Định hướng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 90 - 95)

VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU (2001 - 2003)

4.1.4. Định hướng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu

- Phát triển công nghiệp: đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP. Tập trung phát triển công nghiệp toàn diện cả hai vùng phía Bắc và phía Nam, trong đó, phát triển các khu công nghiệp phía Nam làm động lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; phấn đấu lắp kín 7 khu công nghiệp hiện có, mở thêm các khu công nghiệp khi cần thiết.

Đảm bảo phát triển công nghiệp đúng với quy hoạch vùng, lãnh thổ và không gian. Ưu tiên phát triển ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm; tranh thủ điều kiện để đẩy nhanh phát triển công nghiệp tin học; chú trọng phát triển ngành cơ khí.

Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

- Phát triển nông lâm nghiệp, kinh tế nông thôn: ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, khuyến khích mở rộng các ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp tạo các điều kiện để lao động trong nông nghiệp đến năm 2005 xuống còn 45%. Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chú ý gắn nông nghiệp với chế biến và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hướng chuyển dịch tăng dần tỷ trọng các cây công nghiệp dài ngày, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển theo quy hoạch. Tiếp tục phát triển điện, thông tin liên lạc… tạo điều kiện xây dựng nông thôn mới phát triển. Có chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế, nông dân vay vốn để mở các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất; bảo đảm nông dân có đất sản xuất. Triển khai đề án tổng quan lâm nghiệp. Thực hiện dự án phát triển rừng với quy mô 19.000 ha và dự án cải tạo 13.400 ha điều năng suất cao, bảo đảm tỷ lệ che phủ của cây công - nông - lâm toàn tỉnh lên 50% [49, tr.43].

- Giao thông - Bưu điện - Điện lực - Cấp thoát nước

+ Giao thông: tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống đường trục chính của tỉnh nối với các đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm như QL 13, DT 743, DT 745, DT 746… Mở rộng và xây dựng hệ thống đường chính đô thị và các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung. Đảm bảo giao thông thông suốt giữa vùng nguyên liệu với các khu công nghiệp và giữa các huyện trong tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn. Tăng tỷ lệ bê tông hoá, nhựa hoá hệ thống đường trên toàn tỉnh.[49, tr.40]

+ Bưu chính viễn thông: tăng cường xây dựng mạng lưới bưu chính, viễn thông, mở rộng mạng lưới, phủ sóng điện thoại di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Chú ý phát triển mạng lưới điện thoại ở vùng nông thôn. Từng bước phổ cập dịch vụ internet, đến năm 2005 phổ cập dịch vụ này đến các cơ quan nhà nước có yêu cầu.[49, tr.43]

+ Điện lực: đầu tư mở rộng trạm nguồn, kể cả lưới quốc gia và nhiệt điện, nâng công suất trạm nguồn trên 400 - 450 MVA; cải tạo phát triển lưới điện, đảm bảo mục tiêu cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng với tốc độ tăng sản lượng điện thương phẩm hàng năm khoảng 24 - 26%. Phấn đấu năm 2005 hoàn thành cơ bản điện khí hoá nông thôn.

+ Cấp thoát nước: đầu tư khai thác có hiệu quả các nhà máy nước hiện có, triển khai mới các dự án khai thác nước mặt, khai thác nguồn nước của công trình thuỷ lợi tổng hợp Phước Hoà. Xây dựng hệ thống cấp nước mới Nam Thủ Dầu Một, thị trấn dầu tiếng, thị trấn An Thạnh, xã Bình Chuẩn, xã Thuận Giao.

Xây dựng hệ thống thoát nước ở đô thị và các khu công nghiệp, ưu tiên đầu tư cho thị xã Thủ Dầu Một và vùng Nam Bình Dương.

- Đô thị hoá: trước mắt tập trung đô thị hoá thị xã thủ Dầu Một, cải tạo và xây dựng thị xã tương ứng với vị trí trung tâm kinh tế - hành chính - văn hoá của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm; từng bước đô thị hoá trung tâm các huyện thị [49, tr.45].

- Thương mại - Du lịch

+ Thương mại: đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt trong tỉnh, liên kết chặt chẽ với thị trường khu vực và trong nước, phấn đấu đạt mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 21 - 22%, bán buôn tăng 19 - 20%. [49, tr.45]

+ Du lịch: tập trung khai thác thế mạnh của địa phương về du lịch. Phát triển du lịch gắn với khu di tích lịch sử như địa đạo Tây Nam, rừng kiến An, du lịch sinh thái.

- Xuất nhập khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm xuất hàng nông sản thô, đẩy mạnh hàng nông lâm sản tinh chế. Nhập khẩu chủ yếu các loại máy móc thiết bị hiện đại, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

- Tài chính - Ngân hàng

+ Tài chính: giữ vững tốc độ tăng trưởng nguồn thu ngân sách bằng hoặc cao hơn thời kỳ 1997 - 2000 nhằm đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả. Phấn đấu tốc độ tăng thu và tăng chi ngân sách bình quân từ 8 - 10%/năm; ưu tiên bố trí vốn chi cho đầu tư phát triển từ 39 - 40% trên tổng chi ngân sách. [49, tr.47]

+ Hoạt động tín dụng ngân hàng: đổi mới, mở rộng các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng và kinh doanh tiền tệ theo hướng hình thành thị trường vốn trên địa bàn. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của ngân hàng, thường xuyên hướng dẫn thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại, các hợp tác xã tín dụng nhân dân.

- Khoa học - Công nghệ và môi trường: tập trung nghiên cứu đổi mới công nghệ các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh hàng hoá Trước hết, thực hiện phân loại đánh giá trình độ công nghệ của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005. Hoàn thành công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước. Có biện pháp đầu tư xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế, sinh hoạt và chất thải nguy hại hợp quy chuẩn quốc gia và quốc tế.

4.1.4.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hộI

- Giáo dục - Đào tạo: bảo đảm phần lớn trẻ em 5 tuổi được qua giáo dục mầm non trước khi vào tiểu học. Trên cơ sở hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến tới phổ cập trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện.

Xây dựng mới từ 1 đến 2 trung tâm dạy nghề hiện đại, quy mô lớn tại tỉnh; mỗi huyện, thị có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề [49, tr.50]. Khuyến khích càng thành phần kinh tế tổ chức các hình thức đào tạo, dạy nghề tại các doanh nghiệp, đào tạo tại chỗ và gửi lao động ra nước ngoài đào tạo.

- Y tế: đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Quy hoạch, đào tạo đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng với việc chú trọng đầu tư các thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tiếp tục củng cố đầu tư y tế cơ sở, tăng cường chất lượng tuyến huyện. Phấn đấu đến năm 2005, 100% số trạm y tế xã ở nông thôn có bác sĩ phục vụ [49, tr.51].

- Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao

+ Văn hoá: tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII); phát động sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong toàn dân, với nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thanh thiếu niên, địa bàn nông thôn.

Nâng cao chất lượng thông tin, phát thanh truyền hình, chú ý tuyên truyền về những gương người tốt việc tốt; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, chống các loại văn hoá có nội dung không lành mạnh [49, tr.51].

+ Thể dục - Thể thao: phát triển rộng rãi phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, sử dụng hiệu quả các cơ sở hiện có. Đầu tư có hiệu quả các môn thể thao thành tích cao [49, tr.52].

- Giải quyết các chính sách xã hội - việc làm: tập trung giải quyết chính sách còn tồn đọng sau chiến tranh. Cải thiện nhà ở cho những người có công với

cách mạng. Cải thiện mức sống cho các đối tượng chính sách, xã hội. Tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2005, cơ bản không còn hộ nghèo. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho 23.000 - 24.000 lao động và đến năm 2005 đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho 60.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 22,5% [49, tr.53].

Một phần của tài liệu nguyenvanhiep ths 6469 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)