Có thể khẳng định rằng, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn và việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ sẽ tạo ra b−ớc tăng tr−ởng nhảy vọt về xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ với tốc độ lớn hơn hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Nh− phần thực trạng đã cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng cực kỳ nhanh cùng với việc tiếp cận thị tr−ờng Hoa Kỳ đ−ợc cải thiện và hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Về phía Việt Nam, lại không yêu cầu phải giảm đáng kể thuế nhập khẩu hàng từ Hoa Kỳ, do đó, không có lý do để lo lắng nhiều về việc hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ có mức tăng tr−ởng nhanh chóng gần nh− tình trạng tăng nhập khẩu hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Tác động rõ nhất kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ năm 1995, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 trong lĩnh vực thương mại là hoạt động buôn bán giữa hai nước đã
v−ợt qua bất cứ sự mong đợi và dự báo nào. Ngay trong năm đầu tiên Hiệp định th−ơng mại đ−ợc thực hiện, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 128%, trong
đó ngành chế tạo tăng 500% và xuất khẩu quần áo may sẵn tăng gần 18 lần, đ−a mặt hàng này trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong giai
đoạn 2001-2005, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tương đối cao (khoảng 20%/năm), cao hơn mức tăng tr−ởng xuất khẩu chung của nền kinh tế.
Điều quan trọng hơn cả là bản thân sự mở rộng xuất khẩu là tốc độ tăng trưởng thương mại đầy ấn tượng này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn về khả năng cạnh tranh thành công trên thị tr−ờng quốc tế và tận dụng đ−ợc những cơ hội mà những quan hệ th−ơng mại với các n−ớc trên thế giới có thể mang lại. Tác động củng cố niềm tin này rất quan trọng đối với quá trình đổi
kết khác rộng lớn hơn. Tăng trưởng xuất khẩu không chỉ là động lực cho tăng trưởng kinh tế mà còn tác động sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo h−ớng thị tr−ờng.
Thị trường Mỹ có vai trò quan trọng đối với hàng hoá Việt Nam, song tác động chung của xuất khẩu Việt Nam tới thị trường Mỹ là không đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ mới chỉ chiếm 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Thặng dư thương mại lớn của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 0,7%
tổng thâm hụt thương mại của Mỹ. Thế nhưng, mới trong 5 năm đầu thực hiện BTA, Mỹ đã áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may và có những vụ kiện chống bán phá giá đối với cá phi lê và tôm đông lạnh của Việt Nam khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp không ít khó khăn, thiệt hại.Xuất siêu cao nhưng giá trị gia tăng thực chất được hưởng lợi còn thấp, đồng thời lại phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật… cho thấy, phát triển xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn thiếu bền vững rất đáng phải suy ngẫm về tầm nhìn chiến lược đối với thị trường này cũng như chiến lược phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở trong nước. Vì một khi Hoa Kỳ áp dụng một số biện pháp bảo vệ nào đó đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với nhà sản xuất trong nước và trong trường hợp xấu, cũng có thể gây nên sự đảo chiều trong tăng tr−ởng xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo
1- GS, TS Hoàng Ngọc Hòa, Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb CTQG, H.2007.
2- http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn 3- http://www.ncseif.gov.vn
4- http://www.vnespress.com
CHUYÊN ĐỀ 12:
ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM THỜI KỲ 2000 - 2007
Ths. Ngô Tuấn Nghĩa
1.Thực trạng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 2000 đến nay
* Nhà đầu tư Mỹ ngày càng quan tâm đến Việt Nam
Là một trong những lĩnh vực hợp tác thành công trong quan hệ Việt-Mỹ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã liên tục gia tăng nhanh và mối quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ dành cho Việt Nam cũng ngày càng lớn.
Điểm đáng chú ý là sau khi Tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đầu tư một dự án 605 triệu USD vào Việt Nam đầu năm 2006, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông chủ Tập đoàn Microsolf-Bill Gate là thông điệp cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chú ý tới Việt Nam.
Theo thống kê từ Cục đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu như trong giai đoạn 1988-2004, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam mới đạt khoảng 1,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thì đến nay, các nhà đầu tư Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 8, với tổng số vốn 4,3
tỷ USD (tính cả số dự án đầu tư từ nước thứ ba).
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ngày 10 tháng 12 năm 2001 đã đưa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ lên một bước mới. Khi Hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ áp dụng quy chế Tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam. Sau khi được hưởng quy chế này, thuế suất cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm trung bình từ 40% xuống còn 4%.
Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định đã mở cửa thị trường khổng lồ Hoa Kỳ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác.
Ngoài ra, theo Hiệp định thương mại, Việt Nam cam kết thực hiện theo lộ trình trong vòng 10 năm các thay đổi về luật pháp, chính sách, quy định và cải cách hành chính, chủ yếu theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Trên thực tế sau hơn 4 năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cho tới nay (30/6/2006) tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể cả qua nước thứ 3) mới chỉ là 4,042 tỷ USD. Khoản đầu tư này còn quá nhỏ, chỉ chiếm gần 0,72% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và một số lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và ngân hàng.
Mặt khác môi trường kinh doanh ở Việt Nam là điều khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ còn ngần ngại, bởi họ rất quan tâm đến các chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không. Tuy nhiên, cho dù vì lý do gì đi nữa thì thực tế đầu tư thấp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng khiến cho cả hai nước đều chịu thiệt thòi, bởi Hoa Kỳ là nước có công nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Các dự án đầu tư của họ thường lớn gấp nhiều lần so với các đối tác từ các nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ cao - là lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu lớn.
Bảng số liệu thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định thương mại đã phần nào phản ánh tác động của Hiệp định thương mại tới đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. (Xem Bảng 1).
Bảng 1: FDI đăng ký của Hoa Kỳ vào Việt Nam FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Kể cả qua nước thứ 3
FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam Không kể qua nước thứ 3
Năm
FDI đăng ký vào
Việt Nam (Triệu USD)
Số lượng Dự án
Vốn đăng ký ban
đầu (Triệu USD)
Vốn đăng ký hiện
nay (Triệu USD)
Tỷ trọng trong tổng vốn đăng ký (%)
Số lượng Dự án
Vốn đăng ký ban
đầu (Triệu USD)
Vốn đăng ký hiện
nay (Triệu USD)
Tỷ trọng trong tổng vốn đăng ký (%)
A B C D E F=E/B G H I K=I/B
88-98 41229 142 1807 2425 97 1141 1322 1999 2282 21 143 139,2 6,1 18 100 96 4,2 2000 2629 21 115 120,3 4,6 16 81 86 3,3 2001 3226 29 160 215,7 6,7 28 120 151 4,7 Trung bình (99-
2001)
2712 24 139 158 6 21 100 111 4,1 2002 2739 45 426 612,4 22,4 40 164 217 7,9 2003 3112 33 72 104,1 3,3 27 58 90 2,9 2004 4222 35 129 137,9 3,3 31 69 78 1,8 2005 6840 66 307 307,0 4,5 61 262 263 3,8 1-6/2006 2467 26 1051 1050,9 42,6 24 41 444 18,0 Trung bình (2002-
6/06)
3876 41 397 442,46 15,2 36.6 118,8 218,4 6,9 Tổng 68746 418 4210 2425 7,4 342 2036 2747 4,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006. Số liệu trong bảng này bao gồm cả các dự án đã giải thể và hết hạn.
Nhìn vào Bảng 1. ta thấy, trung bình 3 năm trước HĐTM (1999-2001), mỗi năm lượng vốn FDI đăng ký hiện thời của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 là 111 triệu USD/năm. Sau HĐTM (2002-6/2006) con số này đã tăng lên 2 lần, lên 218 triệu USD. Vốn đầu tư đăng ký của Hoa Kỳ thông qua nước thứ 3 còn tăng cao hơn, tăng gần 3 lần, từ 158 triệu USD/năm trong 3 năm trước HĐTM lên 442,6 triệu USD sau HĐTM. Có thể thấy đầu tư của Hoa Kỳ tăng đáng kể sau khi Hiệp định có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt từ năm 2003 và đến nay. Trong khoảng thời gian trước khi Hiệp định có hiệu lực (từ năm 1996 - 2001), vốn thực hiện của Hoa Kỳ là rất nhỏ. Nhưng từ năm 2001 đến nay, đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ bắt đầu tăng nhanh. (Xem Bảng 2).
triệu USD). Trong đó, 210 dự án với tổng số vốn 1,090 tỷ USD vào lĩnh vực công nghiệp; 85 dự án với tổng số vốn 1,069 tỷ USD vào lĩnh vực dịch vụ . Số còn lại đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra Hoa Kỳ còn đầu tư vào Việt Nam qua nước thứ ba 74 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Tính chung Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam gần 400 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 4,7 tỷ USD, đứng thứ 6/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh mong muốn của các nhà đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đầu tháng 5/2007 một Đoàn doanh nhân lớn của Hoa Kỳ đại diện của 18 DN hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, dầu khí, hàng không với các tên tuổi nổi tiếng như: Boeing, Chevron, Exxon Mobil, IBM, Time Warner Abbolt, Ford Motor, General Electric…đã sang Việt Nam và đã có các cuộc gặp với Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành nhân “Diễn đàn – một tương lai tươi sáng cho các Doanh nghiệp Mỹ” và đầu tháng 6 vừa qua lại có một Đoàn DN khác của Mỹ gồm 20 DN đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Được biết từ nay đến cuối năm còn một số dự án sẽ được trao giấy phép đầu tư, như dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương công suất 1200 MW do Tập đoàn AES liên doanh với tập đoàn than khoáng sản Việt Nam với số vốn đầu tư 1,463 tỷ USD.
Nếu so với nhiều đối tác đầu tư khác thì tình hình góp vốn của Hoa Kỳ, tình hình thực hiện vốn đã đăng ký và tình hình thực hiện vốn pháp định đã đăng ký của Hoa Kỳ đã có bước thay đổi đáng kể. So với năm 2002, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 9 trong tổng vốn đầu tư thực hiện của nước ngoài vào Việt Nam, đến năm 2004, đầu tư của Hoa Kỳ đã ở vị trí dẫn đầu. Điều này chứng tỏ đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng mạnh lên rất nhiều kể từ khi Hiệp định thương mại có hiệu lực so với đầu tư của các nước khác.
Bảng 2: FDI thực hiện của Hoa Kỳ trước và sau Hiệp định Thương mại
Năm
Tổng vốn FDI thực hiện vào
Việt Nam (Triệu USD)
Vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ ba (Triệu USD)
Vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ không
kể qua nước thứ ba (Triệu
USD)
Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện của Hoa
Kỳ (%)
A B C D E=C/B
1996 2.923 220 75 7,5
1997 3.218 266 133 8,3
1998 2.375 271 89 11,4 1999 2.537 274 53 10,8 2000 2.420 196 62 8,1 2001 2.450 258 93 10,5 Trung bình
(1996-2001)
2.654 248 84 9,3
2002 2.591 169 61 6,5
2003 2.650 449 136 16,9 2004 2.850 531 162 18,6 2005 và 6
tháng 2006
5.035 1.007 261 20,0 Trung bình
(2002-2006) 2.994 479 109 16,4 Tổng 29.049 3.641 991 12,5
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006. Số liệu trong bảng này bao gồm cả các dự án đã hết hạn và giải thể.
Số liệu thống kê cho thấy, vốn của nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam qua nước thứ 3 với 74 dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 396 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, đứng thứ 6/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Đây là một đặc trưng đáng chú ý, vì trong năm 2006, thông qua Hồng Kông, Tập đoàn Intel Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam dự án Công ty TNHH Intel Products, có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD để tham gia dây chuyền sản xuất các sản phẩm chip mang nhãn hiệu Intel. Đây là dự án công nghệ cao, tạo động
các chuyên gia Dự án Hỗ trợ thực thi BTA đã nhắc đến khả năng: nếu tính cả nguồn vốn đầu tư qua nước thứ 3 thì Mỹ sẽ là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam.
Hình 1: Vốn FDI đăng ký hiện thời của Hoa Kỳ
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1-6/2006 Không
qua nước thứ ba
127 96 86 151 217 90 78 263 444
Qua nước thứ ba
208 139 120 216 612 104 138 307 1051
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006. Số liệu này bao gồm cả các dự án giải thể và hết hạn.
Hiện tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam, Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American Group, New York &
Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA... Tất cả đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam, và là những bằng chứng thuyết phục để thu hút thêm các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam.
Bảng 3: Vốn đầu tư thực hiện của nước ngoài vào Việt Nam (không kể đầu tư qua nước thứ 3)
STT Các nước và lãnh thổ 2000 2001 2002 2003 2004
1 Hoa Kỳ 196 258 169 449 531
2 Hà Lan 79 339 403 350 483 3 Hàn Quốc 142 125 154 203 421 4 Nhật Bản 454 367 422 515 350 5 Singapo 294 235 221 300 328 6 Đài Loan 361 269 208 298 235
7 Pháp 76 137 109 169 152
8 Hồng Kông 195 87 118 76 145
9 Thái Lan 35 54 77 67 76
10 Môrixơ 45 85 39 94 62
11 Trung Quốc 26 27 49 31 51
12 Nga 216 169 175 74 46 13 Quần đảo Cayman 18 30 40 39 46 14 Quần đảo Virginia 123 108 113 46 45
15 Australia 24 14 24 30 41
16 Các nước khác 265 311 390 226 206 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 Bảng 4: Nước thứ 3 từ đó các công ty con của Hoa Kỳ vào Việt Nam
STT Nước Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện
1 Mauritius 1 65 801
2 Singapo 19 788 739
3 Hà Lan 6 229 686
4 Miến Điện 4 107 140
5 Hồng Kông 11 750 126
6 Đảo Cayman 2 58 46
7 Hàn Quốc 1 22 32
8 British Virgin Islands 12 123 25
9 Anh 2 31 20
10 Ukraina 1 16 12
11 Saint Kitts & Nevis 1 40 12
12 Đài Loan 5 13 8
13 Thái Lan 1 0 1
14 Thụy Sỹ 2 60 1
15 Bahamas 1 8 1
16 Canada 1 0 0
17 Đảo Cook 2 55 0
18 Australia 1 1 0
Trong tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam thì vốn đầu tư qua nước thứ 3 chiếm tỷ trọng lớn. Qua Bảng 4, ta có thể thấy chi nhánh của các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam từ các nước thứ 3 thường là những nước có chế độ thuế thông thoáng và các nước được các công ty đa quốc gia đặt trụ sở trung tâm trong khu vực như Singapo, Hồng Kông. Sở dĩ có nhiều các công ty của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua nước thứ 3 là do chính sách thuế của Hoa Kỳ khuyến khích các công ty đa quốc gia tái đầu tư lợi nhuận thu được ở nước ngoài.
Mặt khác, việc quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam bởi các trung tâm khu vực sẽ thuận tiện hơn so với việc quản lý từ trụ sở chính tại Hoa Kỳ, đặc biệt khi dự án đầu tư này là nhỏ.
Về FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại (không kể đầu tư qua nước thứ 3), Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2006, đã có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tháng 5/2006 Công ty THHH Jabil Việt Nam-đơn vị thành viên trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của tập đoàn Jabil Circuit đã nhận được giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin-viễn thông vào Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn 100 triệu USD. Tập đoàn máy tính IBM mới đây cũng đã quyết định xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng, du lịch và hàng không tại Việt Nam.
Qua số liệu Bảng 2 ta thấy vốn đầu tư trực tiếp thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng trưởng cao và đều sau HĐTM, tăng 6,5% năm 2002 lên 20%
trong năm 2005 và nửa đầu năm 2006. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng từ 9,3%/năm trước HĐTM lên 16,4% sau HĐTM.
Trong khi đó vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 giảm trong năm 2004 và tăng trong năm 2004 và đầu năm 2006. Và đặc biệt trong 6 tháng dầu năm 2006, vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam thông qua nước thứ 3