Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược

Thứ nhất, theo GS.TS Phan Huy Đường trong cuốn sách “Quản lý công” thì:

Quản lý chiến lược có thể được xem xét như một hệ thống quản lý gồm ba hệ thống là: Hoạch định chiến lược; Triển khai chiến lược; Kiểm soát chiến lược. Ba nhiệm vụ này có thể được hiểu là ba giai đoạn của một quá trình duy nhất. [3]

Giai đoạn thứ nhất, hoạch định chiến lược - là một quá trình có hệ thống, nhằm xác định các mục tiêu dài hạn cùng các định hướng giải pháp và các nguồn lực cần thiết đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Giai đoạn thứ hai, triển khai chiến lược - chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chiến lược thông qua phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng bao gồm những biện pháp bổ sung có liên quan đến nhân lực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những biện pháp triển khai quan trọng nhất như phát triển sản phẩm, cắt giảm phương tiện sản xuất, huy động nguồn lực sản xuất từ bên ngoài, tạo dựng các thị trường mới,...

Giai đoạn thứ ba, kiểm soát chiến lược - chức năng kép. Thứ nhất, nó cho biết những thông tin phản hồi về việc chiến lược được thực hiện như thế nào. Thứ hai, nó kiểm tra những giả thiết hoặc tiền đề quan trọng trong các dự định chiến lược xem có phù hợp với thực tế hay không. Nếu có sự khác biệt quá lớn giữa dự định chiến lược và việc triển khai, hoặc nếu những tiền đề trong có chiến lược không đúng với thực tế thì phải xem xét lại quá trình hoạch định và tiến hành hoạch định lại từ đầu.

Thứ hai, TS Vương Quân Hoàng (2014) trong “Nội dung quản trị chiến lược và trọng tâm trong thế kỷ XXI” đã trình bày nội dung, tầm quan trọng và đặc biệt là

cách hiểu bản chất, trọng tâm của quản trị chiến lược. Theo tác giả, với tên gọi

“quản trị chiến lược” rõ ràng, hai bộ phận hợp thành là “chiến lược” và “quản trị”

hiển nhiên phải đóng vai trò cốt yếu đối với cả việc xác định và thực thi. Trong đó, chiến lược theo cách diễn đạt chân phương nhất là sự xác định 3 yếu tố hợp thành là: Xác định các mục tiêu đủ lớn và dài hạn của tổ chức; Xác định và lựa chọn hành trình các bước, hành động để tiến hành thực hiện; Phân bổ nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đặt ra. [7]

Tóm lại: Quản trị chiến lược là một tập hợp những quyết định quản trị và hành động hướng tới việc hoàn thành mục tiêu dài hạn. Về thực chất, đây là phương thức mà doanh nghiệp tổ chức triển khai chiến lược, đánh giá hiệu quả thực thi và điều chỉnh hoặc phát triển chiến lược khi cần thiết. Quản trị chiến lược được tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong doanh nghiệp như: Cấp doanh nghiệp hay cấp công ty; Cấp cơ sở hay còn gọi là SBU; và cấp chức năng. Có thể hiểu “quản trị chiến lược” bao gồm hai bộ phận hợp thành là “chiến lược” và “quản trị”.

Thứ ba, Vũ Thị Thu Hiền (2012) trong “Cơ sở lý luận về chiến lược” cho rằng, quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp bao gồm 7 bước cụ thể như sau: [5]

Bước 1, xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp

Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh nghiệp.

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế.

Bước 2, đánh giá môi trường bên ngoài

Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà có cần phải tránh. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành).

Bước 3, phân tích nội bộ doanh nghiệp

Đánh giá môi trường nội bộ chính là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công ty còn mắc phải, là cơ sở cho việc xác định mục tiêu và hình thành chiến lược.

Để tổng hợp quá trình phân tích bên trong và bên ngoài cần sử dụng ma trận

SWOT. Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên. Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp.

Bước 4, xây dựng các phương án chiến lược

Sau khi phân tích, đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện, cần vạch ra các chiến lược dự thảo để lựa chọn một chiến lược thích hợp nhất đối với tổ chức. Có thể có các dạng chiến lược sau:

Chiến lược thâm nhập thị trường: Tìm kiếm cơ hội phát triển trong các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động với những hàng hóa hoặc dịch vụ hiện có.

Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển những sản phẩm mới, cải tiến những sản phẩm hiện có về tính năng, tác dụng, cải tiến bao bì, cải tiến nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Chiến lược đa dạng hóa: Doanh nghiệp có thể mở ra các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mới, vừa sản xuất ra sản phẩm, vừa mở ra nhiều dịch vụ mới để hấp dẫn khách hàng, bỏ vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Chiến lược tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ: Chiến lược tạo ra sự khác biệt về sản phẩm hoặc dịch vụ mà các đối thủ không có.

Chiến lược dẫn đầu về giá thấp: Muốn có hàng hóa - dịch vụ giá thấp, các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất với số lượng lớn, áp dụng công nghệ có năng suất cao, sử dụng nhân công có giá thấp, đưa vào áp dụng các loại vật liệu mới rẻ tiền, tăng cường quản lý để hạ thấp chi phí trong sản xuất - kinh doanh.

Bước 5, phân tích và lựa chọn chiến lược

Mục tiêu của việc phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lập nên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lược theo đuổi. Phân tích chiến lược và lựa chọn nhằm định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho công ty đạt tới sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà nó đã đặt ra.

Bước 6, thực hiện chiến lược

Đây là giai đoạn rất quan trọng để biến những chiến lược được hoạch định thành những hành động cụ thể. Thực thi chiến lược bao gồm phát triển chiến lược như ngân sách hỗ trợ, các chương trình văn hóa công ty, kết nối với hệ thống động viên khuyến khích và khen thưởng cán bộ công nhân viên... Việc thực thi chiến lược có thành công hay không không những chỉ phụ thuộc vào chất lượng chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhân viên của nhà quản trị.

Bước 7, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược

Trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra xem xét các chiến lược đó có được tiến hành như dự định hay không? Có nhiều nguyên nhân khiến cho một chiến lược nào đó không thể đạt được mục tiêu đề ra.

Do vậy cần thông qua các hệ thống thông tin phản hồi và các biện pháp kiểm tra để theo dõi đánh giá việc thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)