Tác động của sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ tới tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 36 - 41)

Phát triển bền vững mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ đối với Việt Nam có ý nghĩa chiến lược to lớn: Nó không chỉ khai thông một kênh quan trọng nhất để gắn kết nền kinh tế Việt Nam với các trung tâm và kỹ thuật nguồn của thế giới, nhờ đó mà thu hút được nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài để biến thành nội lực, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH đất nước, mà còn giúp đất nước phá được thế bao vây cấm vận của các đối thủ có sức mạnh to lớn cả về kinh tế, chính trị, quân sự để hội nhập vào thế giới hiện đại. Có thể thấy rõ sự tác động đó ở các mặt cụ thể sau:

Thứ nhất là, sự điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam sau những năm 1990 đã đi đến việc ký kết và thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA) đã có những tác động tích cực tới tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là kết quả có tính nhẩy vọt trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ và quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Hiệp định có hiệu lực, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam đã được “bình thường hóa hoàn toàn”. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Hiệp định song phương Việt – Mỹ (BTA) là sự hiện thực hóa tư tưởng, đường lối hội nhập của việt Nam vào hệ thông kinh tế thế giới và cũng là một điển hình thực hiện thành công quan điểm của Việt Nam và Mỹ trong việc sử dụng hoạt động kinh tế đầy tính sáng tạo để thúc đẩy lợi ích

của cả hai bên. Tư tưởng tích cực của Mỹ và Việt Nam được hiện thực hóa bằng Hiệp định đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam, mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực. Việc ký kết và triển khai Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam, mà còn tác động mạnh mẽ đến quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước khác trên thế giới và với các tổ chức kinh tế quốc tế .

Thứ hai là, hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển có trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, để từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Mốc đánh dấu tiến trình hội nhập của Việt Nam là: tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó Hiệp định thương mại Việt - Mỹ giống như hạt nhân gắn bó các quá trình này lại thành một hệ thống nhất. Điều đó chứng tỏ rằng, cùng với các Hiệp Định mà Việt Nam đã ký với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế Hiệp định Thương mại song phương Việt- Mỹ đã góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong khuân khổ của AFEC, Hiệp định Thương mại Việt –Mỹ đã tạo thuận lợi để thực hiện chương trình hành động chung (CAP) và đặc biệt là trong chương trình hành động riêng rẽ (IAP), Mỹ cùng với các quốc gia thành viên APEC, trong đó có Việt Nam, đã hiện thực hóa tư tưởng tự do và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp, thực thi vòng đàm phán Urugoay…

Đâylà một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Là một thành viên chính thức của APEC được sự hậu thuẫn của các điều khoản Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam đã tận dụng được các chương trình hợp tác kinh tế - kỹ thuật to lớn của tổ chức quốc tế này. Chương trình này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 250 dự án đang triển khai, tập trung vào một số vấn đề liên quan tới hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp nhận

thông tin, phát triển thị trường. Những chương trình này đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực, tiếp cận với công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ ba là, việc Mỹ thiết lập mối quan hệ thương mại bình đẳng với Việt nam trên nền tảng giống như Mỹ đã có với các nước khác dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế đã tạo điều kiện đầy đủ để Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006. Trên cơ sở đó, sau khi ra nhập WTO Việt Nam đã tiếp cận dễ dàng hơn với các luật lệ, tập quán thương mại quốc tế. Mặt khác, thông qua tiến trình ký kết và thực thi Hiệp định thương mại với Mỹ, là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ hơp tác với các thành viên WTO khác. Thực tế cho thấy, Hiệp định có các yéu tố tương tự như các yéu tố đã có trong các văn kiện của GATT- WTO, NAFTA và nhiều hiệp định đầu tư song phương hay các hiệp ước về hữu nghị, thương mại và hàng hải mà Mỹ đã ký trong hơn 60 năm qua. Tuy nhiên, Hiệp định này cũng có những yếu tố phức tạp và hoàn chỉnh hơn một số Hiệp định tương tự mà Mỹ đã ký với một số nước do đặc thù của quan hệ Việt- Mỹ đặt ra.

Nhìn lại Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ, ta thấy những nhất trí quan trọng về nội dung tương tự như nội dung hai nước sẽ phải đàm phán song phương khi Việt Namgia nhập WTO. Điều đó đã tạo thuận lợi cho cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ khi Việt Nam phải tiến hành các cuộc đàm phán để ra nhập WTO.

Thứ tư là, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ không chỉ giúp Việt Nam giành được sự ủng hộ từ Mỹ, mà còn cả các nước đồng minh của Mỹ. Nhờ đó Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử và vị thế quốc tế được nâng cao. Điều này giúp cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập thành công vào cộng đồng kinh tế giới. Trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt –Mỹ, Việt Nam sẽ có điều kiện làm quen và tiếp cận với các nguyên tắc phương thức hoạt động, các quy định, luật lệ của WTO, từ đó Việt Nam có thể điều chỉnh cho phù hợp với nguyên tắc của WTO.

Thứ năm là, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã thúc đẩy khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Ông Karan Bhatra, phó đại

diện thương mại Mỹ tại Việt Nam, trong buổi điều trần trước ủy ban tài chính thượng viện Mỹ ngày 12/7/2006 đã đưa ra nhận xét: “năm 2000, trước khi BTA được ký, kim ngạch thương mại hai chiều đạt dưới 1 tỷ USD, nhưng một năm sau khi ký BTA đã là 7,8 tỷ USD, tăng trên 400%. Cùng thời gian này xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đã tăng 150%. Hiện nay, Mỹ trở thành nơi cung cấp hàng hóa lớn thứ 6 cho Việt Nam”. Ông còn cho rằng: Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho Mỹ. Ông nói : “Chính phủ đã yêu cầu Thượng viện nhanh chóng bỏ phiếu thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu trong mùa hề này không chỉ cho phép chung ta tiến vào một thị trường đầy tiềm năng, vốn lâu nay bị đóng cửa, mà còn tạo tiền đề cho chúng ta đi đến những phiên đối thoại đa phương vốn còn nhiều vấn đề ách tắc… Vì thế, chúng tôi kêu gọi các ngài ưu tiên xem xét để các nhà xuất khẩu Mỹ có thể tận dụng được cơ hội tại thị trường mới nổi lên này, để chúng ta có thể gúp đỡ một đối tác thương mại quan trọng, xây dựng một nền tảng thương mại dựa trên chuẩn mực, luật lệ quốc tế, và để chúng ta có thể hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt mà nhiều đời Tổng thồng Mỹ đeo đuổi trong suốt 20 năm qua… Chúng tôi tin chắc rằng việc ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ, thúc đẩy cải cách ở Việt Nam, tăng cường sự quan tâm của người Mỹ đối với Việt Nam và cả Đông Nam Á

Bắt đầu sự khai thông của Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ,Việt Nam đã gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 Việt nam đăng cai tổ chức Hội nghị AFEC với chủ đề chính là “ Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”. Cụ thể hóa chủ đề này, Việt Nam đề xuất bốn tiểu chủ đề: tăng cường thương mại và đầu tư thông qua thực hiện lộ trình Bu- san và thúc đẩy vòng đàm phán phát triển Đô-ha; tăng cường hợp tác kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách và phát triển bền vững; thúc đẩy môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi; thúc đẩy gắn kết cộng đồng trong APEC.

Hơn nữa, cùng với việc ra nhập WTO và quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại vĩnh viễn (PNTR) và ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) ngày 21/6/2007, quan hệ thương mại Việt –Mỹ đã bình thường hóa

hoàn toàn, đùng như lời mở đầu bài phát biểu của thượng nghị Sĩ Max Baucus trích dẫn câu thơ trong “ Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi “Càn khôn bĩ rồi lại

thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh”.

PHẦN II:

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT – mỹ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)