Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí

3.1.1. Lch s hình thành và phát trin Tng công ty c phn Vn ti Du khí TCT Cổ phần Vận tải Dầu khí (tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam Transportation Corporation, viết tắt là PV Trans), tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), được thành lập vào ngày 27/05/2002 theo Quyết định số 358/QĐ-VPCP của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, PV Trans đã tiến hành cổ phần hóa từ tháng 03/2006 theo quyết định số 758/QĐ-BCN ngày 30/03/2006 của Bộ Công Nghiệp và chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ( PV Trans) kể từ ngày 23/07/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103006624 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà số 43 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08 39111301, fax: 08 39111300; Web: www.pvtrans.com

Bảng 3.1: Cơ cấu cổ đông tại PV Trans đến hết năm 2015

Stt Cơ cấu cổ đông Cổ phần sở hữu Tỷ lệ % 1 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 130.487.346 51,0%

2 PVCombank 16.591.183 6,5%

3 Market vectors ETF Trust- Market

vectors- Vietnam ETF 15.913.505 6,2%

4 Nước ngoài khác 20.851.390 8,1%

5 Trong nước khác 72.014.118 28,1%

6 Tổng 255.857.542 100,0%

Nguồn: [44]

3.1.2. Ngành ngh hot động ca Tng công ty c phn Vn ti Du khí Thứ nhất, dịch vụ vận chuyển dầu thô

Thứ hai, dịch vụ vận chuyển dầu sản phẩm và hóa chất Thứ ba, dịch vụ vận chuyển các sản phẩm khí hóa lỏng LPG Thứ tư, dịch vụ vận tải than

Thứ năm, dịch vụ kỹ thuật hàng hải dầu khí (FSO/FPSO) Thứ sáu, dịch vụ vận tải khác và thương mại

3.1.3. Cơ cu t chc ca Tng công ty c phn Vn ti Du khí

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Nguồn: http://www.PV Trans.com 3.1.4. Các Công ty thành viên ca Tng công ty c phn Vn ti Du khí

Tính đến thời điểm hết năm 2015, PV Trans có 09 công ty con; 02 chi nhánh;

02 công ty liên kết. Thông tin cụ thể như sau:

 

Bảng 3.2: Các công ty thành viên của PV Trans tính đến hết 2015

Stt Tên công ty

Vốn điều lệ theo GPĐKKD

(tỷ đồng)

Vốn góp của PVTrans

(tỷ đồng)

Tỷ lệ sở hữu của PVTrans

(%)

Tỷ lệ sở hữu của PVN tại các

đơn vị (%) 1 CTCP Vận tải Dầu khí Vũng

Tàu (PV Trans Vũng Tàu) 156,232 156,000 99,85% 58,31%

2 CTCP Vận tải Dầu khí Hà

Nội (PV Trans Hà Nội) 108,100 107,800 99,72% 58,24%

3

CTCP Vận tải Dầu khí Quảng Ngãi (PV Trans Quảng Ngãi)

20,000 7,600 99,87% 58,32%

4

CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PV Trans Pacific)

942,750 612,000 64,92% 37,91%

5

CTCP Vận tải Xăng dầu Phương Nam (Southern PetroTrans)

582,565 405,623 69,63% 40,66%

6 CTCP Vận tải Sản phẩm khí

Quốc tế (Gas Shipping) 300,000 203,209 67,74% 39,56%

7 CTCP Vận tải dầu Phương

Đông Việt (PV Trans Oil) 200,000 135,975 67,99% 39,70%

8 CTCP Vận tải Dầu khí Cửu

Long (PV Trans PCT) 230,000 52,038 22,63% 13,21%

9 CTCP Vận tải Dầu khí Đông

Dương (PV Trans PTT) 100,000 38,670 38,67% 22,58%

Nguồn: [61]

3.1.5. Khái quát kết qu hot động kinh doanh ca Tng công ty c phn Vn ti Du khí giai đon 2011-2015

Giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt, việc giá dầu thô biến động rất phức tạp khiến cho thị trường dầu khí không ổn định, điều này kéo theo hoạt động vận tải dầu khí của PV Trans cũng gặp khá nhiều khó khăn, thách thức.

Hình 3.2: Giá dầu thô thế giới giai đoạn 2000-2015

Nguồn:[36]

Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng của PV Trans và các đơn vị thành viên trong việc khắc phục những khó khăn, thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính - tổ chức - kỹ thuật, các giải pháp thị trường, tiến hành công tác tái cấu trúc PV Trans, cũng như sự hỗ trợ từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn (BSR, VSP, PV Oil, PVEP, PV GAS), tình hình hoạt động kinh doanh của PV Trans giai đoạn 2011-2015 được đánh giá khá tốt, các chỉ tiêu tài chính trọng yếu luôn có sự tăng trưởng, cải thiện qua các năm. Điều này được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các biện pháp tái cấu trúc được đề ra đối với từng lĩnh vực: hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường, tài sản, tài chính, nhân sự được đơn vị quyết liệt thực hiện và đã đem lại những kết quả nhất định, tiêu biểu như: thành lập công ty quản lý tàu và lần đầu tiên PV Trans đã tự quản lý kỹ thuật được tàu dầu thô trọng tải lớn nhất Việt Nam với toàn bộ thuyền viên trên tàu là người Việt Nam, điều mà trước đây phải thuê các công ty quản lý nước ngoài (Wallem), giúp đơn vị tiết giảm chi phí khoảng 60 tỷ/năm so với trước đây; đưa tàu khai thác tại các thị trường khó khăn với mức cước cao (Trung đông); bán tàu Poseidon M đóng năm 1995 để hoán cải thành FPSO cung cấp cho mỏ Thăng Long - Đông Đô, vừa giảm bớt tàu dầu thô đã lớn tuổi, vừa giảm áp lực khai thác tàu trong bối cảnh thị trường vận tải biển khó khăn; đàm phán với các ngân hàng để giãn các khoản trả nợ, giảm lãi vay; xử lý tồn đọng từ các năm trước để tạo thuận lợi trong những năm tiếp theo như hạch toán toàn bộ số dư chênh lệch tỷ giá còn lại từ các năm trước chuyển sang là 333 tỷ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012.

Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của PV Trans giai đoạn

2011-2015, ta có thể thấy rằng, các chỉ tiêu trọng yếu có đều có sự tăng trưởng:

Tổng doanh thu cả giai đoạn đạt 25.344 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch; Doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 5.000 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận trước thuế cả giai đoạn đạt 1.172 tỷ đồng, đạt 150% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm đạt 235 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận sau thuế cả giai đoạn đạt 934 tỷ đồng, đạt 162% kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 187 tỷ đồng; Tổng nộp ngân sách nhà nước cả giai đoạn đạt 1.161 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; Nộp ngân sách bình quân hàng năm đạt 232 tỷ đồng.

Kết quả khả quan này có được là do trong 05 năm qua, PV Trans đã xây dựng định hướng chiến lược phát triển đúng đắn; có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Tập đoàn PVN cũng như tập thể lãnh đạo của PV Trans. Cùng với đó, PV Trans đã tập trung đầu tư phát triển đội tàu, khai thác tuyệt đối an toàn đội tàu vận tải dầu thô, tàu sản phẩm dầu, đội tàu chở khí hóa lỏng LPG và tàu chứa dầu thô FSO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)