CÁC HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 25 - 30)

Có nhiều cách phân loại các hình thức tôn giáo khác nhau. Có quan điểm cho rằng tôn giáo tồn tại dưới hai kiểu chính là tôn giáo tự nhiên và tôn giáo xã hội.

Tôn giáo tự nhiên có đối tượng tôn thờ là các thần trong giới tự nhiên như thần núi, thần sông, thần sét, thần mây, mưa... Tôn giáo tự nhiên tồn tại và phổ biến trong xã hội mà nền kinh tế mang tính tự nhiên, kém phát triển.

Tôn giáo xã hội có đối tượng tôn thờ là các nhân thần. Nhân thần có thể là các vị thần linh do hư cấu, tưởng tượng mà thành, có thể là các nhân vật lịch sử có thật, được con người thánh hóa các vị thần linh. Một đặc điểm của tôn giáo xã hội là đề cao những giá trị đạo đức, điều chỉnh những hành vi xã hội của con người theo hướng khuyến thiện, trừ ác. Nó có vai trò quan trọng trong việc gắn kết con người trong mối liên hệ cộng đồng.

Ph. Ăngghen chia lịch sử làm hai giai đoạn lớn đó là thời đại dã man và văn minh. Dựa vào đó, có thể phân loại các tôn giáo thành ba kiểu là: các tôn giáo nguyên thủy, các tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới.

1. Kiểu tôn giáo nguyên thủy

Hình thức lịch sử xa xưa nhất của tôn giáo là tôn giáo nguyên thủy. Kiểu tôn giáo này xuất hiện từ thời đại dã man - là thời đại mà con người sống trong các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, lực lượng sản xuất thấp kém, chưa có tư hữu, giai cấp và nhà nước. Tôn giáo nguyên thủy là tôn giáo đa thần, nó phản ánh tính phân tán của xã hội thị tộc nguyên thủy.

Kiểu tôn giáo nguyên thuỷn tồn tại với một số hình thức phổ biến như tô tem giáo, bái vật giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo.

Tô tem giáo là một hình thái tín ngưỡng đặc biệt của kiểu tôn giáo nguyên thủy tồn tại khá phổ biến ở các bộ tộc nguyên thủy trong thời kì cuối của thị tộc mẫu hệ. Đó là một tục thờ một loại động vật, thực vật, hay một vật vô tri vô giác nào đó được coi là

"tổ" của thị tộc cùng huyết thống, có khả năng phù giúp họ trong cuộc sống.

Trong cộng đồng thị tộc, vai trò cá nhân còn hết sức mờ nhạt, biểu tượng về linh hồn cá nhân chưa có khả năng hình thành, quan hệ tập thể của thị tộc với tô tem

là quan hệ chủ yếu. Do đó, sự khác biệt nhau về tô tem cũng là cơ sở của xã hội để phân biệt sự khác nhau giữa các thị tộc, bộ lạc. Durkheim - nhà xã hội học tôn giáo người pháp cho rằng: "Tô tem là hình thức sơ đẳng của thần, đó là tượng trưng của thị tộc nguyên thủy, thông qua tô tem, thị tộc thờ cúng chính bản thân mình. Thần của thị tộc, nguyên tắc tô tem giáo, không thể là một cái gì khác với chính thị tộc nhưng một thị tộc được thể hiện bằng những hình ảnh của các thực vật và động vật cụ thể là tô tem(17).

C.Mác cho rằng, tô tem giáo là một trong những hình thức tôn giáo xa xưa nhất, nó phản ánh tính hạn chế của những quan hệ con người trong khuôn khổ quá trình sản xuất vật chất của đời sống, tức là tính hạn chế của tất cả các quan hệ giữa người với ngưới giữa người với tự nhiên. Ở đây quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong thị tộc được phản ánh thành mối quan hệ giữa người với tự nhiên.

Nghi lễ tô tem giáo được thể hiện qua việc đặt tên tô tem cho các thị tộc, tục không được giết, kiêng ăn thịt tô tem.... Tô tem giáo phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các bộ lạc ở Úc, Bắc và Nam Mỹ, nhiều nước ở Châu Phi, và Châu Á.

Trong xã hội hiện đại, dấu vết tô tem còn khá rõ. Thổ dân Úc coi Kencuru là tổ tiên của mình. Tục ăn bánh thánh, tượng trưng cho máu thịt của Chúa trong Ki tô giáo có nguồn gốc từ tô tem giáo.

Bái vật giáo là tín ngưỡng vào một vật cụ thể như ngọn núi, dòng suối, tảng đá, cây cổ thụ, thậm chí cả chiếc răng thú, chiếc rìu đá, lọ bình vôi, mảnh vải... Các vật đó được tạo ra bởi các thần linh, mỗi vật đều vó thần của mình trú ngụ trong đó.

Do đó, chúng có sức mạnh siêu linh có thể trợ giúp con người trong những lúc khó khăn. Việc dùng các bùa hộ mệnh của một số người trong xã hội ngày nay, là dấu vết của tín ngưỡng bái vật nguyên thủy.

Ma thuật giáo là tín ngưỡng nguyên thủy thể hiện niềm tin rằng một người cụ thể nào đó có phép lạ mà người thường không có. Người này có khả năng giao tiếp với thần linh, mang sức mạnh của thần linh cứu giúp hoặc làm hại người khác.

Người ấy có các tên gọi khác nhau như thầy phù thủy, thầy mo... Đó là người có

17 . Xem X.A. Tô ca rev. Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1994, tr.63.

phép lạ có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, trừ mọi ma quỷ, cứu giúp người. Thầy phù thủy còn có thể phù phép làm hại những người trong thị tộc khác bị nghi là đã có hành động độc ác, tác động xấu đến cuộc sống của thị tộc.

Cơ sở tâm lí của tín ngưỡng ma thuật là niềm tin của nguyên thủy rằng có một thế giới hồn và ma cùng tồn tại với thế giới của người đang sống. Con người ốm đau là do hôn của người đó đi lạc vào thế giới hồn ma. Thầy phù thủy có phép lạ điều khiển đội âm binh bằng những lời phù chú, tìm hồn lạc về thể xác người ốm.

Cơ sở xã hội của ma thuật giáo là các cuộc xung đột giữa các thị tộc khác nhau gây lên sự chết chóc và lòng muốn trả thù. Cuộc sống luôn bị đe dọa bởi không chỉ do chiến tranh mà còn do bệnh tật, thiên tai. Người nguyên thủy mong ước có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Về sau ma thuật giáo thường bị các tôn giáo lợi dụng yếu tố thần bí có tính chất ma thuật để gây ảnh hưởng trong xã hội.

Đạo giáo ở Trung Quốc, Bà la môn giáo ở Ấn độ có chứa dựng nhiều yếu tố ma thuật như sự yểm bùa, phù chú, phù phép....

Ở Việt Nam, các thầy phù thủy, thầy cúng, thầy mo cũng có những tác động đáng kể tới đời sống tinh thần của một phận cư dân nhẹ dạ, cả tin, nhất là những người ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, trình độ văn hóa thấp.

Vật linh giáo là hình thức tôn giáo ra đời ở cuối thời kì công xã thị tộc. Đây là một bước tiến trong tư duy, là cơ sở nhận thức để hình thành các tôn giáo dân tộc sau này.

E. Taylor cho rằng vật linh giáo là niềm tin vào sinh vật hay một vật thể nào đó gồm hai phần thể xác (là cái hữu hình) và linh hồn (là cái vô hình), cái vô hình có vai trò quan trọng so với cacsi hữu hình. Song không phải bất cứ vật nào cũng có linh hồn, chỉ những sự vật mà con người quan tâm, chú ý tới mới có. Một biểu tượng quan trọng trong ý thức vật linh là "thần chủ". Thần chủ là sự biểu thị cực đoan của việc sinh vật hóa, nhân cách hóa và linh hồn hóa các sự vật trong tự nhiên, xã hội.

Các thần chủ của các dân tộc phía Bắc của nước Nga là các thần rừng, thần biển, thần Tai ga vì các thần ấy, theo quan niệm của các dân tộc ở đây, cung cấp các con thú cho người đi săn. Hình tượng con rồng trên mũi thuyền của ngư dân vùng

Đông Nam Á thể hiện sự tôn thờ sức mạnh của sông biển, ý thức về sự phù trợ của các Thần sông, biển.

Ở Việt Nam, trống đồng được coi là Thần trống, trước khi đánh phải thắp hương xin phép, cái nỏ bắn được nhiều mũi tên của An Dương Vương được coi là

"nỏ thần", khẩu đại bác triều Nguyễn được gọi là "Ngài thần công" ... đều in đậm dấu vết của tín ngưỡng vật linh.

Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của vật linh giáo còn khá rõ nét. Chiếc răng nanh của hổ thường được làm bùa cho những người đi săn. Người dân thường đến các đền, am, chùa để xin là bùa hộ mệnh....

Sa man giáo là một hình thức tôn giáo khá phổ biến hình thành vào cuối thời kì của chế độ thị tộc. Đó là niềm tin rằng, ở một người nào đó có khả năng giao tiếp được với thế giới bên kia. Người có khả năng này là thầy pháp Saman, là người có thể yêu cầu thần linhn giải cứu những vấn đề quan trọng của con người trong bộ lạc.

Thầy pháp Saman thường là những người dễ xúc động, có bệnh lí không bình thường, dùng cách lên đồng để thực hiện việc giao tiếp với thần linh. Để tiến hành lên đồng, thầy pháp Saman thường nhảy múa, ca hát, gõ chiêng trống, hú gọi để thần linh nhập vào người, Khi ấy thầy pháp ở trạng thái ảo giác. Mục đích tiến hành nghi lễ Saman giáo là nhằm chứa bệnh cho người hoặc vật, hoặc trừ các hiểm họa khác cho người.

Thực chất của Saman giáo là dùng thuật thôi miên những người hầu đồng, làm cho họ tin vào khả năng siêu nhiên, thần kì, để có thể giao tiếp được với thần linh của thầy pháp Saman. Nhà tôn giáo học Lan đơ man khi nghiên cứu tín ngưỡng Sa man, cho rằng: "Cứ chỉ điên loạn, lời nói lảm nhảm của người lên đồng là dấu hiệu chứng tỏ người đó đã mất hết ý chí và có một vật kì dị nào đó đã chiếm đoạt, chế ngự cả phần xác của người lên đồng cho nên người ta cho rằng thần thánh mượn lời người lên đồng ấy để phán bảo và sai khiến anh ta hành động"(18).

Saman giáo là hình thức tín ngưỡng tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam nó gắn liền với tục lên đồng gọi hồn. Tục này còn tồn tại khá phổ biến ở

18 . Dẫn theo X.A.Tô ca rép. Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng. Sđd, tr.338.

nhiều vùng miền núi và nông thôn, nơi có trình độ nhận thức của dân cư còn thấp.

Hiện tượng lên đồng, hầu bóng thường dẫn người ta đi quá giới hạn của tín ngưỡng, đi tới mê tín.

Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị thường lợi dụng tôn giáo để mở rộng lãnh thổ, xâm lược các dân tộc, quốc gia khác. Vì vậy hình thành nên các tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới.

2. Kiểu tôn giáo dân tộc

Kiểu tôn giáo dân tộc là các tôn giáo được hình thành và tồn tại gắn liền với sự hình thành và tồn tại của một quốc gia, dân tộc. Tính chất quốc gia dân tộc là đặc trưng cơ bản của tôn giáo dân tộc. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc bởi quyền lực chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, ảnh hưởng của tôn giáo dân tộc chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia dân tộc.

Có thể kể đến một số tôn giáo dân tộc thiểu số như: Đạo Hindu, đạo Sích của Ấn Độ, Anh giáo của Anh, Cao Đài, Hòa Hảo của Việt Nam....

Trong lịch sử, có tôn giáo thế giới được dân tộc hóa ở mỗi quốc gia thành tôn giáo dân tộc của quốc gia đó. Thí dụ đạo Phật trở thành quốc giáo ở Thái Lan, Srilanca, Cơ đốc giáo trở thành Anh giáo ở nước Anh.

3. Kiểu tôn giáo thế giới

Kiểu tôn giáo thế giới là các tôn giáo có tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Một số tôn giáo đã phát triển từ phạm vi quốc gia dân tộc trở thành tôn giáo thế giới như Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo.... Một đặc trưng của tôn giáo thế giới là có số lượng tín đồ đông đảo ở nhiều quốc gia, dân tộc. Tôn giáo thế giới ra đời thường phủ nhận các tôn giáo dân tộc. Đối tượng truyền giáo của nó hết sức rộng rãi, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, địa vị xã hội. Coi mọi người đều bình đẳng trước đấng tối cao, đều có thể được giải thoát, cứu rỗi. Sự xuất hiện và biến đổi của các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo của nhiều quốc gia, dân tộc. Hiện nay có một số tôn giới giáo được coi là tôn giáo thế giới là đạo Phật, đạo Cơ đốc, đạo I - xlam.

Chương 3

ĐẠO PHẬT

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w