III. LUẬT LỆ VÀ NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA ĐẠO KI - TÔ
5. Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của giáo hội
Đạo Chính thống và đạo Tinh lành đều không có tổ chức lãnh đạo thống nhất trên toàn thế giới mà tổ chức theo các giáo hội riêng rẽ, độc lập theo từng hệ phái hoặc theo từng quốc gia.
Trái lại, Công giáo có tổ chức Giáo hội thống nhất toàn thế giới.
Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo xếp sắp theo hệ thống:
Giáo hoàng - Giám mục đoàn - Hồng y đoàn - Giáo hội địa phương - Giáo hội cơ sở.
Giáo hoàng được gọi là giáo chủ, là đức thánh cha, là người kế vị thánh phêrô, là đại diện của Chúa Giêsu, là vị chủ nhân tối cao đối với tín đồ, có quyền
"tối thượng, toàn diện và trực tiếp" đói với Giáo hội.
Giáo hoàng do hội đồng Hồng y bầu ra, giữ nguyên chức đến hết đời. Phẩm phục của giáo hoàng màu trắng. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy Giáo triều Vatican.
Giáo mục đoàn bao gồm tất cả các giám mục trên thế giới họp với Giáo hoàng để duy trì sự hiệp thông và cai quản đoàn Giáo hội.
Trước những vấn đề quan trọng của Giáo hộ như đường hướng hoạt động, chấn chỉnh tổ chức, đức tin... thì Giám mục đoàn được nhóm họp dưới sự điều khiển của Giáo hoàng gọi là "Công đồng chung". Nghị quyết của Công đồng chung được Giáo hoàng phê chuẩn, công bố. Trước những vấn đề không đến mức triệu tập Công đồng chung thì triệu tập Thượng hội đồng giám mục (theo định kì và bất thường) để giải quyết.
Thượng hội đồng giám mục được xem cơ quan thường trực của Giám mục đoàn. Giữa hai thời kì họp của Thượng hội đồng giám mục có văn phòng làm việc do Tổng thư kí điều khiển, chức Tông thư kí do Giáo hoàng chỉ định.
Hồng y đoàn là một công đoàn gồm các vị Hồng y được Giáo hoàng tấn phong có nhiệm vụ duy nhất là bầu Giáo hoàng mới mỗi khi chống ngôi.
Cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo được gọi là Giáo triều Vatican tổ chức như bộ máy nhà nước thế quyền . Năm 1929, Mútsôlini với Giáo hoàng Pao lô XI kí hiệp ước trong đó công nhận Vatican là một quốc gia riêng. Từ đó Vatican vừa là cơ quan trung ương của Giáo hội, vừa là một quốc gia độc lập, có lá cờ nửa trắng nửa vàng, có quốc huy vẽ hai chiếc chìa khóa bắt chéo trên một cái kiếm, trên cùng là chiếc mũ ba tầng của Giáo hoàng.
Các cơ quan trong Giáo triều Vatican đếu chỉ là cơ quan giúp việc Giáo hoàng gồm:
Văn phong thư kí Giáo hoàng có hai chức danh: quốc vụ khanh tòa thánh (tương đương thủ tướng) và thư kí ngoại vụ (tương đương bộ trưởng ngoại giao) và 12 bộ phận là:
1- Bộn Giáo lí đức tin.
2- Bộ Đặc trách giám mục (bộ nội vụ).
3 - Bộ các Giáo hội phương Đông.
4 - Bộ Phụng tự và kỉ luật bí tích (bộ lễ nghi và bộ bí tích).
5- Bộ Giáo sĩ.
6 - Bộ Phúc âm (thay bộ Truyền giáo).
7 - Bộ phong thánh.
8 - Bộ Giáo vụ đặc biệt.
9 - Bộ Nghi thức lễ tân.
10 - Bộ Chủng viện và đại học.
11 - Bộ Dòng tu.
12 - Bộ Quản lí tài sản.
Giáo triều còn có 3 tòa án là:
1- Tòa Ân giải.
2 - Tòa Thượng thẩm.
3 - Tòa Chung thẩm.
Tòa thánh Vatican có nguồn tài chính lớn do đóng góp của các thế lực phong kiến, giáo hội ở các địa phương. Năm 1929 MútSôlini đã chuyển cho Vatican 40 triệu USD tiền mặt và 50 triệu USD ngân phiếu để bồi thường tài sản. Vatican có lợi tức 50% trong số tiền 1 tỉ USD, là chủ sở hữu 250.000ha ruộng ở Italia, 1/5 bất động sản ở Rô ma, 1/3 diện tích trồng trọt ở Tây Ban Nha.... đặc biệt là nguồn thu khổng lồ do lợi nhận từ các cổ phần kếch xù mà Vatican góp với các công ty tư bản tài chính và công nghiệp ở nhiều nước Âu - Mỹ.
Dưới Giáo triều Vatican là các địa phận và các giáo hội địa phương. Đó là một cộng đoàn tín hữu giới hạn trong một địa danh nhất định, là cấp hành chính
chính thức của Giáo hội, trực thuộc Giáo triều Vatican về mọi phương diện. Việc thành lập, bãi bỏ thay đổi đều do Tòa thánh quyết định.
Cai quản địa phận là một Giám mục có tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi tôn giáo; có đức tin, hạnh kiểm, nhiệt thành, khôn ngoan và danh tiếng, tuổi đời ít nhất là 35, đã chịu chức linh mục ít nhất là 5 năm, có quyền phong chức, bổ nhiệm, điều chuyển, kỉ luật linh mục trong địa phận. Việc phong chức Giám mục thuộc quyền của Tòa thánh. Định kì 5 năm 1 lần, Giám mục phải báo cáo với Giáo hoàng về toàn bộ tình hình trong địa phận, 5 năm 1 lần phải đến Vatican để yết kiến Giáo hoàng.
Dưới Giám mục có giám mục phó, Giám mục phụ tá, hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục...
Giáo tỉnh là hợp đoàn các địa phận trong một khu vực do tòa thánh Vatican thiết lập, nhưng không được coi là cấp hành chính chính thức của Giáo hội.
Đứng đầu giáo tỉnh là một Tổng Giám mục, có nhiệm vụ và quyền hạn là:
+ Chăm lo đức tin và kỉ luật của giáo hội, nếu có những vấn đề gì thì phải báo cáo với Giáo hoàng.
+ Kinh lí các địa phận trực thuộc nếu các Giám mục địa phận không có điều kiện thực hiện.
+ Đề cử Giám mục địa phận sau 8 ngày trống ngôi mà chưa có người thay.
+ Có quyền cử hành nghi lễ tại các nhà thờ trong Giáo tỉnh sau khi báo cho Giám mục địa phận biết.
Ở nhiều nước có nhiều Giáo tỉnh thì các giáo tỉnh có thể được tòa thánh cho hợp lại thành Giáo miền. Cho nên, Giáo miền là tổ chức liên hợp của nhiều của Giảo tỉnh. Đây không phải là cấp hành chính của Giáo hội. Các Giám mục trong Giáo miền lập ra Hội đồng Giám mục. Hội đồng này có thể triệu tập công đoàn toàn Giáo miền để thảo ra những nghị quyết, đường hướng hoạt động trong khuôn khổ Giáo luật cho phép.
Giáo xứ là tổ chức cuối cùng có tư cách pháp nhân, là cộng đồng tín hữu trong địa phận.
Đứng đầu Giáo xứ là một Linh mục. Linh mục chính xứ được Giám mục địa phận bổ nhiệm có quyền duy nhất cai quản Giáo xứ.
Linh mục chính xứ có quyền:
+ Thực hiện các phép bí tích cho tín đồ trừ bí tích thêm sức và bí tích truyền chức thánh.
+ Lập và lưu giữ các hồ sơ, sổ sách về việc sửa đổi, hôn phối, báo tử.... và báo cáo thường kì cho Giám mục về những vấn đề đó.
+ Cử hành các nghi lễ tôn giáo ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc. Cử hành nghi lễ an táng cho các tín hữu qua đời trong Giáo xứ.
Trợ giúp Linh mục chánh xứ có Linh mục phó xứ và các Phó tế. Mỗi Giáo xứ lập ra Hội đồng Giáo xứ gồm đại diện giáo dân để giúp việc thêm cho Linh mục chính xứ.
Trong Giáo xứ còn có các Họ đạo hoặc cac Khu, các Giáp.
Giáo xứ là tổ chức cơ sở có vai trò quan trọng, ở đó mối quan hệ giữa giáo quyền và giáo dân được thiết lập chặt chẽ thông qua các sinh hoạt tôn giáo.
Giáo hạt là tổ chức liên hiệp giữa các Giáo xứ theo địa dư trong phạm vi địa phận do giám mục thiết lập. Đây là tổ chức không có tư cách pháp nhân trong cơ cấu tổ chức giáo hội
Mỗi Giáo hạt có một Linh mục đứng đàu là Hạt trưởng. Hạt trưởng có nhiệm vụ cổ vũ sự liên hợp các hoạt động mục vụ trong hạt, tổ chức, đôn đốc việc học tập giáo lí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo dân. Tuy nhiên Linh mục hạt trưởng không có quyền cai trị trên các giáo xứ trong Giáo hạt.
Bên cạnh các tổ chức hành chính, trong Công giáo còn có các dòng tu.
Dòng tu là cộng đồng tín hữu tự nguyện từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho việc đạo. Khi gia nhập các dòng tu, tín hữu phải giữ trọn lời khấn:
- “Thanh thiết" là gữ cuộc đời độc thân trọn vẹn.
- “Thanh bần" là giữ cuộc đời nghèo khó.
- “Vâng phục" là nghe lời bề trên, người đại diện cho Thiên chúa trong đức tin.
- "Huynh đệ" là sống trong tình anh em.
Công giáo có nhiều dòng tu. Mỗi dòng tu có một tổ chức, quy chế hoạt động riêng. Hệ thống dòng tu có 3 cấp: Bề trên dòng, Tỉnh dòng tu và các cơ sở tu viện nhà dòng.
Có nhiều loại dòng tu. Dòng tu theo quy chế Giáo phận thuộc quyền điều khiển trực tiếp của Giám mục, chỉ hoạt động trong Giáo phận. Ở Việt Nam có các dòng tu như Thánh Tâm (Huế), Giê su (Nha Trang), Mến thánh giá....
Dòng tu theo quy chế Tòa thánh là những dòng tu lớn mang tính quốc tế thuộc quyền điều hành của Bộ ti sĩ Tòa thánh, như dòng Bơ Noa, dòng Đô mini cô, dòng Phan xi cô, dòng Chúa cứu thế...
Nếu phân loại dòng tu theo môi trường hoạt động thì có dòng tu chiêm nghiệm và dòng tu hoạt động.
Dòng tu chiêm nghiệm (còn gọi là tu kín) lấy đọc kinh, ngâm nguyện là chủ yếu. Các tu sĩ ở trong viện tu suốt ngày hầu như không ra ngoài. Một số dòng chiêm nghiệm lớn như Bơ Noa, Ca mê rô...
Dòng tu hoạt động lấy hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội là mục đích chủ yếu. Một số dòng tu hoạt động lớn như dòng Tên, dòng Đô mini cô, dòng Bosco....
Các tu sĩ trong dòng tu cùng được phân thánh hai hạng: tu sĩ và linh mục.
Hiên nay trên thế giới có hơn 400 dòng tu. Một số dòng lớn về nam như dòng Đô mini cô (dòng Đa minh), dòng Jiesus (dòng Tên), dòng Bơ Noa, dòng Phan xi cô, dòng Bosco, dòng Lasan, dòng Chúa cứu thế, dòng Gioan Thiên Chúa.... Một số dòng nữ như dòng Kín Ca mê rô, dòng Bơ Noa, dòng Thánh Phao lô, dòng Bắc ái, dòng Đức Bà....