu là dịch vụ bất động sản, kế là dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, bán hàng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, nghệ thuật, khách sạn nhà hàng

…Trong khi đó sản xuất hàng hóa chỉ chiếm 19,8% (chế tạo : 12,1%, xây dựng 4,9% khai thác dầu mỏ khí đốt :1,9%, nông nghiệp : 1%).

Các ngành phát triển nhất là dịch vụ tài chính, khoa học – công nghệ, chế tạo sản phẩm lâu bền, bất động sản và chăm sóc ytế. Các ngành có giá trị thấp

bị thu hẹp lại như nông nghiệp, khai thác dầu mỏ, dệt may, da giày được chuyển sang các nước đang phát triển nơi có giá nhân công thấp. Do đó, sản phẩm của những ngành này là địa bàn xuất khẩu hấp dẫn của các nông nghiệp và đang phát triển như Việt Nam. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP, song nông nghiệp Mỹ hiện có 2 triệu trang trại được điều tiết bởi một số ít tập đoàn trang trại. Năm 2007, xuất khẩu 78tỷ USD nông sản sang Châu Á, Canada Mêhicô, chiếm khoảng 1/4sản lượng nông phẩm của Mỹ

Thứ ba, tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong GDP của Mỹ lên tới 68% (Anh 64%, Pháp và Nhật Bản là 60%, Đức và Nga là 58%). Phần tiêu dùng cá nhân của Mỹ chiếm tới 25% tiêu dùng cá nhân của thế giới; gấp 3 lần Nhật Bản, 4 lần Đức, 5 – 6 lần Pháp và 20 lần Nga. Sức mua của người dân Mỹ gần 18.000 USD cao hơn hơn 1,3 lần các nước phát triển khác1

Thứ tư, Thực trạng về xuất, nhập khẩu của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ 2006- 2007: 1) Tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ đạt 1,4 ngàn tỷ USD, trong đó xuất 22,2% sang Canada, 12,9% sang Mêhicô 24,8% sang Châu Âu, 16,4%

sang các nước khác; 2) Tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ là 2,2 ngàn tỷ USD, trong đó nhập 16,4% từ Mêhicô 10,7% từ Trung quốc và 8% từ Nhật bản, 9,8%

từ Đông Á và Thái Bình Dương, 20,7% từ Châu Âu, 18,9% từ các nước khác.

Năm 2006, thặng dư dịch vụ của Mỹ đạt 79,7tỷ USDvà thâm hụt hàng hóa là 800 tỷ USD. Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất năm 2006 là ôtô và phụ tùng : 211,9 tỷ USD, dầu thô là 225,2 tỷ USD. Những nước có khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn vào Mỹ là Canada, Mêhicô, Nhật bản, Trung quốc và Anh.

Tổng thâm hụt năm 2006 của kinh tế Mỹ là 758,5tỷ USD chiêm 5,7%GDP 2 Nền kinh tế Mỹ tuy chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong sản xuất và tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa, song đây là một nền kinh tế lớn. Trong quá khứ, bài học lịch sử cho thấy bất kỳ một quốc gia Châu Á nào, kể cả Trung quốc và Nhật bản, chiếm lĩnh được một tỷ phần không lớn của thị trường Mỹ cũng tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đó phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, kinh tế Mỹ đang lâm vào trạng thái đình trệ và lạm phát (StagFlation):

1 S.M.Rôgốp: “Nước Mỹ trước thiên niên kỷ thứ ba” T/c Kinh tế, chính trị tư tưởng Nga, số 11 năm 1998.

2 Nguồn đã dẫn tr 27

Về tài chính: Kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với 3 vấn đề lớn: 1) Sự phát triển không kiểm soát được của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn ;2)Cho vay tín dụng tiêu dùng qua thẻ quá mức; và 3) Khủng hoảng tín dụng địa ốc lan rộng sang cả khu vực đầu tư địa ốc đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởngcủa nền kinh tế Mỹ

Về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế: Thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài: 400 tỷ USD (2000): 811 tỷ USD (2007) do USD mất giá. Tổng thâm hụt thương mại Mỹ giảm xuống còn 734 tỷ USD, song vẫn vượt quá mức an toàn của nền kinh tế. Đầu tư của Mỹ chiếm 19% GDP, song 30% trong số đó là vay mượn từ nước ngoài, điều này tạo ra nguy cơ dòng vốn chảy ra mạnh, nếu kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái đẩy nền kinh tế vào suy thoái sâu hơn.

Về thị trường Chứng khoán (TTCK): Tiền từ nhiều nước và nhiều nguồn đổ vào TTCKMỹ đẩy giá các tài sản tài chính lên quá cao so với giá trị thực của nó tạo ra tình trạng bong bóng, khi giá CK bị điều chỉnh xuống, để kích thích nền kinh tế tăng trưởng buộc FED phải giảm lãi xuất tạo ra lạm phát. Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ thương mại Việt - Mỹ.

3. Khái quát về quan hệ thương mại Việt - Mỹ

Từ sau khi bình thương hóa quan hệ Việt - Mỹ, quan hệ thương mại Việt –Mỹ phát triển nhanh chóng và sôi động hơn.

Theo hãng tin Bloomberg dẫn số liệu đăng trên webste của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ cho biết, khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 25%trong năm 2007 và đặt 10,54 tỷ USD. (Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 30%trong 2006và 25% năm 2005).

Mức kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam hiện cao hơn 10 lần so với con số tương ứng năm 2001, khi hiệp định cắt giảm thuế giữa hai nước có hiệu lực.Đà “thăng hạng” của Việt Nam trong danh sách các nược xuất khẩu vào Mỹ sẽ còn tiếp tục, do mức tăng trưởng của năm 2007 cao.

Việt Nam đã vượt qua Chilê, Colombia, Philippines, Tây Ban Nha để lọt vào danh sách 30 nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ trong năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD nhờ sự gia tăng khối lượng hàng may mặc, sản

phẩm trang trí nội thất, thiết bị điện và cà phê .Xuất khẩu hàng may mặc tăng 36%,đạt 4,29 tỷ USD, do Việt Nam tận dụng được việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch sau khi ra nhập tổ chức thương mại tế giới vào tháng 1/2007. Xuất khẩu hàng trang trí nội thất cũng tăng 36%,đạt 1,23 tỷ USD, đẩy xuất khẩu giầy dép xuống hàng thứ ba với mức tăng trưởng 8%, đạt 1,03 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, đạt 692 triệu USD, trong khi xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tăng 67%, đạt 350 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê tăng 52% đạt 307 triệu USD. Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê hạt đứng thứ hai thế giới. Ngày 30/9/2007, Xuất khẩu dầu thô sang Mỹ giảm 18%, đạt 446 triệu USD, do sản lượng của tập đoàn dầu khí Việt Nam giảm trong năm thứ ba liên tiếp. Theo báo cáo gần đây của cơ quan Năng lượng quốc tế, Việt Nam có thể tăng sản lượng dầu thô trong năm nay do có nhiều mỏ mới được đưa vảo khai thác.

Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam năm 2007tăng 84%, đạt 1,82 tỷ USD, nhờ vào sự gia tăng gấp 6 lần lượng xe hơi xuất khẩu, đạt 217 triệu USD. Thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Việt Nam tăng 17% trong cùng kỳ, đạt 8,72 tỷ USD.1 Tuy nhiên, qua các con số chưa thấy rõ thực chất mối quan hệ thương mại Việt- Mỹ, trong đó còn chứa đựng nhiều hạn chế cả từ phía Việt nam và cả từ phía Mỹ:

Thứ nhất, là từ phía Việt Nam: Theo một báo cáo về quá trình 5 năm thực hiện hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được công bố trong năm 2007 thì: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng lên 8 lần kể từ khi BTA được thi hành. Báo cáo này đã chỉ rõ: Các hàng đã qua chế tác trong xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, đại bộ phận của chúng thực chất đều là hàng gia công: Hàng may mặc chiếm hơn 50% tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, song chủ yếu dựa vào nguyên liệu, phụ kiện nước ngoài. Cũng theo báo cáo này, hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng tăng gấp đôi, kể từ khi BTA có hiệu lực. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc, thiết bị sản xuất từ Mỹ. Như vậy, xuất hàng gia công và nhập về máy móc là đúng

1 Trung Quang :Việt nam , một trong 30 nước xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ . Báo thanh niên 21-2-2008 ,tr3

hướng, song rõ ràng hàng xuất khẩu không thể mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, do đó thâm hụt thương mại là không tránh khỏi.

Nhân chuyến thăm của giáo sư John Quelch, Hiệu trường kinh doanh Harvad (Hoa Kỳ) tháng 2/2008, ông đã thẳng thắm chỉ ra: “Việt Nam đang nổi lên như một trong số các nước có nhiều hàng hòa xuất khẩu vao Hoa Kỳ. Điều này tuy đáng mừng với các bạn, nhưng các sản phẩm đến từ Việt Nam cần phải có những thay đổi về chất lượng để khẳng định thương hiệu của mình. Trên thị trường thế giới, thương hiệu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hơn 200 quốc gia khác nhau”. Ông John Quelch còn cho rằng, dù đã vượt qua Colombia về sản lượng cà phê xuất khẩu vào Mỹ, song chính Colombia mới có những thương hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người Mỹ biết đến chứ không phải Việt Nam. Do đó, thương hiệu và chất lượng sản phẩm mới là vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện nay.

Câu lạc bộ 500 doanh nghiệp lớn nhất cuả Việt nam (VNR500) vừa mới ra đời, thể hiện tham vọng vươn ra thị trường quốc tế của Việt nam. Song trong 20 vị trí dẫn đầu của VNR 500, thì có đến 4 doanh nghiệp khai thác, sản xuất, kinh doanh dầu khí, còn lại là ngân hàng và viễn thông, không hề có một doanh nghiệp nào có thế mạnh xuất khẩu.

Thứ hai, là từ phía Mỹ. Hiện nay kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn suy thoái do cú sốc về tín dụng bất động sản dưới chuẩn, và nền kinh tế đang bị chìm sâu vào các cuộc can thiệp khắp toàn cầu với chi phí tài chính khổng lồ, do chạy đua vũ trang để duy trì lợi thế một siêu cường. Tình hình đó đã tác động nhiều chiều tới quan hệ thương mại Việt – Mỹ thể hiện trực tiếp ở các mặt sau :1) Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu dùng trên thị trường Mỹ, làm cho hàng nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam vào Mỹ sẽ giảm. Đặc biệt, thị trường Mỹ năm 2007 đã thu hút tới 30% hàng xuất khẩu từ Việt Nam, khi cầu của Mỹ giảm thì xuất cũng như nhập khẩu giữa Việt nam và Mỹ suy giảm; và 2) FED thực thi chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng mức cung tiền và giảm lãi suất liên tục để kích thích tổng cầu tạo điều kiện để nền kinh tế hồi phục. Chính sách kinh tế này đã làm cho đồng USD mất 40% giá trị so với đồng Euro, mất 25% so với đồng tiền khác,

mất 12,5% so với các đồng tiền mà Việt Nam có quan hệ buôn bán đạt tới 86%

tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đồng USD mất giá hơn nhiều so với Việt Nam đồng trong đó hơn 70% xuất khẩu của Việt Nam được giao dịch bằng đòng USD điều này tạo ra những hệ lụy không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa Việt nam tới thị trường Mỹ. Việc định giá VNĐ gắn với USD làm cho giá hàng nhập khẩu thanh toán bằng USD trở nên đắt đỏ trên thị trường Việt nam. Trong khi đó, các doanh mghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ được thanh toán bằng đồng USD, trong điều kiện lạm phát USD cao hơn lạm phát VNĐ sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng cao làm giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra thua lỗ. Ngoài ra VNĐ lên giá so với USD sẽ làm cho cán cân thanh toán quốc tế lệch nhiều hơn do nhập siêu tăng. Như vậy, xuất khẩu vào Mỹ gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, vào một thị trường đang đứng trước cả hai nguy cơ là suy thoái và lạm phát sẽ dẫn đến không ít hệ lụy cả minh và tiềm ẩn.

Những hạn chế nêu trên là những hạn chế nẩy sinh từ thực chất quan hệ thương mại Việt- Mỹ được xem xét trong trạng thái ngắn hạn và có tính chất tình huống, song nếu xét theo dài hạn thì mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ thực sự là một động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: 1) Đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt - Mỹ chúng ta thực sự khai thông được một kênh quan trọng nhất từ nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới thông qua cầu nối chủ yếu là thị trường Mỹ. Từ đó ta dễ dàng thu hút được nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm từ nước có công nghệ nguồn, có tiềm năng kinh tế lớn để phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thành công chiến lược biến ngoại lực thành nội lực để thúc đẩy CNH,HĐH theo định hướng XHCN; 2) Mở rộng quan hệ thương mại Việt – Mỹ không chỉ có ý nghĩa gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động thế giới, mà còn quan trọng hơn là phá bỏ được rào cản của sự cô lập bao vây cấm vận của các thế lực lớn của thế giới, mở ra cho tương lai phát triển Kinh Tế Xã hội rất to lớn cho cả dân tộc.

CHUYÊN ĐỀ 6:

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ QUA CÁC LUỒNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HAI CHIỀU CHỦ YẾU

PGS.TS.Trần Quang Lâm Ta biết rằng quan hệ thương mại hai quốc gia không chỉ là mối quan hệ mua- bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thậm chí cả vấn đề bảo trợ sở hữu trí tuệ, dân chủ và nhân quyền cũng được đặt ra trong khuân khổ được xây dựng từ ý trí của hai quốc gia và được thể hiện trong các điều khoản của một hiệp định có tính pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ những phong phú và phức tạp của mối quan hệ này, giữ lại những mối quan hệ chủ yếu được khảo sát cả về chất lượng và số lượngcó thể xác định được nội hàm cơ bản của mối quan hệ này. Có thể thấy điều đó qua dòng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ như đầu tư cụ thể giữa hai nước.

1.Quan hệ thương mại Việt- Mỹ qua xuất nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vào Mỹ.

1.1.Th trường xut khu thy sn M t khi BTA, PNTRcó hiu lc và Vit Nam gia nhp WTO

Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản Mỹ là một trong rất ít thị trường lớn nhất thế giới hiện nay. Quy mô của thị trường này được thể hiện rõ ở các tiêu thức về lượng và về chất sau:

Thứ nhất, về xuất khẩu thủy sản: trước năm 1992 Mỹ là nước xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới và đạt giá trị kỷ lục 4,5tỷ USD vào năm 1992. Sau khi bị Thái Lan vượt lên, thì xuất khẩu giảm sút và chỉ còn 2,4 tỷ USD vào năm 1998, đứng sau Na Uy, Trung Quốc, Thái Lan. Năm 2000 xuất khẩu mới tăng lên và đạt 3 tỷ USD; năm 2005 đạt trên 3,9 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2004. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất từ Mỹ, chiếm 27,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Mỹ trong năm 2005. Vào thời kỳ này, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản đạt 1.081 triệu USD, tăng 4,5%. Châu Âu là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai từ Mỹ, với 922 triệu USD, tăng 12,3%. Xuất khẩu

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 54 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)