Các nghiên cứu trước liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.3. Các nghiên cứu trước liên quan

Xây dựng nông thôn mới là vấn đề được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, của các cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.

Đặc biệt liên quan đến đề tài xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học, sách tham khảo, các luận văn, luận án, các bài báo, tạp chí đề cập trên nhiều góc độ khác nhau. Đề cập đến vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu qua trong thời gian vừa qua, điển hình là:

Nguyễn Văn Bích (2007), trong cuốn sách "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại" đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Trong đó, nội dung nghiên cứu được kết cấu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp; nông thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến (1901 - 1945); thứ hai, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1945 - 1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH (1976 - 1986); thứ tư, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Cuốn sách đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu được bối cảnh về sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), trong cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" đã đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước những bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn đã được phân tích qua ba trường phái chính đó là: thứ nhất, đề cao vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là cơ sở hay tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa; thứ hai, với quan điểm tiến thẳng vào công nghiệp hóa, đô thị hóa; thứ ba, với tư tưởng kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích thực trạng một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2000 đến nay trên các mặt thành công và những vấn đề tồn tại chủ yếu của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay.

Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (Nguyễn Sinh Cúc, 2003).

Đặc biệt công trình “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại”

nghiên cứu công phu về mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam (Vũ Trọng Khải, 2004).

Trần Ngọc Ngoạn (2007), trong cuốn sách "Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới" đã tiếp cận đến những vấn đề lý luận và kinh nghiệm trong phát triển nông thôn bền vững; làm rõ được những vấn đề: phát triển nông thôn bền vững - một yêu cầu phát triển mới của các quốc gia trên thế giới; khung khổ lý thuyết làm cơ sở cho phát triển bền vững nông thôn và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng

các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn. Trong đó, phát triển nông thôn bền vững được đề cập thể hiện trên 3 trụ cột chính: một là, phát triển bền vững kinh tế nông thôn; hai là, phát triển bền vững xã hội nông thôn; ba là, tăng cường bảo vệ, quản lý môi trường tự nhiên.

Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu vô cùng quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta.

Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn.

Những công trình trên đã đưa ra các cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó giúp cho tác giả nghiên cứu về tình hình xây dựng nông thôn mới ở một địa phương cụ thể - huyện Na Rì, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đặc thù đối với địa bàn khu vực trung du miền núi phía Bắc, qua đó đưa ra những giải pháp đặc thù cho địa bàn nghiên cứu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện na ri, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)