TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 20 - 25)

Tôn giáo có một số tính chất cơ bản như: tính lịch sử, tính chính trị, tính quần chúng....

Tính lịch sử của tôn giáo thể hiện ở chỗ: (1) Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử. Nó ra đời, khi con người đã có khả năng trừu tượng, khái quát về những hiện tượng tự nhiên và xã hội; (2) Tôn giáo vận động và biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử. Những biến đổi lớn lao trong những phong trào tôn giáo thường gắn liền với lịch sử xã hội; và (3) Thực chất sự biến đổi trong các tôn giáo chỉ là sự phản ánh các biến đổi của lịch sử.

Sự ra đời Chính Thống giáo (1054) đối lập với Thiên Chúa giáo chỉ là sự phản ánh sự phát triển của lịch sử phát triển của sức sản xuất, khi mà quan hệ xản xuất đã tỏ ra không còn phù hợp nữa. Cuộc chiến tranh Thập tự từ thế kỷ XI đến thế kỉ XIII, thức chất chỉ là sự kiện lịch sử lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu nói lên mâu thuẫn xã hội rất gay gắt cần phải được giải quyết. Sự ra đời của đạo Tin lành chính là sự phản cánh của tôn giáo về những biến đổi to lớn về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XVI - XVII, mà đạo Tin lành chỉ là hệ quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản phương Tây.

Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phân thành giai cấp.

Khi mới ra đời, các phong trào tôn giáo bao giờ cũng là sự phản kháng chống lại sự bất công và bất bình đẳng đòi quyền tự do hạnh phúc của giai cấp bị áp bức

bóc lột. Về sau, trong quá trình tồn tại, tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng, biến thành công cụ nô dịch tinh thần đối với giai cấp bị trị.

Trong xã hội hiện đại, cuộc đấu tranh tư tưởng giữa duy vật và duy tâm, khoa học và tôn giáo, tiến bộ và lạc hậu vẫn luôn luôn là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp. Các thế lực phản động vẫn âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, gây chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc. Điều đó làm cho tính chính trị của tôn giáo càng trở nên sâu sắc.

Tính quần chúng của tôn giáo thể hiện ở chỗ: các phong trào tôn giáo trong lịch sử thường là các phong trào quần chúng, thể hiện ước mơ, nguyện vọng và y chí của quần chúng. Thí dụ như phong trào nông dân dưới là cờ Đạo giáo do Hoàng Cân cầm đầu vào thời Hán; phong trào "Thái Bình thiên quốc" của Hồng Tú Toàn vào thời Thanh ở Trung Quốc....

Tính quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo rất đông đảo. Hiện nay ở nước ta có tới gần 20 triệu, còn ở thế giới có tới 3 tỉ tín đồ các tôn giáo. Tôn giáo từ trước đến nay vẫn là một nhu cầu tinh thần của một số đông quần chúng nhân dân. Tín đồ các tôn giáo phần lớn vẫn là những người lao động nghèo khổ trong xã hội.

2. Chức năng của tôn giáo Chức năng "đền bù hư ảo"

Tôn giáo giống hệt nưh một liều thuốc an thần thường làm dịu, làm nhẹ nỗi đau của con người. Niềm tin vào đấng tối cao mong được sự che chở, cứu vớt thường làm cho con người có cảm giác được đền bù, xoa dịu, hạnh phúc cho dù đó chỉ là "hạnh phúc hư ảo"

Chức năng thế giới quan

Ý tôn giáo là ý thức về một "thế giới lộn ngược", là một cách lí giải mơ hồ về thế giới. Thế giới quan tôn giáo dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm, đề cao thực thể tinh thần, coi đó là cái sáng tạo, chi phối thế giới hiện thực. Thế giới quan tôn giáo thường xa lạ với thế giới quan khoa học. Những chức sắc trong các tổ chức ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền thế giới quan tôn giáo

mong hình thành trong tín đồ hệ thống những quan niệm về thế giới, từ đó hướng họ vào việc thực hiện những qui chuẩn, giá trị tôn giáo.

Chức năng điều chỉnh hành vi

Tôn giáo nào cũng có hệ thống những chuẩn mực, giá trị nhằm điều chỉnh hành vi của tín đồ trong các quan hệ xã hội của họ. Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện vừa tự giác, vừa bắt buộc tùy thuộc vào sự nhận thức của tín đồ, vào việc duy trì các quy phạm giáo luật, các điều kiêng kỵ của tổ chức tôn giáo. Thí dụ, tín đồ đạo Cơ đốc có lễ xưng tội, tín đồ đạo Phật cầu niệm Phật để tự nhận thức, điều chính những hành vi của mình....

Chức năng liên kết

Trong lịch sử xã hội có giai cấp, tôn giáo là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, do đó cũng là nhân tố liên kết xã hội, góp phần duy trì, bảo vệ những trật tự xã hội hiện hành dựa vào những hệ thống giá trị và chuẩn mực chung của xã hội.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tôn giáo cũng là một nhân tố liên kết xã hội mà nhiều khi trong những điều kiện lịch sử nhất định tôn giáo lại nhân tố gây mất ổn định xã hội.

Chức năng giao tiếp

Các tín đồ của một tôn giáo giao tiếp với nhau thông qua các sinh hoạt tôn giáo.

Sự giao tiếp (liên hệ) với nhau đó tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng, trong tín hữu.

Chức năng giao tiếp của tôn giáo còn được biểu hiện ở chỗ, các tín đồ không những chỉ liên hệ với nhau với tư cách là những người đồng tín ngưỡng mà còn liên hệ với những người khác không cùng tín ngưỡng. Đó chính là sự giao tiếp xã hội rộng lớn, ngoài phạm vi tôn giáo, mang tính kinh tế, chính trị, văn hóa...

Đặc biệt các tín đồ tôn giáo còn có mối liên hệ, mối giao tiếp với thực thể siêu nhiên đó là thần thánh. Tín đồ giao tiếp với thần thánh thông qua việc thực hiện các nghi thức cầu cúng trong các không gian tôn giáo.

Ngoài các chức năng trên tôn giáo còn có nhiều chức năng khác như chức năng nhận thức, chức năng văn hóa, chức năng đạo đức... Các chức năng trên của tôn giáo tồn tại với tư cách là một hệ thống. Chúng không biệt lập mà bao chứa lẫn nhau, tùy trong các hoàn cảnh khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau. Nội dung xã hội của các chức năng tôn giáo có thể biến đổi và thường được các giai cấp khác nhau lợi dụng.

Nhờ có hệ thống chức năng riêng của mình, tôn giáo đã có tác động không nhỏ tới con người và xã hội. Sự tác động ấy được biểu hiện rõ nét trong vai trò của nó.

3. Vai trò của tôn giáo Vai trò tiêu cực

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vòng hòa quang thần thánh trong cái biển khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng trên xiềng xích của con người, là mặt trời ảo tưởng xuay xung quanh con người.

Do đó, tôn giáo thường hạn chế sự phát triển tư duy duy vật, khoa học, làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hy vọng hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết.

Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị. Nhiều khi tôn giáo là thứ rượu mạnh, men say dễ làm cho người ta có thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín. Tôn giáo cũng còn bị một số người lợi dụng cầu lợi. Họ biến thành các không gian tôn giáo linh thiêng thành nơi có thể "buôn thần bán thánh".

Vì cơ sở nhận thức của tôn giáo là chủ nghĩa duy tâm thần bí, nên bản thân tôn giáo chứa đựng những yếu tố mê tín. Mà mê tín là niềm tin mù quáng, mê muội vào những cái thần bí như thần, thánh, ma, quỷ, số mệnh, bùa phép.... không dựa trên cơ sở thế giới quan hay phương pháp tu hành của tổ chức tôn giáo nào. Mê tín thường đối lập với lẽ phải, gây ra những hậu quả xấu đối với con người, xã hội.

Mê tín đến mức cuồng tín, mê muội, mất lí trí, suy đoán tùy tiện, tin vào những điều quái dị thì trở thành mê tín dị đoan.

Mê tín và mê tín dị đoan là những hiện tượng phản khoa học, phản văn hóa.

Những người theo chủ nghĩa tín ngưỡng thường phủ nhận chân lí khách quan, khẳng định niềm tin tôn giáo. Trong thực tế, các hiện tượng tôn giáo mê tín và mê tín dị đoan thường tồn tại đan xen nhau. Chúng đều có bản chất chung là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là sự phản ánh hư ảo, sự thiêng liêng hóa, thần bí hóa hiện thực.

Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, đấu tranh chống tôn giáo là đấu tranh chống lại cơ sở hiện thực làm nảy sinh tôn giáo. Cần hạn chế mặt tiêu cực, khơi dậy và sử dụng mặt tích cực của tôn giáo.

Vai trò tích cực

Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, tôn giáo cũng có những mặt tích cực của nó. Điều đó thể hiện ở chỗ: Tôn giáo vừa là sự phản ánh sự khốn cùng của hiện thực, đồng thời lại là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực ấy. Đó chính là sự đấu tranh chống lại sự bất công, tàn bạo trong xã hội có giai cấp và bóc lột giai cấp.

Tôn giáo bao giờ cũng đề cao tính nhân văn, hướng thiện. Khuyên con người thương yêu giúp đỡ nhau, tránh điều ác, phi nhân cách, phi đạo đức. Đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với đạo đức xã hội, và nhiều khi trở thành những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại.

Tôn giáo là một thành tố của văn hóa. Các nền văn minh lớp trên thế giới thường mang dấu ẩn của tôn giáo. Nhiều khi người ta lấy tên của một tôn giáo để chỉ đặc điểm, săc thái của một nên văn hóa. Thí dụ: Văn hóa Cơ đốc giáo, văn hóa Hồi giáo, văn hóa Phật giáo... Tôn giáo luôn là mảnh đất màu mỡ, trên đó hình thành và phát triển những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt đánh giá cao vai trò tích cực của đạo đức tôn giáo. Văn kiện hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa IX nhận định rằng trong xã hội hiện đại "đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới"(16).

16 . Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa IX, NXB: CTQG Hà Nội, 2003 tr.45.

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w