Đời sống và việc làm

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 112 - 122)

VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU (2001 - 2003)

4.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI TỪ 2001 ĐẾN 2003

4.3.1. Đời sống và việc làm

Dân số Bình Dương phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị. Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An là 3 huyện, thị có diện tích tự nhiện chỉ chiếm 8,62% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh nhưng lại có số lượng dân số chiếm đến 52,2% dân số của toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 317 người/km2, cao nhất là Dĩ An: 2.177 người/km2, thấp nhất là Phú Giáo 124 người/km2 [8, tr.8].

Mặc dù tỉnh Bình Dương là một tỉnh phát triển khá mạnh về công nghiệp, nhưng tỷ lệ nông dân của tỉnh cũng khá lớn; có khoảng 150.000 người, chiếm tỷ lệ 33,3% [8, tr.10]. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới với nhiều chương trình hỗ trợ người nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới như: giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình khuyến nông, chương trình xoá đói giảm nghèo (giúp đỡ cây, con giống...) đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn trong tỉnh, tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất, ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tính đến nam 2003, trên địa bàn tỉnh có 9 hợp tác xã, 3.114 tổ hợp tác và 1.756 trang trại, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn, từng bước gắn với chế biến và tiêu thụ hàng nông sản [63, tr.3].

Đồng thời với quá trình phát triển đô thị hoá khá nhanh, diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp, một bộ phận nông dân phải chuyển sang lao động trong

các xí nghiệp công nghiệp. Một bộ phận nông dân giàu lên nhanh chóng do bán đất nông nghiệp, nhưng lại không còn tư liệu sản xuất, phải chuyển nghề làm ăn.

Có người nhanh chóng giàu lên nhờ biết làm ăn, buôn bán, nhưng một bộ phận khác thiếu tính toán, tiêu xài quá đà và rơi vào cảnh nghèo túng. Đã có sự phân hoá giàu nghèo tại các vùng nông thôn.

Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh (Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, y tế, giáo dục, cứu trợ xã hội) có khoảng 42.122 người, đội ngũ này được bổ sung một lớp trí thức trẻ, có trình độ và năng lực, đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng một tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển ổn định.

Giới doanh nhân của khoảng 22.445 doanh nghiệp và hơn 22.000 hộ (tăng 2000 hộ so năm 2000) hộ kinh tế cá thể. Do các chính sách thuận lợi trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng đã có nhiều chủ trương thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh, nên đã có một lớp người giàu lên nhanh chóng. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thương trường trong nước và quốc tế.

Nhìn chung, kinh tế trong tỉnh từng bước phát triển, đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng lên, số người thất nghiệp giảm dần, tệ nạn xã hội từng bước được khống chế. Bên cạnh đó, các chương trình như xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, chương trình cho vay vốn làm ăn đã hỗ trợ phần nào các tầng lớp buôn bán nhỏ, lao động tự do ổn định đời sống.

Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2001 - 2003 tiếp tục tăng lên hàng năm: năm 2001 là 9 triệu 062 ngàn đồng, 2002 là 10 triệu 158 ngàn đồng, năm 2003 là 11 triệu 580 ngàn đồng. Mức sống của nhân dân tỉnh Bình Dương đến cuối năm 2003 có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ mức sống tạm ổn, trung bình và khá chiếm 80%, khó khăn 2,7%, mức sống cao là 17,3% [26, tr.3].

Nhóm hộ có mức sống thấp nhất trong năm 2003 theo bình quân đầu người là 195.000 đồng/tháng. Nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất là 10 triệu đồng/tháng.

So sánh mức thu nhập bình quân thì chênh lệch giữa hộ cao nhất và thấp nhất là 5 lần. Nhóm thu nhập thấp thường do đông nhân khẩu, neo đơn hoặc mất sức lao động...

Riêng thu nhập của đa số công nhân lao động trong tỉnh có tăng so với trước, mức thu nhập bình quân của công nhân là 1,5 triệu đồng, trong đó, mức thu nhập cao nhất là 3 triệu đồng, mức thấp nhất là 600 ngàn đồng [26, tr.4].

Đến nay, có 90% công nhân đang có mức sống trung bình, đủ ăn, 10%

công nhân còn khó khăn, thu nhập chỉ đủ chi dùng cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu chỉ tính số công nhân địa phương thì trên 98% công nhân đều có nhà riêng, phần lớn là nhà cấp 4, số công nhân nhập cư từ các tỉnh khác thì hầu hết phải ở nhà trọ (một thiểu số rất ít tạm trú tại nhà người quen, họ hàng), do thời gian đến làm việc tại Bình Dương chưa lâu [26, tr.4].

Bình quân có trên 90% hộ gia đình có các phương tiện nghe, nhìn (tivi, radio...), có 16,4 máy điện thoại/100 dân, 95% hộ có điện, 81% hộ sử dụng nước sạch. Mức chi tiêu bình quân của 1 người/tháng ở thành thị là 390 ngàn đồng, ở nông thôn là 320 ngàn đồng, tăng gấp 1,5 lần so năm 2001.

Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố là 3,75%, nhà bán kiên cố là 72,36%, nhà tạm là 19,82%. Nhà kiên cố tập trung tại khu vực thành thị, khu dân cư tập trung; tại khu vực nông thôn, vùng sâu cũng bắt đầu có nhiều nhà kiên cố được xây dựng [26, tr.6].

Các lĩnh vực về văn hoá - xã hội như: văn học - nghệ thuật, báo chí, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, bưu chính viễn thông…ngày càng được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển để từng bước tạo nên sự tương xứng giữa phát triển văn hoá - xã hội với mức tăng trưởng kinh tế khá cao của một tỉnh công

nghiệp như Bình Dương; đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, phục vụ nhu cầu hưởng thụ về văn hoá ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Đến năm 2003, số tờ tin của các cơ quan tăng từ 08 (năm 2000) lên 20, số trang tin điện tử tăng từ 03 trang (năm 2000) lên 07 trang.

Nhằm thực thi có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động cụ thể; qua đó đã nâng mức đầu tư xây dựng cơ bản kể cả kinh phí chi thường xuyên hằng năm cho ngành văn hóa - thông tin. Ngoài ra, ngân sách địa phương còn hỗ trợ trong việc giải quyết các chính sách văn hóa: chính sách với diễn viên chuyên nghiệp, đối với cán bộ cơ sở, đào tạo đội ngũ cán bộ...

Hàng năm, trong chương trình mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, ngoài nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh cũng đã chi hỗ trợ trùng tu tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, bổ sung nguồn sách cho Thư viện, chi cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Việc xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị, trường học, xóm, ấp, khu phố… được triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới. Năm 2003, có 157.903 gia đình, 464 khu, ấp, 650 đơn vị đăng ký và có 141.013 gia đình, tỷ lệ 87,6%, 358 khu, ấp, tỷ lệ 77,15 và 625 đơn vị đạt danh hiệu gia đình, khu, ấp và đơn vị văn hoá [39, tr.7]. Tăng 17% gia đình, 25% khu, ấp và 11% đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá so với năm 2000. Qua đó, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và tính tự quản trong cộng đồng các khu dân cư trong việc hưởng ứng các phong trào thi đua của địa phương. Những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân được các tổ hoà giải thực hiện tốt, góp phần ổn định trật tự xã hội và phát huy tình làng, nghĩa xóm trong nội bộ nhân dân.

Về các thiết chế, công trình văn hóa: tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng mới nhiều công trình, thiết chế văn hóa như: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà Thiếu nhi tỉnh, Công viên thị xã Thủ Dầu Một, Công viên nước Bình Dương, nhà sách Bình Minh, xây dựng các tượng đài chiến thắng: Bàu Bàng, Phước Thành, Dầu Tiếng, Thuận An Hoà.... phục vụ thiết thực về nhu cầu sinh hoạt văn hoá và vui chơi giải trí cho nhân dân. Đến nay 3/7 huyện, thị có Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao, các huyện còn lại cũng đã có quy hoạch xác định địa điểm, quy mô đầu tư xây dựng. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đến năm 2005 xây dựng 25 cụm Văn hóa - Thể thao liên xã, trong đó đã định hình được 7 cụm [39, tr.8].

Ngoài ra, Điểm Bưu điện văn hoá xã cũng là một thiết chế văn hoá hoạt động khá hữu hiệu, góp phần thiết thực giúp cho địa phương thực hiện thành công các chương trình xóa đói thông tin, hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật đến với người nông dân, rút ra những kinh nghiệm có giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đã góp phần từng bước phát triển văn hoá xã hội, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, tỉnh đã từng bước triển khai các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm nhằm huy động các nguồn lực xã hội xây dựng và phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ văn hóa. Tính đến năm 2003, trên địa bàn tỉnh có trên 2.000 cơ sở dịch vụ văn hóa đăng ký hoạt động (tăng gấp 5 lần so với năm 1998) [40, tr.5].

Các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng cùng với mạng lưới dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển đã cải thiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đáp ứng các nhu cầu văn hóa tiếp nhận thông tin đa dạng của quần chúng.

Hiện nay, hầu hết các huyện, thị trong tỉnh đều hình thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử tập hợp được các nghệ nhân và giới trẻ yêu thích loại hình âm nhạc dân tộc.

Hàng năm, ngành Văn hóa - Thông tin tổ chức thường xuyên định kỳ các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn từ cơ sở đến tỉnh có sự tham gia của nhiều địa phương, ngành, đoàn thể. Tiêu biểu là các hội thi: Hội thi nghệ thuật quần chúng Công - Nông - Binh, Liên hoan Những ca khúc truyền thống, Liên hoan Âm nhạc dân tộc....Ngoài ra nhiều ngành, đoàn thể của tỉnh cũng tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn trong giới, ngành như: Hội diễn khối công nhân viên chức - người lao động, Hội diễn khối lực lượng vũ trang, Ngày hội văn hóa các dân tộc, Hội diễn khối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, Liên hoan tiếng hát Truyền hình, Hội thi giọng ca cải lương....[40, tr.6]. Nội dung sáng tác và chương trình biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật đều tập trung phản ánh ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, ca ngợi quê hương con người Bình Dương, các nhân tố mới trong phong trào thi đua lao động sản xuất, khẳng định các giá trị chuẩn mực đạo đức con người mới hiện nay.

Nhìn chung, một số mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu được nêu trong chương trình hành động của Tỉnh ủy như: Đầu tư xây dựng công trình thiết chế văn hóa, giữ gìn phát huy di sản văn hóa, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, ngăn chặn và bài trừ văn hóa độc hại, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn.... đã được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đem lại một số kết quả rõ rệt góp phần định hình các giá trị chuẩn mực con người mới thời kỳ công

nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao đời sống của nhân dân, trở thành động lực quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra hàng năm.

4.3.1.2. Lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê đến thời điểm 31/12/2003, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của Bình Dương là 539.483 người, chiếm 62,25%

dân số toàn tỉnh (trong đó số người trong độ tuổi lao động là nữ chiếm 52,29%, nam chiếm 47,71%). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 495.097 người, đạt tỷ lệ lao động có việc làm là 91,7% [8, tr.10].

Trong đó:

- Lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: 150.239 người - Lao động ngành công nghiệp: 231.365 người

- Lao động ngành xây dựng: 10.196 người - Lao động dịch vụ: 52.768 người

- Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội: 26.870 người - Giáo dục - Y tế: 13.979 người

- Ngành khác: 9.680 người

Bên cạnh đó, số người có khả năng lao động nhưng đang đi học (chuyên môn nghiệp vụ, học nghề) là 50.020 người. Như vậy, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ổn định trên địa bàn tỉnh trong thời điểm năm 2003 là 8,2% [27, tr. 5]. So với năm 2000, số lao động không có việc làm giảm 1,1%.

Trước tình trạng người lao động còn thiếu việc làm, tỉnh đã đề ra một số giải pháp tích cực để giải quyết việc làm, cụ thể như: hàng năm tổ chức điều tra nhu cầu việc làm của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động. Qua đó, từ năm 2001, hàng năm tỉnh tổ chức Ngày hội việc làm nhằm làm cầu nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp và người lao động; tổ chức liên kết

với các tỉnh bạn (Nam bộ và Nam Trung bộ) để giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp trong tỉnh về vấn đề lao động. Để chủ động đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ phát triển kinh tế địa phương, tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp ở các huyện, thị. Năm 2003, tỉnh triển khai xây dựng 2 dự án Trường dạy nghề chất lượng cao (gồm Trường Kỹ nghệ Bình Dương và Trường Dạy nghề chất lượng cao do Hàn Quốc đầu tư), với tổng vốn trên 250 tỷ đồng [26, tr. 8]. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 25 cơ sở dạy nghề, tăng 05 cơ sở so với năm 2000.

Bước đầu tỉnh đã phối hợp với các đơn vị có chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức cho một số lao động nghèo đi làm việc tại nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh.

Cùng với việc tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị chuẩn bị lực lượng lao động để cung cấp cho các doanh nghiệp, tỉnh tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, qui hoạch Khu công nghiệp, tăng cường dạy nghề và phổ cập giáo dục cho lao động địa phương, mở rộng các dịch vụ việc làm, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động. Hằng năm, tỉnh Bình Dương đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần tạo việc làm cho người lao động (năm 2001, dự án đăng ký mới là 523 dự án, năm 2002 là 563 dự án, năm 2003 là 582 dự án [63, tr.4,5]. Với số doanh nghiệp hàng năm tăng lên đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và các tỉnh,thành phố trong cả nươc. Qua báo cáo tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp thì lao dộng ngoài tỉnh làm việc trong các doanh nghiệp đến cuối năm 2003 chiếm 60% (trên160.000 người). Người lao động phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Trình độ văn hóa chủ yếu là lớp 9 và chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Có một số doanh nghiệp may tuyển lao động có trình độ lớp 7, lớp 8).

Cụ thể số lao động làm việc trong khu vựccông nghiệp như sau [8, tr.19]:

- Lao động của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp:

Tổng số lao động: 167.876

Lao động trong tỉnh: 66.443 Lao động ngoài tỉnh: 101.443

- Lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tổng số lao động: 79384

Lao động trong tỉnh: 13.042 Lao động ngoài tỉnh: 66.342 - Lao động chia theo trình độ:

Cao đẳng đại học trên đại học: 9.848 (tỷ lệ 3,98%) Trung cấp, công nhân kỹ thuật: 30.154 (tỷ lệ 12,20%) Lao động phổ thông: 207.258 tỷ lệ (83,82%)

Trong những năm qua, do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy trong GDP, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Bình Dương cũng có sự chuyển dịch khá rõ nét. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp năm 2000 tương ứng: 35,47%; 19,54% và 44,72%, đã chuyển dịch tương ứng đến năm 2003 là 48,79%; 20,86% và 30,35% [63, tr.1].

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo phân tích ở trên là tương đối phù hợp và mang yếu tố tích cực.

Số lao động trong ngành nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản của toàn tỉnh liên tục giảm qua các năm: từ 167.673 người vào năm 2000 giảm còn 150.329 người vào năm 2003. Trong khi lao động trong công nghiệp và xây dựng lại liên tục tăng: từ 134.011 người (năm 2000) lên 241.561 người (năm

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 112 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)