TRƯỚC KHI TÁI LẬP TỈNH
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG (1976 -
2.1.2. Tình hình văn hoá - xã hội
Thực tế cho thấy, từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 đến năm 1981, sau nhũng năm khó khăn cuộc sống của nhân dân bắt đầu đã có sự cải thiện. Bộ mặt của tỉnh nhà cũng có những chuyển biến nhất định.
Văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội có tiến bộ, trình độ chính trị và văn hóa của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh trong nhân dân được phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày được quan tâm.Giải quyết tốt công tác thương binh liệt sĩ. Phong trào thể dục, thể thao,văn hoá, văn nghệ đã trở thành phong trào quần chúng, vừa đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt tinh thần cho nhân dân, vừa nâng cao sức khỏe để phục vụ sản xuất và chiến đấu [44, tr.4].
Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng văn hoá - xã hội ngày càng tăng lên.
Nếu những năm trước đây chủ yếu là sử dụng nguồn vốn cấp phát của Nhà nước, thì trong những năm sau này, ngoài việc thực hiện nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh đã huy động thêm nguồn vốn của địa phương, nguồn phi chính phủ (NGO) và đóng góp của nhân dân, để xây dựng hoặc tu bổ lại trường học, nhà trẻ, trạm y tế.
Các ngành văn hoá thông tin, từng đợt có tập trung tuyên truyền, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến chính sách qua hệ thống phát hành báo, phim ảnh xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục truy quét tàn dư văn hoá phản động đồi truỵ, từng bước xây dựng đời sống văn hoá mới trong quần chúng.
Sự nghiệp giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển, đã thu hút được 65% [45, tr.13] số cháu đến tuổi đi học. Phong trào bổ túc văn hoá được duy trì có kết quả tốt ở một số nơi.
Cơ sở y tế được xây dựng thêm ở cả 3 tuyến xã, huyện và tỉnh. Dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, bệnh sốt rét từng năm có giảm. Cuộc vận đông sinh đẻ có kế hoạch đã được thực hiện ở nhiều nơi.
Lĩnh vực văn hoá xã hội tuy chưa đều nhưng được phát triển khá ở một số địa phương. Việc giải quyết các chính sách xã hội và việc xây dựng cơ sở vật chất của lĩnh vực này tuy chưa toàn diện, nhưng cũng có những tiến bộ so với trước.
Đến giai đoạn từ 1981 - 1985, tình hình văn hoá - xã hội của tỉnh có những bước phát triển tốt hơn, đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên.
Một số tình hình chủ yếu về mặt văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao có thể kể đến như sau:
Năm 1985, tỉnh đã thực hiện cải cách giáo dục đến lớp 6. Chất lượng dạy và học có phát triển rõ rệt. Kết quả tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học đạt khá (phổ thông cơ sở từ 77,6% năm 1981 - 1982 lên 92,5%; năm 1984 - 1985, phổ thông trung học từ 86% lên 97%) [46, tr.16]. Việc đào tạo công nhân và trung học chuyên nghiệp đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực về số và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thiếu nhiều trường, lớp và thiếu gần 2.000 giáo viên.
Mạng lưới y tế: đến năm 1985, toàn tỉnh đã có 131/133 trạm y tế xã, bảy huyện đều có bệnh viện; có 2.190 giường bệnh và 3.795 cán bộ y tế hoạt động trên các huyện, thị, xã, phường [46, tr.17]; hoạt động của các đội vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét, đội chống lao, đội da liễu, đội sinh đẻ có kế hoạch và tủ thuốc, công tác phòng bệnh, phòng dịch và sinh đẻ có kế hoạch đã có nhiều tiến bộ. Vấn đề tồn tại là nhu cầu thuốc chữa bệnh còn thiếu nghiêm trọng; việc chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng dân tộc, vùng nông thôn xa xôi còn nhiều khó khăn.
Phong trào rèn luyện thân thể đã được các địa phương chú ý hơn trước, nhất là khu vực thị xã, cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường. Tỉnh đã tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần thứ 3, thiết thực thúc đẩy phong trào đối với nhiều địa phương trong tỉnh. Nhưng vẫn còn hạn chế là phong trào thể dục chưa được phát động rộng rãi và chưa có đông đảo quần chúng tham gia, thể thao thành tích cao còn yếu, những môn khá của tỉnh không tiếp tục đi lên một cách vững chắc.
Văn hóa - văn nghệ: tỉnh đã phát triển được phong trào văn nghệ quần chúng. Hàng năm đều có tổ chức hội diễn; trong đó, có phát triển những đội
thuộc các vùng dân tộc của công nhân các công ty cao su, xí nghiệp. Tủ sách, nhà văn hóa có mở rộng, đặc biệt có sự cố gắng đáng kể ở vùng dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh. Mức hưởng thụ về văn hoá, cụ thể là xem phim, văn nghệ, báo chí tăng hơn trước. Hội Văn học - Nghệ thuật đã được thành lập và đi vào hoạt động.
Thực hiện chính sách cho 8.640 thương binh, liệt sĩ, 1.620 cán bộ hưu trí.
Giải quyết việc làm cho một vạn người đến tuổi lao động chủ yếu là cung cấp lao động cho các nông trường cao su, các công, nông lâm trường của tỉnh [46,tr.18].
Việc định canh định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã hoàn thành trên 60%. Gắn đời sống của đồng bào chủ yếu vào nghề rừng; kết hợp với các lâm trường, mở rộng trồng trọt (lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày), phát triển chăn nuôi để nâng cao mức sống của đồng bào.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975) cho đến trước Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, tức trước thời kỳ đổi mới đất nước, mặc dù có những tiến bộ, những chuyển biến tích cực nhưng thành tựu cũng còn rất khiêm tốn, nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt.