Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cho thấy dù là các quốc gia đi trước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng họ vẫn rất chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời họ coi quá trình này là cách tích lũy kinh nghiệm phong phú và cải tiến trong các hoạt động về sau. Bất luận tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc đẩy thế nào thì các nước đều có đa phần dân số

làm nghề nông, vì vậy họ buộc phải chấp nhận một thực tế là vài chục năm nữa hay thậm chí hàng trăm năm nữa người dân vẫn tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh. Bởi vậy xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn mà là một quốc sách lâu dài.

Thứ nhất, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Trong chương trình xây dụng NTM của Hàn Quốc, Nhà nước chủ yếu đầu tư vật tư như: xi măng, sắt thép, nhân dân đóng góp công sức, đất đai, tiền của. Sự giúp đỡ của nhà nước trong những năm đầu chiếm tỷ lệ cao, giảm dần vào các năm sau đó khi qui mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần.

Chương trình bắt đầu bằng các công trình xây dựng cho từng hộ nông dân như ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà...

làng nào làm tốt bước cơ bản mới được chuyển sang xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của cộng đồng như đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thoát nước, điện, hội trường, nhà tắm công cộng, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa...

Vì thế huyện Na Rì cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào tình hình phát triển của nông thôn và mục tiêu của từng thời kỳ, Chính phủ Nhật Bản đã lần lượt ban hành hàng loạt pháp lệnh và chính sách hỗ trợ nông nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài. Nhật Bản đã đề ra Luật cơ bản về nông nghiệp và nhiều đạo luật khác, đồng thời nhiều lần sửa đổi Luật đất nông nghiệp, Luật nông nghiệp bền vững... Tất cả các bộ luật này đã cấu thành nên một hệ thống hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý để công cuộc xây dựng nông thôn mới được tiến hành

thuận lợi. Từ đó huyện Na Rì cần phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng xã thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách và cần có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.

Thứ ba, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng.trong phong trào đổi mới nông thôn do nguồn lực hạn hẹp. Trong chương trình xây dựng NTM, Thái Lan thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự tích lũy tái sản xuất mở rộng, chương trình tiến hành trong nhiều năm theo các bước từ thấp đến cao. Việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân. Hiện nay, mặc dù nông dân trên địa bàn huyện Na Rì đều rất ủng hộ công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhưng người nông dân vẫn thiếu ý thức chủ thể, tiêu cực, bị động, trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện là phải dựa vào sức mạnh của truyền thông, cơ chế, chính sách để kêu gọi, gợi mở cho người nông dân, khích lệ người nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, hình thành nên động lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh) và Lâm Thao (Phú Thọ) cũng giúp cho huyện Na Rì có thêm một số kinh nghiệm để thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ. Xây dựng

nông thôn mới cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã.

Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Thường xuyên mở các chương trình tập huấn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)