Đặc điểm đời sống, trình độ văn hóa và thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Na Rì

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 85)

Chương 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

3.3.2. Đặc điểm đời sống, trình độ văn hóa và thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Na Rì

Người dân sinh sống trên địa bàn là người dân tộc ít người nên vẫn theo thói quen theo phương thức sản xuất truyền thống, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả chưa cao, các xã chưa chú trọng xây dựng vùng sản xuất tập trung có trọng điểm. Tập quán canh tác còn lạc hậu, nhiều hủ tục vẫn còn tồn tại của một số dân tộc ít người đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội.

Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn còn mang nặng tính thuần nông, sản xuất theo lối truyền thống, trình độ chuyên môn của lao động phần lớn chưa qua đào tạo do vậy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, tự cung, tự cấp, số lượng hàng hoá chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao dẫn đến việc áp dụng những phương thức sản xuất mới chưa hiệu quả gây ảnh hưởng đến việc nâng cao đời sống vật chất của người dân cũng như quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

Ngoài ra, trình độ văn hóa là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới. Qua bảng 3.6 có thể thấy trình độ văn hóa tác động tới nhận thức về xây dựng nông thôn mới như sau:

Bảng 3.6. Trình độ văn hóa tác động đến nhận thức về xây dựng nông thôn mới của các hộ dân tại huyện Na Rì

T T

Tiêu chí đánh giá

Tốt nghiệp THPT

Tốt nghiệp THCS

Chưa tốt nghiệp

THCS Tổng

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) 1 Vai trò xây

dựng NTM 47 277 54 378 100

- Rất quan trọng 38 27,74 91 66,42 8 5,84 137 36,24

- Quan trọng 9 4,50 165 82,50 26 13,00 200 52,91

- Không quan

trọng 0 0 21 51,22 20 48,78 41 10,85

2 Mục tiêu xây

dựng NTM 47 277 54 378 100

- Xây dựng hạ

tầng KT - XH 8 4,76 132 78,57 28 16,67 168 44,44

- Phát triển kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất

6 8,45 54 76,06 11 15,49 71 18,78

- Nâng cao thu

nhập 33 28,70 74 64,35 8 6,95 115 30,42

- Khác 0 0 17 70,83 7 29,16 24 6,36

3 Chủ thể tham gia xây dựng NTM

47 277 54 378 100

- Các cấp chính

quyền 10 3,52 223 78,52 51 17,96 284 75,13

- Người dân 2 7,41 25 92,59 0 0 27 13,49

- Cả hai bên 35 52,24 29 43,28 3 4,48 67 17,20

4 Tham gia xây dựng NTM

47 277 54 378 100

- Đã tham gia 32 13,56 184 77,97 20 8,47 236 62,43

- Chưa tham

gia 15 10,56 93 65,49 34 23,95 142 37,56

Nguồn: Số liệu điều tra 2015

Người dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và THCS có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, nhóm tốt nghiệp THPT với 27,74% cho rằng rất quan trọng và 4,5% cho rằng quan trọng và không ai cho rằng xây dựng NTM là không quan trọng; tốt nghiệp THCS là 66,42% cho rằng rất quan trọng, so với các đối tượng có trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp THCS chỉ có 5,84% cho rằng rất quan trọng và 48,78% cho rằng xây dựng nông thôn mới là không quan trọng.

Nhận thức về chủ thể xây dựng NTM, 17,96% nhóm chưa tốt nghiệp THCS cho rằng các cấp chính quyền mới cần quan tâm đến xây dựng NTM, chỉ có 3,52% nhóm THPT cho rằng chủ thể xây dựng NTM là các cấp chính quyền. Có 52,24% nhóm THPT và 43,28% nhóm THCS đánh giá đúng về chủ thể xây dựng NTM cần sự chung tay của cả các cấp chính quyền và người dân, nhưng chỉ có 4,28% nhóm chưa tốt nghiệp THCS đánh giá chính xác.

Thu nhập cũng ảnh hưởng đển khả năng đóng góp và tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thu nhập bình quân của người dân trên huyện với mức thu nhập thấp cũng là yếu tố tác động tới việc huy động nguồn lực tài chính cho công tác xây dựng nông thôn mới ở các xã.

3.3.3. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp nông dân và nông thôn

Từ việc vận dụng chính sách của Trung ương và tỉnh, huyện Na Rì đã ban hành thêm một số cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường ở xã Kim Lư, Cường Lợi, Côn Minh, Hữu Thác, chính sách hỗ trợ cho việc thành lập Hợp tác xã mới (năm 2012)...

Việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vốn trên địa bàn được quan tâm chú trọng và thực hiện linh hoạt. Việc lồng ghép được thực hiện từ khâu lập, phân bổ và giao dự toán kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm. Các hoạt động của các Chương trình, dự án khác được triển khai theo

định hướng hỗ trợ thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới như dự án 3PAD, dự án childfund, dự án sử sụng nguồn kinh phí sự nghiệp của huyện, chương trình 135,...

Cơ chế chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng tạo bước đột phá, thu hút được lượng lớn nguồn lực đối ứng của địa phương, là động lực khơi dậy các nguồn lực, khắc phục khó khăn trông chờ cấp trên, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng NTM ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Những chính sách đang được triển khai rộng rãi được nhân dân ủng hộ; là cơ hội cho các xã có nguồn xi măng về làm các công trình kết cấu hạ tầng như: giao thông nông thôn, đường làng ngõ xóm,...

Tuy nhiên, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm được ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn xã, hướng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn…

gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)