Chiến lược phát triển của tổng công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1. Chiến lược phát triển của tổng công ty

2.1.1. Khái nim chiến lược phát trin ca tng công ty

Quan điểm, định nghĩa về chiến lược của các học giả đã được đề cập tại phần Tổng quan các công trình nghiên cứu (chương 1). Qua đó có thể thấy rằng, các định nghĩa về chiến lược đều xuất hiện các cụm từ biểu thị các khía cạnh khác nhau cần phải bao hàm trong đó: “quan điểm”, “mục tiêu”, “giải pháp”, “tính dài hạn”.

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược, nhưng theo tác giả, nội dung chủ yếu của chiến lược của một tổ chức đều bao gồm:

Một là: Xác định sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của tổ chức.

Hai là: Đề xuất những phương án để thực hiện mục tiêu.

Ba là: Lựa chọn phương án khả thi, triển khai phương án và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

Qua phân tích các quan điểm về chiến lược, theo tác giả, chiến lược có thể được hiểu như sau: “Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những chương trình cụ thể được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức với sự đảm bảo thích ứng của tổ chức đối với môi trường hoạt động của nó theo thời gian”.

Đối với một TCT (TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác), việc xây dựng chiến lược tốt sẽ giúp cho TCT và các nhà quản lý có những lợi thế sau:

Thứ nhất, giúp cho TCT thấy rõ mục đích và hướng phát triển của mình.

Thứ hai, giúp cho nhà quản lý TCT phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai.

Thứ ba, nhờ xây dựng chiến lược, TCT sẽ gắn liền các quyết định đề ra phù hợp với những biến động của môi trường.

Thứ tư, việc xây dựng chiến lược sẽ giúp giảm bớt rủi ro và tăng khả năng của TCT trong việc tranh thủ tận dụng các cơ hội trong môi trường.

Không chỉ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, định nghĩa chiến lược còn khác nhau tùy theo cấp độ. Việc định nghĩa chính xác chiến lược theo cấp độ về bản chất tùy thuộc quan điểm. Trong các cấp độ chiến lược của một TCT thì chiến lược phát triển liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể và có thể định nghĩa như sau: Chiến lược phát triển của TCT là những kế hoạch dài hạn và những giải pháp lớn nhằm thực hiện kế hoạch đó.

Theo đó, chiến lược phát triển của TCT có những đặc trưng cơ bản như sau:

Chiến lược phát triển bao trùm các lĩnh vực hoạt động của TCT và thường thì chỉ các nhà quản lý cấp cao mới có đủ khả năng và tầm nhìn cần thiết để hiểu được những ảnh hưởng rộng lớn của quyết định chiến lược và có đủ thẩm quyền phân bố nguồn lực cần thiết.

Chiến lược phát triển ảnh hưởng lâu dài tới triển vọng của TCT vì khi TCT đã cam kết thực hiện một chiến lược phát triển cũng đồng nghĩa với việc quảng bá hình ảnh và chỉ rõ lợi thế cạnh tranh của TCT trên thương trường.

Các vấn đề chiến lược thường định hướng tương lai vì được xây dựng dựa trên những dự đoán của những nhà quản lý hơn là những gì họ biết. Điều quan trọng là các dự báo càng chặt chẽ và chuẩn xác bao nhiêu càng giúp TCT tìm được những lựa chọn chiến lược phát triển tốt nhất. Một TCT chỉ thành công khi có vị thế chủ động (tiên liệu trước) đối với sự thay đổi của môi trường.

2.1.2. Phân cp chiến lược ca tng công ty

Trong một tổ chức nói chung, TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nói riêng, thường có 3 cấp độ chiến lược:

Chiến lược cấp tổ chức;

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Chiến lược SBU;

Chiến lược cấp chức năng.

2.1.2.1. Chiến lược cấp tổ chức

Chiến lược cấp tổ chức (organizational-level strategy) do bộ phận quản lý cao nhất vạch ra nhằm định hướng cho hoạt động của toàn TCT. Chiến lược cấp tổ chức sẽ trả lời các câu hỏi sau:

TCT cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào?

Định hướng phát triển trong tương lai của TCT là tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp?

TCT nên hoạt động trong những lĩnh vực nào? Ngành nào? Cung cấp sản phẩm dịch vụ nào?

TCT cần phân bổ nguồn lực ra sao cho các lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ đó?

TCT cần phối hợp hoạt động của các lĩnh vực đã lựa chọn như thế nào?

Chiến lược cấp tổ chức sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản mà TCT phải đối mặt, từ đó đưa ra 3 quyết định chiến lược cơ bản cho TCT, đó là:

Chiến lược định hướng (directional strategy) nhằm nêu ra định hướng chung cho TCT là tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp.

Chiến lược danh mục hoạt động/đầu tư (portfolio strategy) nêu ra những lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ mà TCT sẽ hoạt động hay cung cấp.

Chiến lược quản lý tổng thể (parenting strategy) trong đó nêu ra phương thức quản lý nhằm phối hợp hoạt động, chuyển giao và sử dụng nguồn lực, xây dựng năng lực giữa các lĩnh vực hoạt động của TCT.

2.1.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Chiến lược SBU

* Khái quát về đơn vị kinh doanh chiến lược SBU

Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là một bộ phận của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ một nhóm khách hàng riêng. SBU có các hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động nghiên cứu phát triển mang tính độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều SBU hoặc chỉ là 01 SBU hoặc nhiều doanh nghiệp mới hợp thành 01 SBU:

- Một doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành thì chiến lược cấp doanh nghiệp chính là chiến lược SBU, có nghĩa là sẽ chỉ có hai cấp chiến lược (chiến lược doanh nghiệp và chiến lược chức năng);

- Một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành sẽ có 03 cấp chiến lược (Chiến lược cấp doanh nghiệp, Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng);

Mỗi một SBU cần một chiến lược kinh doanh riêng gọi là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược của mỗi SBU đều gắn với 1 cặp sản phẩm và thị trường.

* Vai trò của chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp cấp đơn vị kinh doanh chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động trong một lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh nhằm củng cố vị thế cạnh tranh và hợp tác của lĩnh vực. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh trả lời các câu hỏi cơ bản sau:

Đơn vị kinh doanh cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào?

Cạnh tranh dựa trên các lợi thế cạnh tranh nào?

Hợp tác bằng những phương thức nào? Dựa trên lợi thế nào?

2.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng

Các chiến lược cấp chức năng (functional strategy) được xây dựng và thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho các chức năng hoạt động của tổ chức và tối đa hoá năng suất sử dụng nguồn lực của tổ chức. Các chiến lược này thường sử dụng là chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược sản xuất, chiến lược nghiên cứu và phát triển...

2.1.3. Vai trò ca chiến lược phát trin đối vi tng công ty

Một chiến lược tốt được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý và nhân

viên mọi cấp xác định mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của TCT.

Tầm quan trọng của chiến lược phát triển đối với TCT thể hiện:

Thứ nhất, chiến lược phát triển xác định rõ phương hướng hành động cho TCT. Chiến lược phát triển tập trung vào phương hướng hành động nhằm đạt được mục tiêu của TCT, làm rõ và cụ thể hóa mục tiêu. Đa số sẽ thực hiện tốt hơn nếu họ biết họ được mong đợi phải làm gì và TCT đang đi về đâu.

Thứ hai, chiến lược phát triển tạo căn cứ cho lập kế hoạch tác nghiệp trong hoạt động của TCT. Nếu chiến lược phát triển được xây dựng chuẩn xác và được các nhà quản lý hiểu đúng thì nó sẽ là căn cứ để lập kế hoạch hoạt động, nguồn lực của TCT sẽ được phân bố hợp lý và hiệu quả hơn. Chiến lược cũng xác định những lĩnh vực hoạt động, khách hàng cũng như địa dư nơi sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Những lĩnh vực này càng được xác định rõ bao nhiêu thì nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn bấy nhiêu. [9]

Thứ ba, chiến lược phát triển làm tăng hiệu lực của TCT. Khái niệm hiệu lực được định nghĩa là TCT đạt được mục tiêu của mình với nguồn lực nhất định; điều đó có nghĩa là để đảm bảo tính hiệu lực, nguồn lực không chỉ cần được sử dụng một cách hiệu quả mà còn phải được sử dụng theo cách đảm bảo tối đa hóa việc đạt được mục tiêu của TCT. [9]

Thứ tư, chiến lược phát triển tạo ra sự biến đổi về chất cho TCT. Mọi TCT để có sự biến đổi về chất đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động của mình một cách khôn ngoan và trong một thời gian đủ dài. Chính chiến lược với thời gian khá dài sẽ giúp cho TCT từ các biến đổi về lượng đến chỗ biến đổi về chất. Đây chính là quy luật phát triển biện chứng: các biến đổi về lượng tích đủ đến ngưỡng sẽ tạo ra các biến đổi về chất. [9]

Thứ năm, chiến lược phát triển là công cụ nâng cao sự hài lòng của người lao động trong TCT. Chiến lược sẽ góp phần tạo nên tính hiệu lực cho TCT bằng cách tạo ra sự hài lòng của các cá nhân trong TCT, giảm xung đột lợi ích và sự mơ hồ của công việc. Nếu mọi quyết định đều thống nhất trong TCT, mọi người sẽ biết phải làm gì, làm thế nào để góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của TCT, có thể tìm thông tin ở đâu, ai là người ra quyết định, v.v...

Tóm lại, không có chiến lược thì TCT giống như một con tàu không bánh lái.

Phần lớn sự thất bại của các doanh nghiệp nói chung, cácTCT nói riêng là do thiếu chiến lược, chiến lược sai hoặc do sai lầm trong việc thực hiện chiến lược.

2.1.4. Nhng ni dung cơ bn ca chiến lược phát trin tng công ty

Đối với những tổ chức có quy mô khác nhau, mức độ phức tạp của bản chiến

lược phát triển sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một bản chiến lược phát triển thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Hình 2.1: Những nội dung cơ bản của bản chiến lược phát triển TCT (Nguồn: Tổng hợp dựa trên nhiều tài liệu và kinh nghiệm thực tế của NCS)

* Căn cứ xây dựng chiến lược

Phần nội dung này, bộ phận xây dựng chiến lược phát triển sẽ khái quát một cách cô đọng nhất các căn cứ xây dựng bản chiến lược. Trong đó, chú trọng đến những căn cứ chủ yếu như:

- Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

- Quan điểm, chiến lược phát triển của lĩnh vực mà TCT hoạt động.

- Tình hình thị trường các sản phẩm, dịch vụ mà TCT cung ứng ở trong và ngoài nước.

- Năng lực, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và tiềm năng phát triển của TCT trong tương lai.

* Mục tiêu của chiến lược

Phần nội dung này, bộ phận xây dựng chiến lược phát triển sẽ xác định 02 vấn đề, bao gồm:

- Quan điểm phát triển của TCT: nội dung này sẽ khái quát một cách chung nhất quan điểm của Ban lãnh đạo TCT trong việc định hướng phát triển của TCT trong tương lai (định hướng dài hạn), tức là có tính đến cả các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Mục tiêu phát triển tổng quát: thông thường, các TCT sẽ khẳng định lại sứ mệnh và giá trị cốt lõi của TCT trong phần nội dung này.

* Phương án chiến lược / Định hướng phát triển

Về bản chất, phương án chiến lược hay định hướng phát triển chính là các

“mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực” được TCT xác hướng đến trong giai đoạn hoạch định chiến lược. Trong nội dung này, TCT sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động của TCT. Đối với mỗi lĩnh vực, TCT sẽ xác định rõ những vấn đề sau:

Chiến lược phát triển

1 Căn cứ xây dựng chiến

lược

2 Mục tiêu của

chiến lược

3 Phương án chiến lược / Định hướng phát triển

4 Giải pháp

thực hiện

- Đánh giá thời cơ, thách thức đối với mảng hoạt động.

- Xác định mục tiêu cụ thể cho mảng hoạt động (dựa trên kết quả phân tích môi trường của TCT). Mục tiêu đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả.

* Giải pháp thực hiện

Chiến lược phát triển là chiến lược cấp tổ chức, để thực hiện chiến lược phát triển, TCT sẽ phải xây dựng các kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn (cấp chức năng). Do đó, đối với phần “giải pháp thực hiện” trong bản chiến lược phát triển, các TCT thường chỉ đưa ra “các giải pháp lớn” mang tính khái quát rất cao. Trong đó, có thể có những nhóm giải pháp sau:

Giải pháp về thị trường.

Giải pháp về đầu tư và vốn.

Giải pháp về cạnh tranh và hợp tác.

Giải pháp về tổ chức quản lý và nguồn lực.

Giải pháp về đào tạo và khoa học công nghệ.

Giải pháp về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, trong bản chiến lược phát triển của một số TCT còn có thể có nội dung: “Điều kiện và kiến nghị”. Nội dung này đưa ra một số điều kiện và kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước về: thuế, thị trường, vốn, v.v... đây là những điều kiện để chiến lược phát triển của TCT có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần vận tải Dầu khí đến năm 2025 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)