Định hướng phát triển trên các lĩnh vực

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 53 - 60)

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000

3.1.2. Định hướng phát triển trên các lĩnh vực

Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường các đô thị, khu công nghiệp và thị trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xây dựng nông thôn mới, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chú trọng đầu tư đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư hoàn thành đồng bộ các công trình thủy lợi đầu mối hiện có và hệ thống kênh mương nội đồng theo qui hoạch, phát huy tác dụng công trình bờ bao ven sông Sài Gòn. Quản lý chặt chẽ quỹ đất, sử dụng đất hết sức tiết kiệm và có hiệu quả cao; đảm bảo nông dân phải có đất sản xuất, có chính sách vốn ưu đãi cho nông dân vay. Có chính sách thích hợp trong thu mua sản phẩm của nông dân, không để nông dân bị thua thiệt.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 6,5 - 7%/năm. Phát triển mạnh chăn nuôi heo hướng bán công nghiệp và công nghiệp, trước hết đàn heo, gà chăn nuôi công nghiệp, bò sữa và bò lai sind [48, tr.44].

3.1.2.2. Công nghiệp

Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong và ngoài tỉnh, phát triển công nghiệp chế biến như cao su, hạt điều, cây ăn trái, vật liệu xây dựng, đồng thời phát triển mạnh công nghệ kỹ thuật cao như cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; phát huy cao khả năng các nguồn lực, kể cả nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh

với tổng diện tích khoảng 6.000 ha; xúc tiến đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và đưa vào khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp đã được cấp phép [48, tr.38].

3.1.2.3. Thương mại - Dịch vụ

- Phấn đấu tổng mức bán lẻ tăng bình quân hàng năm 23 - 25% và bán buôn tăng 21 - 22% hàng năm. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh, hoà nhập với thị trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các nước. Qui hoạch, hình thành mạng lưới thương mại đa dạng trên toàn tỉnh, bảo đảm yêu cầu cung ứng vật tự, nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Kêu gọi và thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư các dự án trung tâm thương mại, dịch vụ [48, tr.42].

Xây dựng và củng cố các hợp tác xã thương mại ở nông thôn. Sửa chữa, nâng cấp các chợ hiện có theo qui hoạch, xoá các chợ tạm ở những nơi có mật độ dân cư đông, xây dựng chợ ở những nơi tập trung dân cư và chợ nông thôn.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng tăng tỉ lệ xuất sang châu Âu, châu Mỹ; khôi phục thị trường các nước Đông Âu và Liên bang Nga. Tạo ra ngành và nhóm hàng xuất khẩu mạnh, làm mũi nhọn để phát triển cao, ổn định và bền vững. Đầu tư khai thác thế mạnh về nguyên liệu, nông sản của tỉnh như cao su, hạt điều, vật liệu xây dựng… Nâng cao giá trị hàng hoá, tạo thị trường ổn định. Phấn đấu đến năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 800 - 820 triệu USD tăng bình quân 30 - 32% hàng năm [48, tr.41].

- Có biện pháp khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, để từng bước nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng của tỉnh. Quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu du lịch Châu Thới - Lồ Ồ - Bình An, vườn cây Lái Thiêu và khu đô thị Vĩnh Phú kết hợp du lịch trên song Sài Gòn. Dự kiến doanh thu du lịch tăng bình quân 17 - 18% hàng năm [48, tr.41 - 42].

3.1.2.4. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước theo hướng tập trung nguồn lực vào các ngành và lĩnh vực trọng yếu; chú trọng xây dựng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, kinh doanh có hiệu quả. Tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực lưu thông phân phối; đồng thời phát huy được vai trò trung tâm công nông lâm nghiệp, nhất là ở vùng nông thôn, vùng xa. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế tư bản Nhà nước. Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước trên toàn tỉnh. Áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh Nhà nước và các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.

Cải thiện tích cực môi trường đầu tư, nâng cao năng lực quản lý để thu hút mạnh và có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đối với kinh tế tư bản tư nhân thực hiện đúng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư như giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, vay vốn ưu đãi được luật pháp quy định; tạo điều kiện để các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài.

Tiếp tục củng cố các hợp tác xã hiện có, phát triển thêm một số hợp tác xã mới, chú ý trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;

coi trọng ác hình thức hợp tác trong nông nghiệp, liên kết sản xuất ở nông thôn.

Đồng thời, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước, có chính khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả và thực hiện đúng luật hợp tác xã [48, tr.46].

3.1.2.5. Ngân sách

Tích cực động viên mọi nguồn thu, tập trung nhiều nguồn lực đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh. Phấn đấu động viên từ 19 - 20% GDP vào ngân sách; chi đầu tư xây dựng hàng năm từ 30 - 35% so với

tổng chi. Chú trọng bố trí chi thực hiện được yêu cầu phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, công nghệ; thực hiện dự phòng ngân sách [48, tr.43].

Đổi mới, mở rộng các loại hình dịch vụ tài chính tiền tệ tạo thị trường vốn, phát triển mạnh các hệ thống tài chính và ngân hàng, kể cả của khu vực Nhà nước và các thành phần kinh tế khác.

3.1.2.6. Kết cấu hạ tầng

Khắc phục nhanh những yếu kém về hạ tầng hiện có, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế cao, cải thiện điều kiện phát triển vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Giao thông: đến năm 2000 hoàn thành các dự án nâng cấp, mở rộng các trục và đầu mối giao thông chính, như quốc lộ 13, các đường tỉnh quản lý và một số tuyến đường liên huyện, liên xã. Phát triển giao thông nông thôn.

- Cấp điện: đầu tư xây dựng nhanh hệ thống trạm nguồn và đường dây cung cấp điện theo quy hoạch, bảo đảm mục tiêu cấp đủ điện với chất lượng ổn định cho các khu công nghiệp tập trung. Trước mắt là đầu tư nâng công suất trạm cung cấp điện các khu công nghiệp, khu sản xuất có tốc độ tiêu thụ điện tăng nhanh như trạm Sóng Thần, trạm Bến Cát 2, trạm An Phú...

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải của vùng Nam Bình Dương, trọng điểm là hệ thống thoát nước mưa thị xã và các tuyến kênh, xử lý tốt yêu cầu thoát nước của khu công nghiệp. Thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp.

- Bưu chính - viễn thông: nâng số máy điện thoại bình quân lên 4,5 - 5 máy trên 100 dân, hoàn thành cơ bản việc xây dựng các tuyến truyền dẫn tốc độ cao để truyền dẫn số liệu phục vụ quản lý Nhà nước của tỉnh.

- Đô thị hoá: hoàn thành quy hoạch hệ thống đô thị trong toàn tỉnh; kiên quyết quản lý đất đai, cải tạo và xây dựng thị xã và các thị trấn theo quy hoạch

và tiêu chuẩn. Khẩn trương cải tạo, mở rộng nâng cấp thị xã và các thị trấn hiện có. Nâng cấp một số phường, thị trấn và huyện lỵ, nhất là ở phía Nam của tỉnh làm chức năng trung tâm kinh tế xã hội của huyện, tạo thế liên hoàn trong hệ thống đô thị [48, tr.39].

3.1.2.7. Khoa học công nghệ và môi trường

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của khoa học - công nghệ trong đời sống kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tập trung phục vụ đổi mới công nghệ ở những vùng sản xuất chủ yếu, trước hết là các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2000 có một số ngành đạt trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực. Xây dựng một số ngành công nghiệp mũi nhọn dựa trên công nghệ cao (tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới công nghệ sinh học). Tập trung năng lực đưa công nghệ tiên tiến vào các ngành công nghiệp bảo quản và chế biến nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu. Từng bước đưa công nghệ sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi và chế biến để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiếp nhận, chuyển giao những công nghệ cao, tạo tiền đề đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới.

Đầu tư nghiên cứu các loại hình công nghệ thích hợp cho địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.

Tổ chức lại mạng lưới khoa học - công nghệ, hình thành khu công nghệ kỹ thuật cao với chính sách ưu đãi nhằm thu hút kỹ thuật cao của nước ngoài. Tổ chức tốt mối liên kết giữa tỉnh với các cơ sở Trung ương, giữa các doanh nghiệp với các trường đào tạo trên địa bàn khu vực.

3.1.2.8. Giáo dục và đào tạo văn hoá, y tế và thực hiện chính sách xã hội a. Về giáo dục và đào tạo: Cần coi trọng phát triển trên cả 3 mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giáo dục. Vừa tăng vốn đầu tư của ngân sách địa phương vừa khuyến khích mở rộng diện giáo dục bán công, mở trường dân lập, huy động nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2000 là: hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, phổ cập cấp một; phát triển mạng lưới trường tiểu học ở các cụm dân cư tập trung từng bước đầu tư đồng bộ xây dựng và trang thiết bị theo phương thức xây dựng mới, lầu hoá 100% trường cấp III và khoảng 70 - 80% trường cấp II ở các trung tâm dân cư lớn của tỉnh. Hình thành hợp lý các trung tâm dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật, trước hết phải đảm bảo có từ 30 - 40% công nhân có trình độ tay nghề và kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp phía Nam. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngủ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật [48, tr.49].

b. Về Văn hoá - Thông tin: xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Qui hoạch đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử địa đạo Tây Nam (Bến Cát). Hình thành các Nhà văn hóa trung tâm ở các huyện. Xây dựng xong và đưa vào sử dụng Thư viện và Nhà thiếu nhi tỉnh. Tổ chức tốt các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Phát động rộng rãi phong trào xây dựng nếp sống văn minh và các phong trào văn hóa quần chúng, tổ chức các cuộc thi sáng tác và biểu diễn nghệ thuật.

Kiên quyết chống và loại bỏ các văn hóa phẩm có nội dung xấu. Tiếp tục đầu tư đồng bộ để tăng năng lực và hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng [48, tr.51].

c. Lao động - việc làm: Tập trung sức tạo việc làm theo hướng khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm; phấn đấu mỗi năm tạo thêm khoảng 20.000 chỗ làm việc cho người lao động. Củng cố và phát triển tốt dịch vụ dạy nghề và giới thiệu việc làm ở tỉnh và

huyện. Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển các điểm dân cư trên vùng tuyến biên giới có tính chiến lược về an ninh - quốc phòng.

d. Chăm lo sức khoẻ của nhân dân: về y tế, đầu tư hoàn chỉnh xây lắp và trang thiết bị đồng bộ các trung tâm y tế huyện và bệnh viện tỉnh, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế quốc gia chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng ngừa hữu hiệu dịch bệnh, nhất là ở vùng miền núi và dân tộc. Phấn đấu đến năm 2000, giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 30%, trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chuẩn mở rộng, giảm 30% tỉ lệ mắc bệnh sốt rét và giảm dưới 20% bệnh bướu cổ... Đầu tư thông tin, tuyên truyền và thực hiện rộng rãi chương trình kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đến năm 2000 giảm tỉ lệ tăng dân số xuống dưới 1,8% và 100% số xã có mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu để phục vụ sức khỏe nhân dân [48, tr.50].

e. Thể dục - Thể thao: Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trên toàn tỉnh, trước hết là ở các cụm dân cư công nghiệp, đô thị và trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo ra phong trào rèn luyện sức khỏe ở hầu hết các cơ sở. Nâng cao chất lượng và thành tích các đội thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Phục hồi các hoạt động thể thao truyền thống của địa phương, phát triển các loại hình thể thao mới.

f. Thực hiện các chính sách xã hội: Tăng nguồn đầu tư của ngân sách và vận động đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của các doanh nghiệp để tiếp tục xây dựng mới và sữa chữa nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng đến cuối đời. Giải quyết thường xuyên, kịp thời các chế độ trợ cấp chính sách cho các đối tượng. Tiếp tục thực hiện việc quy tập mộ liệt sĩ, nâng cấp hoàn chỉnh các nghĩa trang và xây dựng nhà tưởng niệm ghi danh các liệt sĩ. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo từ 50 - 60% so với hiện nay [48, tr.51]. Giải pháp cơ bản là

tăng mức huy động các nguồn vốn đóng góp tài trợ của xã hội, phối hợp với các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên tự đảm bảo được cuộc sống. Phát động các phong trào hoạt động xã hội, quan tâm chăm sóc người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, học sinh nghèo hiếu học...

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)