Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của một số công ty, tổng công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.4. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của một số công ty, tổng công ty

Tổng công ty Vận tải Thủy Petrolimex (PG Tanker) là loại hình doanh nghiệp TNHH MTV do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sở hữu 100%

vốn điều lệ. PG Tanker hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. PG Tanker được thành lập ngày 19/02/2013, đây là TCT chuyên ngành đầu tiên được thành lập theo tiến trình tái cấu trúc Petrolimex phù hợp với Quyết định 828/QĐ- TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, điều lệ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 11490/BCT-TCCB ngày 27/11/2012.

PG Tanker bao gồm 5 thành viên: Công ty Vitaco, Công ty Vipco, Công ty Pjtaco, Công ty PTS Hải Phòng, Công ty Cảng Cửa Cấm Hải Phòng. PG Tanker hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu đường sông, đường biển, viễn dương;

dịch vụ hàng hải; sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy...

Ngay từ khi mới thành lập, Ban lãnh đạo PG Tanker đề ra chiến lược nhằm phát huy thế mạnh như: Đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu trẻ, mới; thu hút

nhân lực có kinh nghiệm; duy trì hệ thống quản lý trên bờ theo tiêu chuẩn quốc tế;

tăng cường xúc tiến mở rộng thị trường trên cơ sở và tiền đề quan trọng là nguồn hàng ổn định hàng năm của Tập đoàn xăng dầu Petrolimex...

Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2020, định hướng 2025, PG Tanker xác định từng bước hình thành đội tàu khai thác tập trung và tổ chức vận hành kinh doanh theo xu thế thị trường, phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong lĩnh vực vận tải xăng dầu và dịch vụ logistics nhằm giảm chi phí khâu vận chuyển và nâng cao sức cạnh tranh của Petrolimex đồng thời đáp ứng với xu thế hội nhập quốc tế.

Để “chinh phục” thị trường quốc tế, ngoài việc tiếp tục duy trì chất lượng dịch vụ vận chuyển xăng dầu cho “người nhà” - Petrolimex, hiện nay, những sỹ quan thuyền viên và con tàu tốt nhất được PG Tanker ưu tiên phục vụ khách hàng bên ngoài với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một quá trình tự hoàn thiện và nâng cao chuỗi giá trị bởi sau thời gian “cọ xát” với khách hàng nước ngoài khó tính, chất lượng dịch vụ năng lực của đội tàu được nâng cao và quay trở lại phục vụ với cấp độ cao hơn những khách hàng trong nước.

Trước tình hình đó, PG Tanker tập trung thực hiện 2 mục tiêu chính: Sắp xếp, tái cấu trúc mô hình tổ chức và công tác đầu tư, đổi mới đội tàu; Tổ chức vận hành công tác kinh doanh ổn định, thâm nhập từng bước vào thị trường quốc tế.

2.4.2. Kinh nghim xây dng chiến lược phát trin ca Công ty c phn Vn ti bin Vit Nam

Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 01/7/1970. Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận &

logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung cấp thuyền viên... cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết.

VOSCO xác định tầm nhìn trở thành một thương hiệu ngang tầm khu vực Đông Nam Á trong việc mang đến cho khách hàng dịch vụ vận tải biển tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. VOSCO cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất, tin cậy và linh hoạt; việc bảo đảm an toàn cho con người, tàu, hàng hóa và môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu. VOSCO nỗ lực để trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng trong lĩnh vực vận tải biển.

Trong giai đoạn từ nay đến 2025, công ty sẽ tiếp tục định hướng phát triển hài hòa cả ba nhóm tàu mà công ty đã và đang quản lý, khai thác với bề dày kinh nghiệm nhiều năm qua, cũng là xu hướng chính của hoạt động vận tải biển quốc tế, đó là các loại tàu chuyên dụng như tàu hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu chở hóa chất và tàu container. Dự kiến đến năm 2020 đội tàu công ty sẽ có 23 chiếc, tổng trọng tải hơn 700 nghìn DWT gồm các loại tàu hàng rời chuyên dụng từ cỡ trung (Handysize) đến cỡ lớn (Supramax), các tàu dầu sản phẩm (MR), các tàu chở hóa chất, các tàu chở dầu thô (Aframax) và các tàu container đến 1.000 Teu.

Song hành với việc phát triển về quy mô, công ty còn chú trọng nghiên cứu nâng cao công tác quản lý khai thác, quản lý kỹ thuật, vật tư, quản lý thuyền viên nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ quản lý tàu cho các chủ tàu trong và ngoài nước.

2.4.3. Bài hc rút ra cho Tng công ty c phn Vn ti Du khí trong xây dng chiến lược phát trin

Căn cứ trên định hướng chiến lược phát triển mà các công ty, TCT trong ngành vận tải biển, luận án có thể rút ra một số bài học dành cho Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược phát triển phải dựa trên quy hoạch của ngành; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng phải tính đến xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Chẳng hạn, quy hoạch năng lực sản xuất của ngành phải phù hợp với tình hình cung - cầu xã hội và mức độ cạnh tranh trong xã hội. Từ đó nên tính toán số lượng doanh nghiệp tồn tại trong ngành và từng doanh nghiệp cho phù hợp. Bởi vì, nếu có quá ít doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến độc quyền và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nhưng ngược lại, nếu có quá nhiều doanh nghiệp sẽ gây ra cạnh tranh quá khốc liệt và dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí cho xã hội và cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Chiến lược phát triển được lựa chọn phải xác định định hướng đầu tư phát triển dài hạn, có trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực hoạt động then chốt như là điểm tựa vững chắc cho phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, đặc biệt là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn và khả năng chiếm lĩnh thị trường của TCT là khả thi.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng chiến lược, TCT phải nhận dạng đúng các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố môi trường và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình. Đây là những căn cứ rất quan trọng để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với biến động của môi trường và phù hợp với định hướng chiến lược của Tập đoàn PVN.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho TCT cần đảm bảo nguyên tắc: Sự tham gia của lãnh cấp cao thuộc Tập đoàn PVN; sự tham gia của các đơn vị thành viên; thậm chí có thể lấy ý kiến rộng rãi của toàn thể cán bộ công nhân viên của TCT để đảm bảo chiến lược được hình thành có tính khả thi cao nhất.

Thứ năm, nội dung của chiến lược phát triển được lựa chọn phải đảm bảo sự phát triển bền vững của TCT và thích ứng được với sự biến động của môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)