LUẬT LỆ VÀ NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA ĐẠO I - XLAM

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 71 - 75)

Giáo luật của đạo I - xlam thể hiện tạp chung ở "5 cốt đạo" là:

1- Biểu lộ đức tin: Tín đồ biểu lộ đức tin bằng việc tuyên xưng, rằng chỉ tin vào một Thượng đế duy nhất là Thánh Ala và sứ mạng cao cả của tiên tri Mô ha mét, đồng thời kiên nhẫn đón nhận những lời tiên định của Thánh Ala, làm đúng lời răn dạy của Thánh và tiên tri đã ghi nhận trong kinh Co ran.

2 - Cầu nguyện: mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần (rạng đông, giữa trưa, chiều, hoàng hôn, chập tối). Nơi cầu nguyện có thể bất kì chỗ nào. Buổi cầu nguyện trưa thứ 6 là quan trọng nhất, bắt buộc phải đến lễ đường. Trước khi cầu nguyện phải làm lễ tẩy thể. Khi cầu nguyện tín đồ quay về hướng Méc ca.

3 - Ăn chay tháng Ra ma dan: một năm tín đồ phải ăn chay tháng Ramadan vào tháng 9 Hồi lịch (trừ người già, đàn bà có thai, trẻ em dưới 10 tuổi). Trong tháng ăn chay, tín đồ không được ăn, uống, hút, quan hệ vợ chồng từ lúc rạng đông đến chập tối. Các sinh hoạt đều thực hiện vào ban đêm. Trong tháng ăn chay, tín đồ chỉ nghĩ về tội lỗi của mình, về những lời răn của Thánh Ala và tiên tri Mô ha mét. Tín đồ đạo Ixlam tin rằng, 3 ngày cuối cùng Ra ma dan, cửa thiên đầng mở, cầu nguyện sẽ được nhiều phúc. Việc nhịn đói, khát để tập trung suy nghĩ về tội lỗi và mong được Thánh Ala chứng giám có ý nghĩa là giúp con người thông cảm với những người nghèo khó, tập trung nghị lực, không ham muốn vật chất tầm thường.

4 - Bố thí (Zakat): Từ quan niệm của cải là do một vị thần xấu xa đưa đến, sự giàu có chỉ đem lại cảnh khổ đau cho con người ở kiếp sau, đạo Ixlam cho rằng tín đồ phải bố thí (bớt lại một phần của cải) để tránh tai họa.

Theo luật, cuối tháng Ra ma dan, tín đồ phải dành 1/10 lợi tức để bố thí cho người nghèo, người mắc nợ vì hiếu thảo, người tham gia thánh chiến, kẻ mồ côi, những người mới nhập đạo và lữ khách.

5 - Hành hương:Mục đích hành hương là để được tha tội. Thời gian hành hương vào tháng 12 Hồi lịch. Y phục là 2 mảnh vải không có vết khâu. Trong thời gian hành hương tín đồ kiêng không đi giầy, không quan hệ tình ái, không làm đổ máu, không làm chết cây cỏ. Địa điểm hành hương là đền Ka a ba. Ở đó, tín đồ chạy xung quanh 7 lần, cúi hôn tảng đá đen. Sau đó đến cắm trại ở thung lũng Mi ra, ném đá vào quỷ I blít, cầu nguyện tại đồi A ra phát. Khi kết thúc hành hương tín đồ giết cừu, dê cúng Thượng đế và khi đó mới được cạo râu, cắt tóc thay y phục và đi viếng mộ Mô ha mét ở Mê đi na. Người hoàn thành việc hành hương có vinh dự, quyền lực, uy tín đối với tín đồ, được coi là Khát - gi (thánh sống).

Ngoài việc thực hiện 5 cốt đạo, tín đồ dạo Ixlam còn có bổn phận phải tham gia các cuộc thánh chiến. Họ cho rằng để truyền đạo, ngoài việc tuyên truyền, lôi kéo người vào đạo, còn cần phải dùng biện pháp cứng rắn bắt dân tộc khác đã từng được chiếu dụ mà không chịu cải tạo.

2. Các chức sắc và nhà thờ đạo Ixlam

Ixlam giáo không có hàng giáo phẩm nhưng có các chức sắc. Chức sắc cơ bản gồm:

Êmir: là giáo trưởng đứng đầu giáo hội mỗi nước hoặc một vùng nhiều tiểu vương quốc.

Ommal: là người đứng đầu Ixlam giáo ở một tỉnh.

Mufly: là người lo việc luật đạo trong chính phủ Ixlam giáo.

Cadis: là người lo việc tư pháp trong chính phủ Ixlam giáo.

Chiek: là người làm nhiệm vụ truyền giáo.

HaKim: là giáo cả, đứng đầu một thánh đường trong một khu vực tín đồ.

Nab HaKim: là chức phó giáo cả, phụ giúp cho HaKim.

Ahly: là người đứng đầu một nhóm tín đồ (thôn, ấp).

I mâm: là người hướng dẫn tín đồ cầu nguyện trong thánh đường.

Tuan: là người dạy kinh Co ran cho trẻ con.

Nhà thờ Ixlam có hai loại: lớn gọi là giáo đường, nhỏ gọi là nhà nguyện. Nhà thờ không có bàn ghế, đồ thờ, không có nhạc cụ, chỉ có một tấm gỗ kê cao đặt kinh Cô ran và cái bục để chức sắc đứng giảng giải. Nhà thờ quay về hướng Mếc ca, mái vòm. Trong nhà thờ tuyệt đối không thờ tượng ảnh vì thánh A la tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala. Mỗi khi sắp đến giờ cầu nguyện, I mâm leo lên tháp ở nhà thờ để kêu gọi tín đồ. Ông đọc 3 lần những câu:

"Tôi nhận rằng ngoài A la không có chúa nào khác", "tôi nhạn rằng Mô ha mét là sứ giả của Ala". Khi nghe những lời đó, các tín đồ phải ngừng công việc để cầu nguyện. Trước khi cầu nguyện phải rửa chân tay, rửa mặt. Khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca, phái phủ phục trán chạm đất.

3. Các quy định khác

Tín đồ đạo Ixlam bắt buộc phải đọc kinh Co ran. Độc kinh Co ran thể hiện đức tin của tín đồ vào Thánh A la, vào tiên tri Mô ha mét. Đây cũng là phương tiện để hành đạo, Trẻ em lên 7 tuổi bắt đầu được đọc kinh Co ran, kinh Co ran được tín đồ đọc hàng ngày và đặc biệt là trong các ngày lễ của đạo Ixlam việc đọc kinh Co ran càng có y nghĩa thiêng liêng.

Việc cắt da bao quy đầu cũng là điều bắt buộc đối với tín đồ ở tuổi vị thành niên chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành. Nghi lễ cắt da bao quy đầu thể hiện sự nhìn nhận của Thánh A la đối với mỗi người con trai. Các em bé tuổi từ 5 đến 15 thường được cắt da quy đầu ở gia đình hoặc ở thánh đường một cách trọng thể.

Nghi thức tang ma của tín đồ đạo Ixlam cũng được tổ chức khá phức tạp.

Người ta tin rằng "tang ma là sự chuẩn bị cho cuộc hành trình trên con đường xa xôi sang một thế giới tốt đẹp. Những người được đưa tiễn tốt trên chặng đường cuối cùng thì sẽ đến đích một cách thuận lợi".

Khi người bệnh tới phút lâm chung được người thân đặt nằm quay đầu về hướng Méc ca. Người bệnh đọc câu kinh cầu nguyện xin Thánh A la nhân từ tha thứ cho những tội lỗi đã mắc phải. Trường hợp người bệnh không đủ sức đọc thì người thân đọc thay. Người chết được liệm bằng vải không có đường khâu, đưa vào thánh đường làm lễ cầu nguyện. Sau đó được chôn ở nghĩa địa theo tư thế nằm nghiêng về bên phải, quay đầu về hướng Méc ca. Người đàn ông và đàn bà khi chết không được chôn cùng một chỗ.

Giáo lí đạo Ixlam có những điều rất khắt khe với phụ nữ, xuất phát từ quan niệm rằng: "đàn bà chỉ là quần áo của đàn ông", "đàn bà là thửa ruộng để khai khẩn", "đàn ông cao hơn đàn bà về nguồn gốc..." Phụ nữ Hồi giáo ra đường trùm mạng che mặt, mặc áo dài, không được tự y tiếp xúc với đàn ông, phải giữ trinh tiết tớt khi lấy chồng, không được ngoại tình, không được chủ động ly hôn... nếu không sẽ bị xử phạt nặng, thậm chí phải tử hình.

Giáo luật của đạo Ixlam khuyến khích hôn nhân. Một người có thể có 4 vợ hợp pháp. Con trai, con gái từ 10 tuổi trở lên được phép lập gia đình. Tuy nhiên luật của đạo Ixlam cũng nghiêm cấm các cuộc hôn nhân giữa những người thân tộc.

Nhìn chung, giáo lí, giáo luật của đạo Ixlam mang tính khắt khe, hạn chế tính tự do, sáng tạo của con người. Nhiều khi, những tín điều thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành phong tục, tập quán lối sống khá đặc biệt của người theo đạo I - xlam vfa ảnh hưởng không nhỏ tới sự hòa nhập và phát triển của thế giới đạo I - xlam.

4. Những ngày lễ chính

Những ngày lễ chính của tín đồ đạo Ixlam được tổ chức tại thánh đường.

Ngày 6 - 1 (Hồi lịch) là ngày kỉ niệm Mô ha mét đến Méc ca mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo.

Ngày 10 - 1 là ngày tự hành hạ. Ngày lễ này nhắc lại sự kiện cháu của Mô ha mét là I mâm Hu sse in bị kẻ ngoại đạo hành hạ. Tín đồ tự lấy dây trói, lấy dao rạch vào người cho máu chảy. Nếu ai hành hạ đến chết thì được coi là linh thiêng.

Ngày 12 - 3 là ngày sinh nhật của Mô ha mét.

Từ ngày 27 tháng Ra ma 3dan đến ngày 01 tháng sau đó là thời gian kết thúc ăn chay. Trong những ngày này, tín đồ sám hối về những hành vi của mình trong tháng Ra ma dan. Nếu có gì sai phạm phải sám hối, dâng cúng vật cho Thánh Ala.

Đêm 27 tháng Ra ma dan, tín đồ kỉ niệm việc thiên thần truyền kinh Co ran từ Thánh A la xuống mặt đất được Mô ha mét đón nhận trong 22 năm.

Ngày 10 - 12 là ngày lễ cống sinh. Lễ này xuất phát từ tích cho rằng, tổ phụ I bra him đã hy sinh người con trai là Ismail cho thượng đế. Trong lễ cống sinh, sinh mạng người được thay bằng việc giết gia súc để dâng cúng.

Ngày thứ 6 trong tuần, tất cả các tín đồ phải đến thánh đường để làm lễ cầu nguyện, đọc kinh Co ran và nghe giảng đạo.

Một phần của tài liệu giáo án Tôn giáo học đại cương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w