VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU (2001 - 2003)
4.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ TỪ 2001 ĐẾN 2003
4.2.2. Chuyển biến trong các ngành kinh tế
Nhằm định hướng và đảm bảo sự phát triển ổn định trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nên kinh tế của tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung xây dựng và triển khai nhiều quy hoạch liên quan trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Kết quả từ năm 2001–2003, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng bình quân 5,96%; trong đó giá trị nông nghiệp tăng 6,025%
hàng năm (chăn nuôi tăng 12,8%, trồng trọt tăng 4,6%), lâm nghiệp tăng 4,5%, thủy sản tăng 7,3%. [8, tr.37]
Tuy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh giảm dần từ 15,2% năm 2001 còn 12% năm 2003, nhưng do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chuyển đổi giống mới cây trồng - vật nuôi có năng suất
cao nên giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng khá. Riêng trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất, từ 22,0%
năm 2000 lên 23,8% năm 2003.
a. Chuyển cơ cấu cây trồng
Thực hiện theo các mục tiêu và định hướng của qui hoạch 6 vùng chuyên canh về cây trồng và vật nuôi, đến năm 2003 diện tích cây công nghiệp và cây nông nghiệp dài ngày đạt 125.439 ha, tăng 3.792 ha so với năm 2000; cây hàng năm đạt 56.053 ha giảm 1977 ha so với năm 2000. [8, tr.41]
Song song với việc chuyển đổi từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày, qui mô sản xuất cũng chuyển dần từ nhỏ đến vừa và lớn. Đến cuối năm 2003, toàn tỉnh có trên 1.800 trang trại sản xuất nông nghiệp với diện tích đất sử dụng trên 18.400 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 372 tỷ đồng. Đối với kinh tế tập thể có 17 hợp tác xã nông nghiệp (tăng 7 hợp tác xã so với năm 2001). Ngoài ra cón có 70 câu lạc bộ và hơn 5032 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.
Đối với đơn vị nhà nước, Nông trường Cây trường (huyện Bến Cát) quản lý 1.196 ha, trong đó đã trồng được 943,38 ha cây dài ngày (điều, cao su, cây lâm nghiệp); Lâm trường Phú Bình quản lý trên 5.300 ha đã trồng cây dài ngày trên phần lớn diện tích.
Do đất sản xuất của tỉnh chất lượng dinh dưỡng không cao, nguồn nước ngầm, nước mặt phân bổ không đều thường tập trung vào một số khu vực trũng, ven sông, suối nên chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp cao, nên để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, từ năm 2001 ngành nông nghiệp đã quan tâm công tác khuyến nông và áp dụng giống mới, hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất, chất lượng hàng nông sản ngày càng được cải thiện. Đến cuối năm 2003, tỷ lệ giống trên một số loại cây trồng được thực hiện như sau: cây cao su đạt 92,8%, mía đạt
80%, điều đạt 53,7%, đậu phộng đạt 67,7%, khổ qua và dưa chuột đạt 100%...
Đồng thời, thực hiện một số biện pháp trồng trọt kỹ thuật cao như: nhà kính, nhà lưới, phủ bạt.. vừa hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ ẩm, thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng bảng màu lá lúa để bón phân, cho ra hoa trái vụ trên cây ăn quả…. Kết quả so với năng suất bình quân năm 2001, năng suất một số cây trồng năm 2003 như sau: lúa tăng 1,2 tạ/ha (đạt 28,7 tạ/ha), rau tăng thêm 2 tạ/ha (đạt 140 tạ/ha), cao su tăng 0,32 tạ/ha (đạt 13,4 tạ/ha), điều tăng thêm 1,3 tạ/ha (đạt 4 tạ/ha) …[8, tr.60] Từ kết quả trên đã đưa giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất canh tác từ 13,2 triệu đồng năm 2001 lên 27,9 triệu đồng năm 2003, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn từ 6 triệu 360 ngàn đồng vào năm 2001 lên 8 triệu 790 ngàn vào năm 2003.
b. Chăn nuôi
Dựa vào qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện phía Bắc và xác định chăn nuôi sẽ là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2003 các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi với qui mô vừa và lớn phát triển tương đối nhanh tại huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo như Công ty nông lâm Đài Loan, Công ty TNHH Đài Việt với qui mô từ vài ngàn con đến vài chục ngàn con heo, Công ty cổ phần CP Việt Nam với hình thức giao cho dân nuôi gia công hơn 1,2 triệu gà thương phẩm; tổng đàn heo đạt 269 ngàn con (tăng 19,4% so với năm 2001), đàn bò sữa đạt 3.018 con (tăng 44,1%), tổng đàn gia cầm đạt 2,4 triệu con (tăng 6,6%) [8, tr.63].
Các dự án phát triển đàn bò sữa, bò sinh sản và bò lai sind hướng thịt được tiếp tục triển khai thực hiện góp phần quan trong đối với sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất với qui mô lớn đòi hỏi vốn và diện tích đất lớn nên chưa phát triển được các doanh nghiệp trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa với qui mô lớn chủ yếu hiện nay là các hộ gia đình
đầu tư chăn nuôi gia súc với qui mô nhỏ. Song song với việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phong trào nuôi thuần dưỡng động vật hoang dã đã ngày càng phát triển trong nhân dân. Với sự phát triển của ngành chăn nuôi và yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các ngành dịch vụ hỗ trợ như chế biến thức ăn gia súc, thú y, giết mổ cũng phát triển theo.
c. Lâm nghiệp
Công tác trồng cây phân tán, trồng rừng mới từ vốn ngân sách, liên doanh liên kết và giao khoán trồng cây trên diện tích đất trống, đất có cây tái sinh không có mục dích và không thể phát triển thành rừng đã mang lại hiệu quả trồng được mỗi năm hàng ngàn ha với các loài cây có giá trị kinh tế - xã hội như sao, dầu, cao su, xà cừ, tràm bông vàng, cây keo lai từ năm 2001 đến nay trồng được 2.150,9 ha cây có khả năng tạo tán và hàng trăm ngàn cây phân tán. Sau khi khai thác theo luân kỳ cây, diện tích rừng tăng từ 12.791 ha năm 2001 lên 14.142 ha năm 2003 nâng độ che phủ từ 47,8% năm 2001 lên 51,38% năm 2003 [63, tr.3].
d. Thủy sản
Trước đây, nuôi trồng thủy sản tại Bình Dương chủ yếu phát triển ở các hộ gia đình, chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng và tận dụng diện tích ao hồ sẳn có với loại thủy sản có giá trị thấp.Việc nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản với tính chất công nghiệp, loại thủy sản có giá trị cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mới bắt đầu triển khai với việc nuôi thử nghiệm một số mô hình trình diễn như nuôi tôm càng xanh; Gần đây bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng qua việc nuôi cá bè trên một số hồ chứa như hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Nôm. Đến năm 2003 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 268 ha [8, tr.72], nuôi cá tại 153 bè đạt thể tích là 1873 m3; sản lượng thủy sản đạt 573 tấn/năm (tăng 21% so với năm 2001)
e. Phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp
- Kinh tế hộ nông dân: theo số liệu điều tra cuối năm 2003, toàn tỉnh có 64.780 hộ sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung kinh tế hộ đang từng bước phát triển ổn định và đi vào sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật bị hạn chế… dẫn đến năng lực sản xuất thấp, giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh là khá phổ biến đối với kinh tế hộ.
- Kinh tế trang trại: toàn tỉnh có 1802 trang trại (tăng 46 trang trại so với 2001), sử dụng 18.432 ha đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 28.000 lao động. Trong đó có hơn 89% số trang trại trồng cây lâu năm như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả. Các trang trại đã ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản sản phẩm, phân tích tìm thị trường… nên sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
- Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã: phát triển thêm 2.000 tổ hợp tác, nâng số tổ hợp tác lên 4.513 tổ với 69.640 thành viên, trong đó có 1.659 tổ với 34.512 thành viên [63, tr.5]. Các tổ kinh tế hợp tác là cơ sở để phát triển lên hợp tác xã.
Nhưng do các ngành, các cấp chưa quan tâm đúng mức đối với loại hình này, nhất là một số chính sách đối với kinh tế tập thể chưa tạo sự hấp dẫn (như thuế thu nhập, thuế VAT đối với Hợp tác xã chưa phù hợp…) đồng thời trình độ quản lý còn thấp nên các tổ hợp tác chưa phát triển lên Hợp tác xã.
Hiện có 17 Hợp tác xã nông nghiệp, tăng 08 Hợp tác xã so với năm 2001.
Đa số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Nhiều hợp tác xã không những tổ chức tốt đầu vào, đầu ra cho sản xuất mà còn phát triển thêm ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho xã viên (từ 700.000 - 1.500.000đ/tháng) như các Hợp tác xã Tân Ba, Phước Thái (Tân Uyên), Lai Uyên, Tân Trường (Bến Cát)…
- Đến năm 2003 trên địa bàn tỉnh có 19 xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc để cung cấp cho sản xuất chăn nuôi và 03 xí nghiệp tự sản xuất phục vụ chăn nuôi của đơn vị như Công ty Nông lâm Đài Loan, Công ty Vifaco, Công ty Cổ phần Việt Nam. Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc đã tạo được uy tín trên thị trường nội địa như Công ty TNHH Lái Thiêu, Thành Công, Thành Lợi, XNTD Phú Lợi đã cung cấp cho các tỉnh miền Tây với số lượng lớn.. Ngoài ra còn có 498 doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông - lâm - hải sản và kinh doanh đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, trong đó 132 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 101 đơn vị sản xuất, cung ứng giống và 79 cơ sở cung ứng giống [63, tr.3]
4.2.2.2. Công nghiệp a. Sản xuất công nghiệp
Nhìn chung, công nghiệp đã tạo được bước phát triển đột phá, liên tục duy trì và nâng cao được nhịp độ phát triển và tiếp tục giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở ra nhiều ngành, sản phẩm mới; giải quyết nhiều lao động, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu và đóng góp chủ yếu cho tăng thu ngân sách. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp bước đầu có những tín hiệu tốt.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 36,4%; trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,03%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 30,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 46,1% [8, tr.83]
Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từng bước được nâng cao, đã xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sản phẩm bước đầu hội nhập và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, cơ khí,
hoá chất, may mặc, giày da, điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp truyền thống như gốm sứ, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài… đã có sự chuyển biến từng bước về công nghệ, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Lực lượng và trình độ đội ngũ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, công nhân có tay nghề của ngành được chú trọng đào tạo và có bước phát triển.
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành sản xuất chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối.
Năm 2000, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 97,3% tăng lên 98,2%
vào năm 2003 nhưng giá trị tuyệt đối gấp 2,8 lần. Tương ứng thời gian như trên, công nghiệp khai thác giảm tỷ trọng từ 1,8% xuống còn 1,3% và có giá trị tuyệt đối gấp 2 lần; công sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước giảm tỷ trọng từ 1% xuống còn 0,5% và có giá trị tuyệt đối gấp 1,5 lần [8, tr.87].
+ Mặc dù các ngành các cấp của tỉnh có chủ trương từng bước phát triển công nghiệp ở các huyện phía Bắc của tỉnh nhưng với sự hình thành và đi vào hoạt động của các khu công nghiệp đã góp phần cho các huyện phía Thuận An và Dĩ An tiếp tục vẫn là trung tâm công nghiệp của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của 2 huyện tăng tỷ trọng từ 76,2% vào năm 2000 lên 83,7% vào năm 2003.[8, tr.86], [5, tr.49].
b. Khu công nghiệp
Đã có 10 khu công nghiệp được cấp phép hoạt động với diện tích 1.796,2 ha, đã đầu tư 1.850 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đã có 6/10 khu công nghiệp cơ bản được lấp kín. Trong thời gian qua, công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh từng bước được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để
thu hút vốn đầu tư. Đã mở thêm khu công nghiệp Mỹ Phước thuộc huyện Bến Cát, tiến hành quy hoạch và từng bước hình thành khu Liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Nam Bình Dương, khu công nghiệp Tân Uyên. Tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp là 499 dự án, gần 356 dự án đầu tư nước ngoài, vốn 1.588 triệu đô la Mỹ và 145 dự án đầu tư trong nước, vốn 1655 tỷ đồng [63, tr.2]. So với năm 2000 tăng 3 khu công nghiệp - diện tích tăng 390 ha, có thêm 253 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, UBND tỉnh đang triển khai đầu tư khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương trên địa bàn của 5 xã thuộc 2 huyện Tân Uyên, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một với tổng diện tích 4.196 ha.
c. Điện lực
Từ năm 2000 đến năm 2003, điện thương phẩm tăng bình quân 40%/năm..
Đến cuối năm 2003, 94,3% số hộ trên địa bàn tỉnh sử dụng điện [63, tr.7]
4.2.2.3. Dịch vụ a. Thương mại
* Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân hàng năm 18,1% (NQ 21 - 22%). Trong đó, kinh tế nhà nước chiếm 20,1%, kinh tế tư nhân chiếm 71,3%, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 8,6%. Thị trường hàng hoá không ngừng được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Các cơ sở vật chất phục vụ phát triển thương mại cấp tỉnh, huyện và các chợ nông thôn được tích cực quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới thương mại của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các tầng lớp dân cư.
* Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 530,1 triệu USD, năm 2003 là 1.418,6 triệu USD [63, tr.5], tăng bình quân hàng năm từ 2000 - 2003 là 35,3% (Nghị quyết là 25 - 26%); trong đó, xuất khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tăng bình quân hàng năm 42,9% (chiếm 79,5%), hàng nông nghiệp tăng bình quân 3%(chiếm 8,7%); xuất khẩu của khu vực trong nước bình quân tăng 18,9%
(chiếm 40%), của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 53,7% (chiếm 60%). Đến nay, có một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn như: mủ cao su, may mặc, giày dép, gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, mì gói … thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng và đã mở rộng đến trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đã hạn chế dần xuất khẩu hàng nông sản thô và sơ chế. Các thành phần kinh tế luôn được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong xuất khẩu.
* Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 36,2% [9, tr.133]
(Nghị quyết 25 - 26%). Công tác nhập khẩu đúng hướng, chủ yếu là nhập các vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và cải thiện, đổi mới công nghệ (chiếm 99%), góp phần tạo thuận lợi cho các dự án sớm đi vào hoạt động, đồng thời ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
* Du lịch
Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên địa bàn, đáng chú ý là khu vực ngoài quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực.
Số lượt khác du lịch đến địa bàn tỉnh tăng bình quân 17%/năm và doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm 12%/năm. Năm 2003, đã tiếp nhận 330.710 lượt khách trong nước và nước ngoài [8,tr.135], tăng 61% so với năm 2000 và tăng 73,7% so với năm 1997; doanh thu đạt gần 88 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2000 và gấp 3,5 lần so với năm 1997. Tuy nhiên, công tác du lịch trong những năm qua chưa có bước đột phá; những tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh chưa được phát huy hiệu quả.
b. Vận tải
Đến cuối năm 2003, hầu hết các huyện thị đếu có bến xe khách trung tâm và bến đỗ, đậu trả - nhận khách. và bắt đầu phát triển dự án xe buýt từ Bến xe
khách tình đến các huyện thị và các tỉnh thành lân cận. Số lượng phương tiện vận tải trong những 2001 - 2003 phát triển khá nhanh và đa dạng. Vận tải hành khách công cộng được triển khai đầu tư từ tháng 7/2003, đến cuối năm 2003 có 9 tuyến xe buýt đi vào họat động, nguồn vốn hoàn toàn do tư nhân đầu tư và tổ chức khai thác, ngân sách tỉnh trợ giá khoảng 30% chi phí.
Sản lượng vận tải hành khách tăng bình quân 2%/năm, Năm 2003 vận chuyển gần 2,9 triệu hành khách và luân chuyển 155,3 triệu hành khách [8, tr.146]. Đường bộ chiếm khoảng 75% và cự ly vận chuyển trung bình 67 km;
Đường thủy chiếm khoảng 25% và cự ly vận chuyển trung bình 1 km (chủ yếu là đò ngang đưa khách qua sông). Sản lượng vận tải hàng hóa: Năm 2003 vận chuyển 3,6 triệu tấn và luân chuyển 197,3 triệu tấn/km. Đường bộ chiếm khoảng 92% và cự ly vận chuyển trung bình 92 km; Đường thủy chiếm khoảng 8% và cự ly vận chuyển trung bình 149 km. Doanh thu vận tải tăng bình quân 25%/năm.
Năm 2003, doanh thu vận tải đạt gần 364 tỷ đồng, gấp đôi doanh thu vận tải năm 2000 [8, tr.144].
c. Bưu điện
Dịch vụ phát hành báo chí phát triển ổn định, năm 2003 hệ thống bưu chí phát hành báo chí tỉnh phát hành 2.888.000 tờ báo các loại, tăng 12,6% so với năm 2002 và tăng 37% so với năm 2000 [8, tr.144].
Tốc độ phát triển số thuê bao máy điện thoại cố định tăng bình quân 27%/năm và điện thoại di động là 115%/năm. Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân 29%/năm; doanh thu năm 2003 đạt 389 tỷ 500 triệu đồng, 2,1 lần so với năm 2000.
d. Ngân hàng
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng đa dạng hóa các loại hình ngân hàng như Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội,