3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ TỪ 1997 ĐẾN 2000
3.2.1. Những biến đổi về cơ cấu kinh tế và trong các ngành kinh tế
Mặc dù bị ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực; cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, thiếu đồng bộ; đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật chưa ngang tâm với yêu cầu phát triển, nhưng với tinh thần năng động sáng tạo, đoàn kết, Đảng bộ và quân dân tỉnh Bình Dương đã vươn lên, khắc phục khó khăn, tận dụng và khai thác những thuận lợi về vị trí địa lý, về tiềm năng lao động, đất đai… của địa phương, tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả tỉnh Sông Bé trước đây, từng bước đưa kinh tế xã hội phát triển liên tục và toàn diện. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trong tỉnh.
Theo giá so sánh năm 1994, GDP của tỉnh đạt 2.736 tỷ đồng vào năm 1997 và đạt 3.946,7 tỷ đồng vào năm 2000, bình quân giai đọan 1997 - 2000, tốc độ tăng hàng năm của tổng sản phẩm là 14,1% (năm 1997 tăng 17,7%, năm 1998 tăng 11%, năm 1999 tăng 12,4% và năm 2000 tăng 15,5%); trong đó, công nghiệp bình quân tăng 22%/năm, dịch vụ tăng 9%/năm và nông nghiệp tăng 3,7%/năm. [7, tr.26]. Nếu theo giá trị thực tế, tổng sản phẩm trong tỉnh của năm 2000 gấp 1,9 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2000 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhưng tỷ trọng của từng ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 45,5% trong năm 1996
tăng lên 58% vào năm 2000; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 26,2% trong năm 1996 giảm còn 17% vào năm 2000; ngành dịch vụ mặc dù có tăng trưởng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP cơ bản ổn định và có xu hướng giảm (năm 1996 chiếm tỷ trọng 28,3%; năm 2000: 25%). [7, tr.25]
Thu nhập bình quân/người tăng bình quân 14,1%/năm. Thu nhập bình quân/người năm 2000 đạt 8 triệu 170 ngàn đồng, gấp 1,7 lần so với năm 1996.
3.2.1.2. Chuyển biến trong các ngành kinh tế a. Nông nghiệp
Đại hội lần thứ VI của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Bình Dương đã xác định: “Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất với loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường các khu đô thị, khu công nghiệp tại chỗ và thị trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới, từng bước chuyển sang một nền nông nghiệp sạch và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [48, tr.44]
Đây là một trong những nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã định hướng cho ngành nông nghiệp, cơ sở để xây dựng các đề án quy họach về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy lợi của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2010, quy họach các vùng chuyên canh nông nghiệp của tỉnh.
Giai đọan 1997 - 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% (năm 1997 tăng 4,33%, năm 1998 tăng 5,44%, năm 1999 tăng 6,34%
và năm 2000 tăng 5,6%).
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng của ngành chăn nuôi ngày càng tăng từ 15,79% vào năm 1996 lên 21,83% vào năm 2000; tỷ trọng ngành trồng
trọt từ 82,29% vào năm 1996 giảm xuống còn 75,47% vào năm 2000. Bình quân thời kỳ 1997 hàng đầu về diện tích và sản lượng. Đến năm 2000, tổng diện tích cao su của tỉnh là 94.585 ha, tăng 20.485 ha so với năm 1996, chủ yếu là tăng diện tích cao su tiểu điền và trang trại. Diện tích cây điều 13.849 ha, giảm 8.382 ha so với năm 1996 do chuyển dịch sang trồng cây cao su và cây ăn trái. [6, tr.41]
Chăn nuôi: Đàn trâu, bò có 43.800 con. Đàn heo có 179,9 ngàn con. Gia cầm có 2 triệu 224 ngàn con. Năm 2000, đàn heo tăng gấp 2 lần so với năm 1996 (178.894/87.133 con) chủ yếu là do tăng đàn ở 2 công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngòai (Công ty TNHH Nông lâm Đài Loan: 58 ngàn con và Công ty TNHH nông sản Đài Việt: 16.000 con). Bên cạnh đó, chăn nuôi hộ gia đình cũng phát triển theo hướng công nghiệp, trang trại có quy mô từ 100 - 500 con/trại.
Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng cây nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc, nhân dân đã đầu tư xây dựng 1.725 trang trại, chủ yếu là cây dài ngày với tổng diện tích 17.529 ha, vốn đầu tư trên 286 tỷ đồng; tỷ lệ độ che phủ toàn tỉnh đạt 44,5% (Tổng có 18.527 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng là 6.517 ha, rừng tự nhiên chiếm 61,97%) [8, tr.12].
Công tác hỗ trợ kỹ thuật, cho vay vốn sản xuất, điều tra lập sổ bộ dân tộc, xây dựng các cụm văn hoá, định canh, định cư đồng bào dân tộc ít người được thực hiện khá tốt. Đến nay các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho dân đạt 90%, trong đó đã cấp đến dân trên 77%. Các Công ty cao su Trung ương tiếp tục phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, giải quyết chính sách xã hội, tăng thu ngân sách và kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh.
Nhìn chung, ngành nông nghiệp đã từng bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đáng lưu ý là giá cả tiêu thụ nông sản không ổn định, các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm.
b. Công nghiệp
* Sản xuất công nghiệp
Để thực hiện mục tiêu phát triển nền sản xuất công nghiệp, tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nhân lực; song song đó, tỉnh Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, phát triển thị trường. Ưu tiên cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu và cụm công nghiệp.
Năm 1997, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 2.869 đơn vị sản xuất công nghiệp, gồm: 22 doanh nghiệp nhà nước, 2 hợp tác xã, 200 doanh nghiệp tư nhân, 99 công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 công ty cổ phần, 63 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 2.478 cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ. Đến năm 2000, toàn tỉnh đã có 3.342 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 473 đơn vị so với năm 1997 (29 doanh nghiệp tư nhân, 61 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, 138 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Trong qui mô đó, ngành công nghiệp chế biến có số cơ sở sản xuất chiếm tỷ trọng cao (99,1%), với 3.312 đơn vị, gồm 596 doanh nghệp và 2.533 hộ cá thể và tổ sản xuất, chủ yếu tập trung ở thị xã Thủ Dầu Một và các huyện phía Nam của tỉnh.
Đối với thành phần kinh tế nhà nước, thực hiện chủ trương về sắp xếp và cổ
phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năm 1997 tỉnh có 22 doanh nghiệp, đến năm 2000, sắp xếp lại còn 20 doanh nghiệp [7, tr.75].
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 8,8%/năm; trong đó, quốc doanh trung ương tăng 6,1%/năm và doanh nghiệp quốc doanh địa phương tăng 13%/năm. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế quốc doanh đạt 1.855 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 1996 và có chiều hướng giảm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (năm 1996 chiếm tỷ trọng 31,7%, năm 1997 chiếm tỷ trọng: 16,8%, năm 1998:
13,6%, năm 1999: 14,8% và năm 2000: 12,8%).
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân 35,1%/năm. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 5.181,8 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 1996; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm chậm, khỏang 0,5%/năm (năm 1996 chiếm tỷ trọng 37,3%, năm 1997 chiếm tỷ trọng:38,2%, năm 1998: 37,5%, năm 1999:
36,2% và năm 2000: 35,9%).
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 54,9%/năm. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai đạt 7417,7 tỷ đồng, gấp 5,7 lần so với năm 1996 và có chiều hướng tăng nhanh tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (năm 1996 chiếm tỷ trọng 30,9%, năm 1997 chiếm tỷ trọng: 43,9%, năm 1998: 48,9%, năm 1999: 49% và năm 2000: 51,3%).
Nhìn chung, trong 4 năm từ 1997 - 2000, tuy còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp tương đối cao với tốc độ tăng bình quân 32,4%/năm (năm 1997 tăng cao nhất 48%; năm 1998 tăng thấp nhất 17,2%) [49, tr.10]. Qua 4 năm (1997 - 2000) giá trị sản xuất công nghiệp
của tỉnh đã tăng gấp 3 lần, trong đó công nghiệp chế biến tăng 3,1 lần; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng 39,6 lần.
Xét theo thành phần kinh tế, sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhà nước tăng bình quân 9,5%/năm, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 30% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 45,1%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng cao. Công nghiệp chế biến luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh và có xu hướng tăng, thể hiện sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên giá trị sản xuất và phân phối điện, nước có tăng nhưng chậm là vấn đề đáng quan tâm của công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng 5,8% giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 3% của cả nước;
năm 2000, các tỷ trọng tương ứng trên đã tăng lên 8,4% và 4,6%. Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh [10, tr.6].
Quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, nếu xem xét chỉ số tăng trưởng bình quân từ năm 1997 đến năm 2000 thì tỉnh Bình Dương có mức tăng trưởng cao nhất khu vực (32,8%) và hơn 2 lần mức tăng trưởng của cả nước.
Sản xuất công nghiệp phát triển và khu công nghiệp đi vào hoạt động đã tạo điều kiện về việc làm và tác động đến sự chuyển dịch lao động xã hội. Từ năm 1997 đến năm 2000, tỷ lệ lao động công nghiệp ở các thành phần kinh tế đều tăng (đặc biệt là lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 40%) và mức thu nhập của lao động công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân mỗi năm 5,2% [10, tr.9].
* Khu công nghiệp
Thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về Ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, tỉnh Bình Dương đã quy hoạch 13 khu công nghiệp. Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh đã có 7 chủ đầu tư được cấp giấy phép đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, với diện tích 1.500 ha và đã đầu tư 1.375 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng; các khu công nghiệp đã thu hút được 246 dự án với số vốn 1.207 tỷ đồng và 961 triệu USD, trong đó có khoảng 70% dự án đã đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm gần 35.000 lao động và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 200 tỷ (chiếm 16% tổng thu ngân sách địa phương).
Năm 1997, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt 294 tỷ 600 triệu đồng, đến năm 2000, đã tăng lên 3.081 tỷ 500 triệu đồng. Một số khu công nghiệp đạt tỷ lệ cho thuê cao như: khu công nghiệp Sóng Thần I (đạt 100%); Việt Nam - Singapore (đạt 80%); Đồng An (66,47%), Bình Đường (53%), Việt Hương (57,68%) [49, tr.10].
* Điện lực
Từ năm 1997 đến năm 2000, tổng vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh là 236,6 tỷ đống và điện thương phẩm đạt 1.679 triệu KWH;
bình quân hàng năm vốn đầu tư tăng 14% và điện thương phẩm tăng 18%. Điện thương phẩm thực hiện năm 2000 tăng gần hai lần so với năm 1997 (503 triệu KWH/299 triệu KWH). Đến cuối năm 1997, 100% số xã có điện, 88% số hộ trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, tăng 35,4% so với năm 1996 [49, tr.16]. Điện thương phẩm hàng năm tuy có tăng nhưng nhìn chung nguồn điện phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và phát triển của tỉnh còn thiếu và chưa ổn định.
c. Dịch vụ
* Thương mại - Du lịch
- Kinh doanh nội thương: bình quân tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 24%
- 28%/năm theo cơ cấu: kinh tế Nhà nước chiếm 26,6%, kinh tế tư nhân 66,2%, khu vực đầu tư nước ngoài 7,2%. Mạng lưới thương mại du lịch ngày càng mở rộng, năm 2000 có gần 20.000 hộ kinh doanh, tăng hơn 9.000 hộ so với 1996.
- Xuất nhập khẩu: kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,2%/năm; năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 557,7 triệu USD, trong đó mặt hàng nông lâm thủy sản chiếm 33%, hàng công nghệ phẩm chiếm 67%; kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị có vốn trong nước khá. Một số mặt hàng như may mặc, da giày, mủ cao su… chiếm tỷ trọng lớn. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 23,5%/năm, năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đạt 518,8 triệu USD; chủ yếu nhập vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật.
Kinh doanh du lịch: tăng bình quân 11%, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 86,5% [8, tr.13].
* Vận tải
Trong 4 năm từ 1997 - 2000, doanh thu vận tải trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 23%/năm; năm 2000, doanh thu vận tải đạt 186,7 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 1997. Về vận tải hành khách: khối lượng vận tải hành khách giảm bình quân 0,6%/năm và luân chuyển hành khách giảm bình quân 13%/năm;
nguyên nhân chủ yếu do kinh tế phát triển, đường sá được đầu tư mở rộng và nâng cấp, nhân dân có tích lũy mua sắm xe máy, chủ động đi lại. Về vận tải hàng hóa: khối lượng hàng hóa vận tải tăng bình quân 26%/năm và khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 29%/năm, thể hiện hàng hóa sản xuất và trao đổi, mua bán ngày càng nhiều và rộng khắp.
* Bưu điện Tổng doanh thu ngành bưu chính viễn thông tăng bình quân 27%/năm. Năm 2000 đạt 182 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2000 và gấp 2,8 lần so với năm 1996 [49, tr.16].
Mạng bưu chính - phát hành báo chí: Mạng lưới bưu điện được phủ đến 100% xã, phường, thị trấn. Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh có 62 cơ sở bưu điện với 34 bưu cục cấp II và III, 20 điểm bưu điện văn hóa xã và 31 đại lý bưu điện. Các dịch vụ mới về bưu chính phát triển tương đối nhanh. Mạng đường thư cấp 1,2,3 được hợp lý hóa quá trình khai thác vận chuyển nên đã rút ngắn chỉ tiêu khai thác toàn trình; 100% xã có báo chí đến trong ngày và phát hành được 2,1 triệu tờ báo các lọai, tăng 70% so với năm 1997.
Mạng viễn thông của tỉnh không ngừng được đầu tư mở rộng tổng đài, mạng cáp nội hạt và ngoại vi. Đến cuối năm 2000, trên địa bàn tỉnh còn có 2 trạm nhắn tin, 8 tạm vi động Vinaphone, 3 trạm di động VMS, 85 trạm điện thoại dùng thẻ. Tổng dung lượng điện thọai cố định toàn mạng đạt 50.674 lines và số thuê bao sử dụng là 38.292 lines, hiệu suất sử dụng đạt 75,56%; điện thọai di động đạt 5.616 máy, góp phần nâng tỷ lệ số máy đọan thọai trên 100 dân đạt 6,1 máy, so với năm 1997, số máy điện thoại tăng hơn 2,2 lần. [7, tr.144]
* Cấp, thoát nước
Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước ở các khu công nghiệp, khu dân cư, thị xã Thủ Dầu Một và các thị trấn; đồng thời chú ý cấp nước sạch ở nông thôn, các khu dân cư, các khu công nghiệp. Các nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một, Phước Vĩnh và nhà máy nước Dĩ An được xây dựng và mở rộng, đã nâng tổng công suất từ 25.000 m3 năm 1997 lên 30.000 m3 năm 2000. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch vào cuối năm 2000 là 68,5% [8, tr.14].
* Ngân hàng
Ngân hàng có cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế: hàng năm tổng nguồn huy động tín dụng tăng bình qyân 28,62%. Tổng dư nợ tăng bình quân 26,84%, số dự nợ quá hạn ở dưới mức cho phép (bình quân 2,32%/năm). Đã thành lập 10 quỹ tín dụng nhân dân, tổng
nguồn vốn huy động là 154,786 tỷ đồng của 13.66. thành viên tham gia, hàng năm cho hơn 20 ngàn lượt người vay; các qũy tín dụng nhân dân góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. [8, tr.17]
Tỉnh đã thành lập các chi nhánh ngân hàng chuyên doanh ở một số khu công nghiệp (Ngân hàng Công thương - Chi nhánh khu công nghiệp, Ngân hàng IndochinaBank), Qũy đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương. Nhằm chuẩn bị các điều kiện để tham gia thị trường vốn khu vực, đã thành lập và đưa vào hoạt động Công ty cổ phần chứng khoán.
* Tài chính - Thu ngân sách
Tổng thu mới ngân sách 4 năm (1997 - 2000) là 3.832 tỷ đồng [5, tr.29],[6, tr.27], đạt tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 15.3%. Một số nguồn thu tăng khá như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 49,3%/năm; Thuế xuất nhập khẩu tăng bình quân 59,3%/năm. Riêng thu từ thành phần kinh tế quốc doanh và dân doanh tăng thấp, nguyên nhân là do một số sản phẩm chủ yếu của các đơn vị sản xuất kinh doanh không tiêu thụ được và giá bán sản phẩm giảm như: cao su, đường.
Do tác động của một số nguyên nhân khách quan như: cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 làm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút; sau khi tách tỉnh dẫn đến việc chia tách ngân sách và phân chia lại tỷ lệ các nguồn thu, tỉnh Bình Dương chỉ được hưởng tỷ lệ 16% đối với các nguồn thu có điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (từ năm 1997 đến năm 1999)… làm cho số thu ngân sách địa phương đạt thấp. Mặt khác, việc triển khai thực hiện các luật thuế mới, các chính sách ưu đãi chung của cả nước nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh,.. cũng làm giảm thu phần nào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Trong khi đó, nhu cầu chi ngày càng tăng cao, nhiệm vụ chi