Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ I, đầu thế kỉ II.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời kì này, Luy Lâu (Bắc Ninh) là một trung tâm Phật giáo không kém hai trung tâm ở Trung Quốc lúc đó là Bành Thành và Lạc Dương.
Nếu Nho giáo vào Việt Nam đi liền với sự thống trị cưỡng bức của phong kiến phương Bắc, thì Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường hòa bình: đường thủy từ Ấn Độ, Trung Á qua công việc buôn bán và đường bộ từ Trung Quốc qua việc giao lưu văn hóa. Nghi lễ thờ cúng của đạo Phật đơn giản. Giáo lí đề cao tư tưởng bình đẳng, bắc ái, từ bi, vị tha, cứu khổ, thoát khổ... có phần gần gũi với tín ngưỡng dân gian, phù hợp với tâm lí, tình cảm nên dễ được người Việt chấp nhận. Lịch sử tồn tại của Phật giáo Việt Nam cho đến nay đã gần 2000 năm, có thể chia làm nhiều giai đoạn, gắn với các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam.
Từ cuối thế kỉ I đến thế kỉ X:
Đây là giai đoạn Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
Từ cuối thế kỉ I đến thế kỉ thứ V, sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam được gắn liền tên tuổi của một số nhà sư Ấn Độ là: Ma Ha Kì Vực, Khưu Đà La, Khương Tăng Hội, Chi Lương Cương và một số nhà sư Trung Quốc là: Mâu Bác (Mâu Tử), Du Pháp Lan, Du Đạo Toái, Đàm Hoằng.... trong đó:
Ma ha kì vực, khưu Đà La và Mâu Bác truyền giáo ở thế kỉ II.
Khương Tăng Hội và Chi Lương Cương truyền giáo ở thế kỉ III.
Du Pháp Lan và Du Đạo Toái truyền giáo ở thế kỉ IV.
Đến thế kỉ thứ V, ở Việt Nam đã có những nhà sư người Việt nổi tiếng như:
Huệ Thắng (440 - 479), Thích Đạo Thiền (457 - 483) được mời sang Trung Quốc để thuyết pháp.
Đến thê kỉ thứ VI, thời hậu Lý Nam Đế, Nhà sư Ấn Độ là Tỳ-ni-đa-lưu-chi là học trò của Tăng Xán (tổ thứ ba của Thiền phái Trung Quốc) đến tu tại chùa Pháp Vân và trở thành tổ thứ nhất của phái Thiền ở Việt Nam. Phái thiền này truyền được 18 đời với 29 vị thiền sư, người đầu tiên là Pháp Hiền (626), người cuối cùng là Y Sơn (1216).
Khoảng năm 820, nhà sư Trung Quốc là Vô Ngôn Thông đến tu ở chùa Kiến Sơ (làng Phù Đổng, Bắc Ninh) và lập ra phái thiền thứ hai tại Việt Nam. Phái Thiền này truyền được 15 đời, với 40 vị thiền sư. Cảm Thành (860) là người đầu tiên và Ứng Vương (1287) là người cuối cùng. Phái Thiền Vô Ngôn Thông chủ trường tìm chân lí ở ngay hiện tại, trong bản thân mỗi người. Chân lí chỉ có thể tu chứng trực tiếp bằng niệm Phật chứ không thể nắm bắt được qua ngôn ngữ, văn tự. Chỉ có niệm Phật mới có thể đạt tới tuệ giác.
Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XIV:
Sang thế kỉ thứ X, nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng, củng cố và phát triển. Các triều đại phong kiến từ Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần đều có những chính sách nhằm nâng đỡ, khuyến thích đạo Phật.
Thời nhà Đinh, vua Đinh Tiên Hoàng triệu tập các cao tăng để định rõ phẩm trật cho tăng già, phong cho sư. Ngô Chân Lưu (đời thứ IV của phái Thiền Vô Ngôn Thông) chức Tăng Thống (người đứng đầu hàng giáo phẩm) và bạn hiệu là Khuông Việt đại sư (ngang hàng với "Tam công" trong triều).
Thời Lê, vua Lê Đại Hành trọng dụng những nhà sư có công giúp triều đình đánh giặc, mời sư Đỗ Thuận (đời thứ 10 của phái Thiền Tỳ - ni - đa - lưu - chi) làm cố vấn việc triều chính và bang giao, hỏi ý kiến sư Vạn Hạnh trước khi xuất quân đánh Tống, cho phép các nhà sư Việt Nam sang Trung Quốc thỉnh kinh về truyền bá Phật - Pháp.
Thời nhà Lý (1010 - 1225), Lý Công Uẩn nguyên là một sa - di, là học trò của sư Lý Khánh Vân, sau khi lên ngôi đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho Phật giáo như: độ dân làm sư, cho xây dựng nhiều chùa chiền khắp nơi, cho sư sang Trung Quốc thỉnh kinh....
Các vua nhà Lý như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông đều tôn sùng đạo Phật. Lý Thái Tông (1028 - 1054) thuộc thế hệ thứ 7 của phái Thiền Vô Ngôn Thông. Lý Thánh Tông (1054 - 1071) thuộc thế hệ thứ nhất của Thiền phái Thảo Đường. Đây là thiền phái kêt hợp giữa Thiền tôn và Tịnh Độ tông, chú ý tự giải thoát bằng tự lực kết hợp với tha lực (sự cứu vớt của các vị Bồ Tát, đặc biệt là Quan Thế Âm Bồ Tát).
Trong xã hội, các tầng lớp quan lại và bình dân đều mộ Phật. Ở nông thôn, chùa Phật trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần, cùng tồn tại song song bên cạnh ngôi đình của Nho giáo. Các lễ hội chùa Phật trở thành một đặc điểm vă hóa của thời Lý.
Dưới thời Trần, Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển mới với những đại biểu xuất sắc như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ....
Trần Thái Tông là tác giả của Khóa hư lục, là một nhà Phật giáo học lỗi lạc. Trần Nhân Tông là người mở đầu, là tổ thức nhất của Thiền phái Trúc Lâm (Pháp Loa là tổ thứ hai, Huyền Quang là tổ thứ ba). Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trung Tung (1230 - 1291), là anh ruột của Trần Hưng Đạo, được Trần Nhân Tông tôn làm thầy,
là người sáng tác nhiều tác phẩm đề cập tới vấn đề cơ bản của Thiền học, trong đó có "Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục" nổi tiếng.
Nhìn chung Phật giáo thời Lý - Trần đã có những bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng và củng cố địa vị thống trị của mình và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị và văn hóa....
Tuy nhiên, do giáo lí mang tính duy tâm chủ quan về mặt nhận thức, nên càng về sau Phật giáo càng tỏ ra kém hiệu lực trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội.
Giai đoạn từ thê kỉ XV đến thê kỉ XIX:
Từ thế kỉ thứ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam suy tôn Nho giáo, lấy đó làm chỗ dựa về tư tưởng, chính trị và đạo đức. Phật giáo cung đình suy tàn dần. Phật giáo dân gian mang yếu tố thần bí. Người Việt đã sáng tạo ra hình ảnh Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay thể hiện ước vọng được cứu vớt.
Thời kì này, có hai môn phái thiền ở Trung Quốc được truyền vào Việt Nam là thiền Tào Động (1570) và thiền Lâm Tế (1712), song đều không gây nhiều ảnh hưởng đối với Phật giáo Việt Nam.
Từ đầu thế kỉ XX cho tới nay
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, phong trào "chấn hưng đạo Phật" do một số nhà sư cùng với một số nhân sĩ trí thức có tinh thần dân tộc và mộ đạo khởi xướng đã làm cho Phật giáo dần dần được khởi sắc. Một sô tổ chức Phật giáo có cơ sở đào tạo tăng ni chuyên nghiệp được hình thành.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuyệt đại bộ phận tăng ni Phật tử vẫn giữ truyền thống yêu nước. Nhiều nhà sư tham gia các hoạt động yêu nước chống Pháp, nhiều Chùa phật là cơ sở che giấu cán bộ cách mạng.
Từ năm 1954 đến 1975 Phật giáo ở hai miền tuy có những nét khác biệt, những nhìn chung đều có những đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phong đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau khi thống nhất đất nước, theo nguyện vọng và yêu cầu của đa số tăng ni Phật tử, đặc biệt là các chức sắc của các hệ phái phật giáo, năm 1981. "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" đã ra đời. Đây là tổ chức Phật giáo thống nhất trong cả nước, gồm có hai hội đồng là hội đồng chứng minh và hội đồng trị sự. Hội đồng chứng minh gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên. Hội đồng chứng minh có nhiệm vụ chứng minh các hội nghi Trung ương và Đại hội Phật giáo Việt Nam; hướng dẫn và giám sát các hoạt dộng cảu hội giáo về đạo pháp và giới luật; phê chuẩn và tấn phong chức vị giáo pgaarm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư. Hội đồng trị sự là cấp điều hành cao nhất của Giáo hội giữa hai kì Đại hội, gồm có 10 ban là: Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni, Ban hường dẫn Phật Tử, Ban Hoằng Pháp, Ban nghi lễ, Ban văn hóa, Ban kinh tế tài chính, Ban từ thiện xã hội, Ban Phật giáo quốc tê, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Chương4
ĐẠO KI TÔ