CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2025
4.3. Đề xuất chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025
4.3.2. Lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
4.3.2.1. Phân tích lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu
Lựa chọn chiến lược phát triển thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng - QSPM được thực hiện bằng việc sử dụng những kết quả nghiên cứu đã đạt được ở chương 3 cùng với phương pháp tham khảo ý kiến của 56 cán bộ lãnh đạo, quản lý của PV Trans.
Ma trận QSPM có được như sau:
Bảng 4.5: Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho PV Trans
Các yếu tố quan trọng Phân loại
Các chiến lược phát triển Chiến lược
tăng trưởng tập
trung
Chiến lược quản lý tổng thể AS TAS AS TAS
Yếu tố bên ngoài
1. Sự ổn định của chính trị, của cơ chế, pháp luật, chính sách đối với ngành vận tải nói chung, ngành vận tải biển nói riêng ngày một hoàn thiện
0,10 4 0,4 3 0,3
2. Tín hiệu tốt về kinh tế trong nước, quốc tế 0,08 3 0,24 3 0,24
3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 0,11 4 0,44 2 0,22
4. Tiềm năng lớn của thị trường 0,15 4 0,6 2 0,3
5. Sự biến động của tỷ giá, lãi suất ngân hàng 0,12 2 0,24 4 0,48
6. Sự phát triển của khoa học công nghệ 0,10 3 0,3 3 0,3 7. Sự trung thành của khách hàng 0,10 3 0,3 3 0,3
8. Hợp tác trong và ngoài nước 0,04 4 0,16 1 0,04
9. Chủ động về nguyên liệu sản xuất 0,12 4 0,48 3 0,36
Các yếu tố quan trọng Phân loại
Các chiến lược phát triển Chiến lược
tăng trưởng tập
trung
Chiến lược quản lý tổng thể AS TAS AS TAS
10. Mức độ cạnh tranh lớn 0,08 3 0,24 3 0,24
Yếu tố bên trong
1. Năng lực tài chính 0,17 4 0,68 4 0,68
2. Năng lực tổ chức, quản lý 0,09 3 0,27 3 0,27
3. Năng lực của người lao động 0,09 3 0,27 3 0,27
4. Năng lực sản xuất 0,15 2 0,3 2 0,3
5. Hoạt động marketing 0,11 2 0,22 2 0,22
6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,12 4 0,48 3 0,36
7. Cơ cấu tổ chức 0,05 3 0,15 3 0,15
8. Văn hóa tổ chức 0,05 3 0,15 3 0,15
9. Chiến lược phát triển hiện thời 0,10 3 0,3 3 0,3
10. Năng lực hợp tác quốc tế 0,08 3 0,24 3 0,24
Tổng điểm 6,46 5,72
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát Như vậy, chiến lược phát triển được ưu tiên lựa chọn là: Chiến lược tăng trưởng tập trung: Đặt trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hiện có của PV Trans bằng việc cải thiện các yếu tố nội bộ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, tận dụng những thời cơ lớn cho phát triển hoạt động kinh doanh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả có được từ phân tích ma trận BCG và ma trận McKinsey của PV Trans phía trên.
4.3.2.2. Xây dựng nội dung của chiến lược phát triển được lựa chọn
Trong giai đoạn 2016-2025, PV Trans sẽ tiếp tục tập trung phát triển hoạt động dịch vụ thế mạnh và tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường trong nước gồm vận tải dầu thô, vận tải dầu sản phẩm và hóa chất, vận tải sản phẩm khí hóa lỏng LPG, đồng thời duy trì ổn định và hiệu quả các loại hình dịch vụ vận tải than và dịch vụ FSO/FPSO...
* Đối với lĩnh vực vận tải dầu thô:
Thứ nhất, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (trước khi mở rộng): Công
suất: 6,5 triệu tấn/năm; Nguồn dầu thô: Từ mỏ Bạch Hổ; Nhu cầu sử dụng tàu: 2 - 3 tàu dầu thô Aframax; Vốn góp của Tập đoàn: 100% Tổng mức đầu tư dự án.
Mục tiêu của PVTrans: Tiếp tục vận chuyển 100% dầu thô đầu vào cho NMLD Dung Quất.
Đầu tư phương tiện vận tải: Do nhu cầu của NMLD Dung Quất trong giai đoạn này chỉ cần 2 tàu trong mùa thời tiết tốt (tháng 3 - tháng 10) và 3 tàu trong mùa thời tiết xấu (tháng 11- tháng 2) và với số lượng 3 tàu Aframax thì PVTrans đủ đáp ứng nhu cầu của nhà máy. Tàu Hercules M nên bán thanh lý sau khi khai thác năm 2018, tuy nhiên do sản lượng vận chuyển trong nước giảm như trình bày ở trên thì 2 tàu dầu thô còn lại của PV Trans đủ đáp ứng.
Thứ hai, đối với dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn: Thời gian đi vào hoạt động:
dự kiến năm 2017; Công suất: 10 triệu tấn/năm; Nguồn dầu thô: Vận chuyển từ Trung Đông về Việt Nam; Nhu cầu sử dụng tàu của dự án: 5 tàu VLCC vận chuyển dầu thô; Vốn góp của Tập đoàn: 25% Tổng mức đầu tư dự án.
Mục tiêu của PVTrans: Đảm nhận vận chuyển ít nhất 30% sản lượng nguyên liệu đầu vào khoảng 3 triệu tấn dầu thô tương ứng với tỷ lệ vốn góp của Tập đoàn.
Đầu tư phương tiện vận tải: do tổng mức đầu của tàu VLCC rất lớn khoảng 80 - 100 triệu USD/tàu nên trong giai đoạn đầu để chuẩn bị phục vụ vận chuyển dầu thô nhập khẩu cho nhà máy, PV Trans cần tiến hành thuê 02 tàu VLCC ngay khi nhà máy đi vào vận hành (năm 2017) để tham gia vận chuyển cho Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, sau khi hoạt động ổn định và đảm bảo hiệu quả sẽ tiến hành đầu tư, PV trans cần đầu tư trước 1 tàu VLCC vào năm 2018 thông qua hình thức thuê mua tài chính; Giai đoạn 2021-2025 đầu tư thêm 1 tàu VLCC phục vụ cho Nghi Sơn.
Thứ ba, đối với dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất:
Công suất khoảng 10 triệu tấn/năm dự kiến đi vào hoạt động sau năm 2022, PV Trans cần theo dõi và điều chỉnh đầu tư tàu chở dầu thô theo tiến độ của dự án.
Bảng 4.6: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải dầu thô
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25 I Nhu cầu sử dụng tàu
của các nhà máy Tàu 2 7 7 7 7 7
1 Dung Quất (tàu Aframax) Tàu 2 2 2 2 2 2
2 Nghi Sơn (tàu VLCC) Tàu 5 5 5 5 5
II Mục tiêu cung cấp tàu
của PVTrans Tàu 2 4 4 4 4 4
1 Dung Quất (tàu Aframax) Tàu 2 2 2 2 2 2
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25
2 Nghi Sơn (tàu VLCC) Tàu 2 2 2 2 2
III Khả năng đầu tư của
PVTrans Tàu - - 1 - - 1
1 Nghi Sơn (tàu VLCC) Tàu - - 1 - - 1
Tổng mức đầu tư Tr. USD - - 80 - - 80
IV Tổng vốn đầu tư
(Tr.USD) Tr. USD - - 80 - - 80
1 Trong đó:Vốn chủ sở hữu Tr. USD - - 8 - - 8
2 Vốn vay + khác Tr. USD - - 72 - - 72
3 Vốn đầu tư của Công ty
mẹ Tr. USD - - - -
Nguồn: Kế hoạch kinh doanh PV Trans giai đoạn 2016-2020 và đề xuất của NCS
* Đối với lĩnh vực vận tải dầu sản phẩm, hóa chất:
Tương tự vận tải dầu thô, tập trung vào công tác vận chuyển cho các dự án lọc hóa dầu có phần góp vốn của Tập đoàn, trong đó:
Thứ nhất, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (trước khi mở rộng):
Tiếp tục vận chuyển toàn bộsản phẩm xăng dầu đầu ra của NMLD Dung Quất do PVOil phân phối. Đối với các tàu không phù hợp khai thác trong nước trong thời gian Nhà máy LHD Nghi Sơn chưa đi vào hoạt động sẽ tiếp tục được cho khai thác trên thị trường quốc tế thông qua hình thức cho thuê TC hoặc bareboat hoặc consecutive voyages.
Thứ hai, đối với Tổ hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn:
Mục tiêu của PV Trans: Đảm nhận vận chuyển ít nhất 50% sản lượng dầu sản phẩm và hóa chất đầu ra khoảng 3,5 triệu m3 xăng dầu và 200.000 tấn hóa chất (50.000 tấn Benzene và 150.000 tấn Paraxylene).
Đầu tư phương tiện vận tải:
Với nhu cầu sử dụng khoảng 22 tàu sản phẩm, hóa chất các loại với trọng tải từ 3.000 DWT đến 30.000 DWT và mục tiêu tham gia vận chuyển 50% sản lượng dầu sản phẩm, hóa chất đầu ra, bên cạnh việc đưa các tàu khai thác tại thị trường quốc tế về để vận chuyển (3 - 4 tàu size dưới 20.000 DWT), với số tàu còn thiếu PVTrans sẽ thuê ngoài bổ sung để phục vụ cho nhà máy.
Ngoài ra PV Trans xem xét đầu tư 03 tàu chở dầu/hóa chất loại 10.000 - 20.000 DWT, để có thể linh hoạt chuyển đổi giữa xăng dầu hóa chất khi cần (01 tàu
chuyển đầu tư từ năm 2015 sang 2016), đối với số lượng tàu còn thiếu sẽ thuê ngoài và sẽ xem xét đầu tư sau khi hoạt động ổn định và hiệu quả.
Thứ ba, đối với dự án hoá dầu miền Nam:
Mục tiêu của PV Trans: Đảm nhận vận chuyển 50% nguyên liệu nhập khẩu đầu vào và sản phẩm đầu ra của nhà máy.
Đầu tư phương tiện vận tải: Với nhu cầu sử dụng tàu hóa chất trọng tải 100.000 DWT để vận chuyển Naptha nhập khẩu từ Trung Đông, trước mắt PVTrans sẽ thuê ngoài 1 tàu và sẽ xem xét đầu tư sau khi hoạt động ổn định và hiệu quả.
Bảng 4.7: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải dầu sản phẩm, hóa chất Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25
I Nhu cầu sử dụng tàu
của các nhà máy Tàu 15 25 35 37 37
1 Dung Quất (tàu dưới
15.000 DWT) Tàu 15 15 15 15 15 18
2 Nghi Sơn Tàu - 10 20 20 20 22
2.1 Tàu 10.000 - 20.000 DWT Tàu - 4 8 8 8 10 2.2 Tàu <10.000 DWT Tàu - 6 12 12 12 12
3 Hóa dầu miền Nam Tàu - - - 2 2 3
3.1 Tàu 100.000 DWT Tàu 2 2 3
II Mục tiêu cung cấp tàu
của PVTrans Tàu 15 20 25 26 26 29
1 Dung Quất (tàu dưới
15.000 DWT) Tàu 15 15 15 15 15 18
2 Nghi Sơn Tàu - 5 10 10 10 10
2.1 Tàu 10.000 - 20.000 DWT Tàu - 2 4 4 4 4
2.2 Tàu <10.000 DWT Tàu - 3 6 6 6 6
3 Hóa dầu miền Nam Tàu 1 1 1
3.1 Tàu 100.000 DWT Tàu 1 1 1
III Khả năng đầu tư của
PVTrans Tàu 1 1 - 1 1 -
1 Dung Quất Tàu - - - - 1 1
1.1
Tàu 10.000 - 20.000 DWT Tàu - - - - 1 (*) 1 (*) Tổng mức đầu tư Triệu
USD - - - - 15 17
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25
2 Nghi Sơn Tàu 1 1 - 1 - -
2.1
Tàu 10.000 - 20.000 DWT Tàu 1 (*) 1 (*) - 1 - - Tổng mức đầu tư Triệu
USD 10 15 - 15 - -
IV Tổng vốn đầu tư Triệu
USD 10 15 - 15 15 17
1 Trong đó:Vốn chủ sở hữu Triệu
USD 3,0 4,5 - 4,5 4,5 5,1
2 Vốn vay Triệu
USD 7,0 6,0 - 10,5 10,5 11,9
3 Vốn đầu tư của Công ty mẹ Triệu
USD 3 4,5 - - - -
Nguồn: Kế hoạch kinh doanh PV Trans giai đoạn 2016-2020 và đề xuất của NCS
* Đối với lĩnh vực vận tải khí hóa lỏng LPG:
Thị trường vận tải LPG mục tiêu của PV Trans sẽ vẫn là tập trung vào công tác vận chuyển cho các dự án lọc hóa dầu có phần góp vốn của Tập đoàn và vận tải cho PVGas, trong đó:
Thứ nhất, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất và PVGas (Nhà máy chế biến khí Dinh Cố và Nhà máy GPP Cà Mau): Tiếp tục vận chuyển toàn bộ toàn bộ 100%
sản phẩm khí hóa lỏng LPG đầu ra cho NMLD Dung Quất và Nhà máy chế biến khí Dinh Cố (PVGas) khoảng 600.000 tấn/năm (90% nhu cầu vận chuyển nội địa). Đến năm 2017 khi Nhà máy GPP Cà Mau (PVGas) đi vào hoạt động sẽ vận chuyển thêm khoảng 200.000 tấn LPG, trong đó khoảng 140.000 tấn LPG sẽ được vận chuyển bằng đường thủy.
Thứ hai, đối với dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn: Do sản lượng khí hóa lỏng đầu ra khoảng 32.000 tấn LPG nên PV Trans dự kiến sẽ đảm nhận vận chuyển toàn bộ 100% sản lượng khí hóa lỏng của nhà máy này.
Thứ ba, đối với dự án Hoá dầu miền Nam: PV Trans dự kiến sẽ đảm nhận vận chuyển ít nhất 50% sản lượng LPG nhập khẩu đầu vào của nhà máy này (khoảng 350.000 tấn).
Thứ tư, đối với dự án dự án NMLD Vũng Rô: tham gia vận chuyển ít nhất 50% sản phẩm LPG của NMLD Vũng Rô (khoảng 168.000 tấn/năm).
Đầu tư phương tiện vận tải: PV Trans cần đầu tư 7 phương tiện vận chuyển LPG trong đó gồm 2 tàu VLGC 82.000 m3; 3 tàu trọng tải <4.000 DWT thay thế
tàu cũ; 2 xà lan trọng tải 500 - 700 tấn phục vụ Nhà máy GPP Cà Mau.
Bảng 4.8: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải khí hóa lỏng LPG Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25
I Nhu cầu sử dụng tàu của
các nhà máy/khách hàng Tàu 7 13 13 16 16 18 1 Dung Quất + Dinh Cố
1.1 Tàu <4.000 DWT Tàu 6 6 6 6 6 7
2 Nghi Sơn
2.1 Tàu <4.000 DWT Tàu 1 1 1 1 1
3 Hóa dầu miền Nam
3.1 Tàu VLGC 82.000 m3 Tàu - - - 2 2 3
3.2 Tàu <4.000 DWT - - - 1 1 1
4 GPP Cà Mau
4.1 Xà lan 500 - 700 tấn Xà lan - 5 5 5 5 5
5 Công ty KDK
5.1 Tàu 4.000 - 8.000 DWT Tàu 1 1 1 1 1 1
II Mục tiêu cung cấp tàu
của PVTrans Tàu 7 13 13 15 15 17
1 Dung Quất
1.1 Tàu <4.000 DWT Tàu 6 6 6 6 6 7
2 Nghi Sơn
2.1 Tàu <4.000 DWT Tàu 1 1 1 1 1
3 Hóa dầu miền Nam
3.1 Tàu VLGC 82.000 m3 Tàu - - - 1 1 2
3.2 Tàu <4.000 DWT - - - 1 1 1
4 GPP Cà Mau
4.1 Xà lan 500 - 700 tấn Xà lan - 5 5 5 5 5 5 Công ty KDK
5.1 Tàu 4.000 - 8.000 DWT Tàu 1 1 1 1 1 1
III Khả năng đầu tư của
PVTrans Tàu 3 1 1 - -
1 Dung Quất
1.1 Tàu < 4.000 DWT Tàu 1 1 1
Tổng mức đầu tư Tàu 8 8 8
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25 2 Hóa dầu miền Nam
2.1 Tàu VLGC 82.000 m3 - 1 - - - 1
Tổng mức đầu tư Tr. USD - 60 - - - 60
3 GPP Cà Mau
3.1 Xà lan 500 - 700 tấn Xà lan 2 - - -
Tổng mức đầu tư Tr. USD 6 - - - - -
IV Tổng vốn đầu tư Tr. USD 14 60 8 - - 68 1 Trong đó:Vốn chủ sở hữu
(30%) Tr. USD 4,2 18 2,4 - - 20,4
2 Vốn vay (70%) Tr. USD 9,8 42 5,6 - - 47,6
3 Vốn đầu tư của Công ty mẹ Tr. USD - - - - Nguồn: Kế hoạch kinh doanh PV Trans giai đoạn 2016-2020 và đề xuất của NCS
* Đối với lĩnh vực vận tải than:
Với nhu cầu vận tải than cho các Nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn dầu khí và của Tập đoàn điện lực (EVN) khoảng 16-17 triệu tấn/năm cần đội tàu vận tải trọng tải khoảng 900.000 DWT, trong đó PVTrans sẽ vận chuyển than đầu vào cho các Nhà máy, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: Thời gian đi vào hoạt động: cuối năm 2014; Công suất: 3 triệu tấn/năm; Nguồn than: Cẩm Phả, Quảng Ninh; Nhu cầu sử dụng tàu: 4 tàu loại 20.000 - 30.000 DWT; Vốn đầu tư: 100% vốn Tập đoàn.
Mục tiêu của PVTrans: Đảm nhận vận chuyển ít nhất 50% sản lượng than đầu vào cho Nhà máy.
Đầu tư phương tiện vận tải: Trước mắt, PVTrans sẽ thuê tàu hàng rời 20.000 - 30.000 DWT để vận chuyển cho NMNĐ Vũng Áng 1, sau thời gian khai thác ổn định và hiệu quả sẽ xem xét đầu tư.
Thứ hai, đối với Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và Thái Bình 2: Thời gian đi vào hoạt động của 2 nhà máy: dự kiến năm 2017; Công suất của nhà máy Thái Bình 1 khoảng 2 triệu tấn/năm và nhà máy Thái Bình 2 khoảng 3 triệu tấn/năm;
Nguồn than: Cẩm Phả, Quảng Ninh; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1: 100% vốn Tập đoàn điện lực và Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2: 100% vốn Tập đoàn dầu khí.
Mục tiêu của PVTrans: Đảm nhận vận chuyển ít nhất 50% sản lượng than đầu vào cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và khoảng 30% sản lượng đầu vào cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1.
Đầu tư phương tiện vận tải: PV Trans cần đầu tư 20 xà lan trong giai đoạn 2016-2025.
Thứ ba, đối với Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 1: Thời gian đi vào hoạt động: dự kiến năm 2018; Công suất: 3 triệu tấn/năm/01 nhà máy; Nguồn than: Indonesia/Úc; Nhu cầu sử dụng tàu của dự án: 9 tàu 60.000 DWT - 110.000 DWT để vận chuyển than nhập khẩu từ Indonesia và Úc; Vốn đầu tư: 100% vốn Tập đoàn PVN.
Mục tiêu của PVTrans: Đảm nhận vận chuyển toàn bộ 100% sản lượng than đầu vào cho Nhà máy.
Đầu tư phương tiện vận tải: Đầu tư 4 tàu 60.000 DWT - 110.000 DWT vào năm 2018, 2019 và 2020 để kết hợp vận chuyển nhập khẩu than cho NMNĐ Long Phú 1 và Sông Hậu 1. Đối với năng lực vận tải còn thiếu thì xem xét thuê tàu ngoài.
Ngoài ra, để chuyển tải than nhập khẩu vận chuyển nội địa từ khu vực sông Gò Gia về NMNĐ Long Phú 1 và Sông Hậu 1, PV Trans cần đầu tư trong giai đoạn 2016-2025 là 4 xà lan 10.000 DWT trong tổng số nhu cầu 10 chiếc của dự án.
Bảng 4.9: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải than
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25 I Nhu cầu sử dụngtàu /xà
lan của các nhà máy Tàu 4 44 92 100 105 128 1 Vũng Áng 1
Tàu 30.000-50.000 DWT Tàu 4 4 4 4 4 4
2 Thái Bình 1 & 2
Xà lan 2.000 DWT Tàu 40 80 80 80 100
3 Long Phú 1 + Sông Hậu 1
Tàu 60.000-110.000 DWT Tàu - - 4 7 9 10
Xà lan 10.000 DWT Tàu - - 4 7 10 11
4 Hóa dầu miền Nam
60.000 - 110.000 DWT Tàu - - - 2 2 3
II Mục tiêu cung cấp tàu của
PVTrans Tàu 2 26 58 64 69 80
1 Vũng Áng 1
Tàu 30.000 - 50.000 DWT Tàu 2 2 2 2 2 2 2 Thái Bình 1 & 2
Xà lan 2.000 DWT Tàu 24 48 48 48 56
Stt Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 21-25 3 Long Phú 1 + Sông Hậu 1
Tàu 60.000 - 110.000 DWT Tàu - - 4 7 9 10
Xà lan 10.000 DWT Tàu - - 4 7 10 10
4 Hóa dầu miền Nam
Tàu 50.000-80.000 DWT Tàu - - - 1 1 1
III Khả năng đầu tư của PVTrans
A Đầu tư tàu/xà lan Tàu 3 4 8 4 - 8 1
Thái Bình 1 & 2
Xà lan 2.000 DWT Xà lan 2 2 6 2 - 8
Tổng mức đầu tư Tr. USD 1,5 1,5 4,5 1,5 - 6
2
Long Phú 1 + Sông hậu 1
Tàu 60.000 - 110.000 DWT Tàu - 1 1 1 - 1
Tổng mức đầu tư Tr. USD - 25 25 25 - 25
3
Sà lan chuyển tải(10.000
DWT) Tàu 1 1 1 1 - -
Tổng mức đầu tư - 11,5 11,5 11,5 11,5 - -
B Đầu tư phao neo phao 1 2 - - - - 1
Phao neo phục vụ chuyển
tải than Phao 1 2 - - - -
Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 27 54 - - - -
IV Tổng vốn đầu tư Tr. USD 14,2 40,4 41 38 - 31 1 Trong đó:Vốn chủ sở hữu Tr. USD 4,2 12,0 12,5 11,5 - 9,5
2 Vốn vay Tr. USD 10,0 28,4 28,5 26,5 - 21,5
3 Vốn đầu tư của Công ty mẹ Tr. USD - 7,5 7,5 7,5 - - Nguồn: Kế hoạch kinh doanh PV Trans giai đoạn 2016-2020 và đề xuất của NCS
* Đối với lĩnh vực dịch vụ hàng hải dầu khí (FSO/FPSO):
PVTrans cần tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng dịch vụ và tham gia vào các lĩnh vực cung cấp tàu FSO/FPSO (cung cấp tàu để hoán cải), dịch vụ O&M và các dịch vụ liên quan cho các dự án phát triển mỏ trong thời gian tới của Tập đoàn khi có điều kiện.