Nhóm mô hình phân tích môi trường của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. Một số mô hình xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển cơ bản của

2.3.1. Nhóm mô hình phân tích môi trường của doanh nghiệp

Bên cạnh những mô hình phân tích môi trường như: PEST, 05 lực lượng cạnh tranh của M. Porter đã được đề cập ở những nội dung trên, quá trình xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp còn sử dụng những mô hình phân tích môi trường của doanh nghiệp sau:

2.3.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE

Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.

Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/

lĩnh vực kinh doanh.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0. Việc phân loại này sử dụng ý kiến tham vấn của chuyên gia.

Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Việc cho điểm trọng số được thực hiện bởi người nghiên cứu căn cứ vào quá trình nghiên cứu và hiểu biết của người nghiên cứu về các đối tượng đang nghiên cứu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.

Bước 5: Tiến hành cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.

Bảng 2.1: Bảng mẫu ma trận EFE

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm Tổng điểm

Nguồn: quantri.vn Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Theo nguyên tắc, nếu tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường là trung bình, nếu tổng số điểm nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường là yếu, nếu tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường là tốt.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

2.3.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và tầm quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:

Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành.

Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Việc phân loại này sử dụng ý kiến tham vấn của chuyên gia.

Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Việc cho điểm trọng số được thực hiện bởi người nghiên cứu căn cứ vào quá trình nghiên cứu và hiểu biết của người nghiên cứu về các đối tượng đang nghiên cứu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận của doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Bảng mẫu ma trận IFE

Các yếu tố bên trong chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm Tổng điểm

Nguồn: quantri.vn Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận. Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, doanh nghiệp yếu về những yếu tố nội bộ. Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm, doanh nghiệp mạnh về các yếu tố nội bộ.

2.3.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh là công cụ nhằm đưa ra những đánh giá so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành. Việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh được thực hiện qua bước sau:

Bước 1. Lập danh sách các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi người lập ma trận phải nắm chắc được những yếu tố nội bộ nào có tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp so sánh. Việc xác định các yếu tố này có ý nghĩa to lớn đến chất lượng của ma trận.

Bước 2. Phân loại tầm quan trọng: 0.0 - 0.2: không quan trọng; 0.2 - 0.4: Ít quan trọng; 0.4 - 0.6: Quan trọng; 0.6 - 0.8: Khá quan trọng; 0.8 - 1.0: Rất quan trọng. Dựa vào đặc thù ngành nghề của các doanh nghiệp và ý kiến từ chuyên gia.

Bước 3. Người nghiên cứu đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp với các yếu tố: Việc phân loại để xác định được rằng cách thức mà các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Kết quả: 4 điểm là phản ứng tốt; 3 điểm là phản ứng phản ứng trên trung bình; 2 điểm là phản ứng trung bình; 1 điểm là phản ứng ít.

Bước 4. Nhân và cộng số điểm.

Bước 5. Kết luận: 2.5 là điểm trung bình; Phân tích trên và dưới 2.5 điểm;

Phân tích các điểm phản ứng mạnh; Phân tích các yếu tố có tầm quan trọng nhưng phản ứng ít.

Bảng 2.3: Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh

Các yếu tố

Mức độ quan trọng

Doanh nghiệp mẫu

Doanh nghiệp cạnh tranh 1

Doanh nghiệp cạnh tranh 2 Phân

loại điểm

Tổng điểm

Phân loại điểm

Tổng điểm

Phân loại điểm

Tổng điểm

Tổng điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)