Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Na Rì là một trong những huyện đi đầu trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình thực hiện, huyện Na Rì còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới như tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu, nhiều hủ tục vẫn còn tồn tại của một số dân tộc ít người đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù đời sống người dân đã từng bước được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, số lượng hàng hoá chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập còn thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn, điều kiện địa hình là miền núi và dân cư phân bố không đều đã ảnh hưởng đến thông thương hàng hóa, thu hút nguồn đầu tư… Do vậy tác giả tiến hành nghiên cứu về tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Huyện Na Rì có 1 thị trấn và 21 xã nông thôn với số hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện là 9281 hộ, số cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới là 358 cán bộ. Do số lượng các xã trên địa bàn huyện tương đối nhiều, trong khi đó các xã có điều kiện kinh tế - xã hội và lực lượng lao động khác nhau nên để đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ dân và các cán bộ phụ trách chương trình xây dựng nông thôn mới để thu thập và phân tích số liệu.
Công thức xác định cỡ mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:
Trong đó: n: số mẫu N: tổng số mẫu e : độ lệch chuẩn 2.2.2. Thu thập thông tin
2.2.2.1. Thông tin sơ cấp
Để thu thập được thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews) thông qua phiếu điều tra tới các hộ nông dân và cán bộ phụ trách về xây dựng nông thôn mới cấp xã.
- Phỏng vấn các hộ nông dân thông qua phiếu điều tra đã được chuẩn bị. Số hộ điều tra trên địa bàn huyện được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên:
Trong đó: n: số hộ điều tra
N: tổng số hộ dân trên địa bàn huyện Độ tin cậy 95% với e = 0,05
- Phỏng vấn những cán bộ phụ trách cấp xã về xây dựng nông nghiệp nông thôn, thông qua phỏng vấn về đặc điểm và thực trạng nông thôn, những khó khăn, thuận lợi trong phát triển nông thôn mới. Các cán bộ tham gia
phỏng vấn chủ yếu là cán bộ lãnh đạo xã, thôn hiểu biết về phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Na Rì. Số cán bộ tham gia điều tra được xác định theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên của Slovin với sai số 5%:
Trong đó: n: số cán bộ tham gia điều tra
N: tổng số cán bộ trên địa bàn huyện Độ tin cậy 95% với e = 0,05
Mỗi xã tiến hành chọn ngẫu nhiên là 383/21 = 18 hộ và 189/21 = 9 cán bộ địa phương phụ trách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 21 xã của huyện Na Rì để tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra bằng những câu hỏi đã được chuẩn bị nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Số phiếu điều tra về hộ là 18. 21 = 378 phiếu và số phiếu điều tra cán bộ là 9. 21 = 189 phiếu.
2.2.2.2. Thông tin thứ cấp
- Các số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các công trình nghiên cứu trước, được lựa chọn và sử dụng vào mục đích phân tích, minh hoạ rõ nét về nội dung mà đề tài nghiên cứu.
Các tài liệu sử dụng để tham khảo bao gồm:
- Các văn kiện Nghị quyết, báo cáo xây dựng chương trình nông thôn mới của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn và huyện Na Rì, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu trên các sách, báo, mạng internet,…
- Các tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của huyện, các số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng vốn ngân sách cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Các số liệu sử dụng được thu thập từ UBND huyện Na Rì, phòng Thống kê huyện và các ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp và xử lý các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.2.3. Tổng hợp thông tin
Các số liệu và phiếu điều tra được tác giả tiến hành tổng hợp và hệ thống hóa, xử lý bằng chương trình Microsoft Excel trên máy tính. Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu và quá trình tổng hợp, xử lý số liệu, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp thông tin như:
- Phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ, từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể (Phan Công Nghĩa, 2012).
Căn cứ phân tổ bao gồm: đối tượng tham gia xây dựng nông thôn mới;
kết quả từng chỉ tiêu đạt được so với nhóm tiêu chí; trình độ của cán bộ,...
- Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, phân tích, đối chiếu theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu (Phan Công Nghĩa, 2012).
- Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách sinh động, trực quan các đặc trưng về số lượng và có xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng, qua đó có khả năng thu hút người đọc, giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng (Phan Công Nghĩa, 2012).
2.2.4. Phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê
- Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Trong giai đoạn này, các số liệu thống kê đã thu thập và xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ của các hiện tượng, qua đó rút ra các kết luận mang tính khách quan, khoa học về bản chất và xu hướng của các hiện tượng nghiên cứu (Phan Công Nghĩa, 2012).
Phân tích thống kê nhằm phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới, vai trò, mức độ tham gia của các tác nhân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, xác định hiệu quả của các hoạt động trong nông thôn mới, phản ánh sự biến động qua các giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Sử dụng dãy số thời gian (giai đoạn 2011 - 2015) để phân tích sự thay đổi theo thời gian của nông thôn huyện Na Rì theo các tiêu chí cụ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Trong giáo trình kinh tế đầu tư và xây dựng cơ bản, tác giả Phan Công Nghĩa (2012) nêu ra các chỉ tiêu phân tích biến động theo thời gian gồm:
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (∆i): Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức: ∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n)
Trong đó: yi mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0 mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
+ Tốc độ phát triển định gốc: Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
y0
Ti yi (i =1, 2, 3… n)
Trong đó: yi mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0 mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng để phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh mức độ đạt được các mặt của quá trình xây dựng nông thôn mới với bộ tiêu chí quốc gia. Sự so sánh được thể hiện theo thời gian và không gian về kết quả xây dựng nông thôn mới, sự đóng góp của các thành phần trong phạm vi vùng nghiên cứu so với thời gian trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới cũng như so với tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Mậu Thái, 2015).
2.2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên ý kiến của các chuyên gia, giúp nắm được cơ sở lý luận, nắm được thực trạng của hiện tượng và những định hướng cũng như giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng phù hợp với quy luật.
Thông qua việc trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới của Sở Nông nghiệp vàPTNT, cán bộ huyện, cán bộ xã, thôn tại các điểm nghiên cứu để lấy được các ý kiến đóng góp nhằm xây dựng nông thôn có kết quả và hiệu quả cao cũng như nâng cao vai trò của các tác nhân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.