Chương 6 MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
4. Luật lệ và nghi lễ thờ cúng của Cao Đài
- Về luật lệ, Cao Đài đòi hỏi tín đồ phải thực hiện ngũ giới:
+ Không sát sinh.
+ Không tham lam, lừa gạt.
+ Không tà dâm.
+ Không nói dối.
+ Không say rượu.
Và bốn điều trau dồi đức hạnh:
+ Phải ôn hoà, tuân theo lời dạy của bề trên, lầm lỗi phải ăn năn chịu thiệt.
+ Phải cung kính, chớ khoe tài, kiêu ngạo, chớ che lấp người hiền.
+ Phải khiêm tốn, tiền bạc phân minh, vay mượn phải trả.
+ Phải nhường nhịn, đừng kính trước, khinh sau.
Nói tóm lại, bốn điều trau dồi đức hạnh ở trong bốn chữ: ôn, cung, khiêm, nhường.
- Nơi thờ tự Cao Đài thờ “Thiên Nhãn” là mắt của Ngọc Hoàng Thượng Đế, là đấng tối cao. Tín đồ có thể tiếp xúc với Thượng Đế thông qua các vị sứ giả của người được cử xuống và được thờ trong thánh thất. Thiên Nhãn được thờ ở vị trí cao nhất. Dưới Thiên Nhãn là tượng của 8 vị: Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử, Quan Âm, Quan Thánh, Đức Thái Bạch, Chúa Giê su, Khương Tử Nha theo trật tự sau:
Thiên nhãn
|
Lão Tử – Thích Ca – Khổng Tử
Đèn Thái cực
|
Quan Âm – Đức Thái Bạch – Quan Thánh
| Giê su
|
Khương Tử Nha
Ngôi giáo tông
Đèn Thái cực tượng trưng cho linh hồn vũ trụ, còn lưỡng nghi quang tượng trưng cho hai thế lực âm – dương.
- Vật lễ dâng cúng của Cao đài rất đơn giản, gồm:
5 nén hương tượng trưng cho ngũ hành.
Hoa, rượu, chè gọi là tam bửu, tượng trưng cho tinh, khí, thần, là những yếu tố tạo nên con người.
Lễ phục của tín đồ màu trắng. Lễ phục của chức sắc thì theo từng ngành: màu vàng thuuộc Phật, màu xanh thuộc Lão, màu đỏ thuộc Nho.
- Người theo đạo Cao Đài chia làm hai loại: Hạ thừa là những tín đồ bình thường và Thượng thừa là các bậc chức sắc.
Tín đồ Cao Đài ăn chay có 3 loại: ăn chay 6 ngày trong một tháng (lục trai), 10 ngày trong một tháng (thập trai) và chay trường (trường chay).
- Thời gian hành lễ: hàng ngày có 4 khoá lễ vào các giờ mão (sáng sớm), ngọ (trưa), dậu (chập tối) và tý (đêm khuya).
Hàng tháng có hai ngày sóc (mồng một) và vọng (ngày rằm).
Hằng năm có những ngày lễ trọng tính theo ÂL:
9/1: Lễ Thượng Nguyên.
15/2: Lễ vía Thái Thượng Lão Quân.
8/4: Lễ vía Thích Ca.
15/7: Lễ Trung Nguyên.
5/8: Lễ vía Phật Bà Quan Âm.
Lưỡng nghi
quang
Lưỡng nghi quang
15/10: Lễ Hạ Nguyeê và lễ Khai đạo.
15/12: Lễ đưa các chư thánh thiên triều.
Nhìn chung, nghi lễ của Cao Đài không có gì mới, chỉ là sự cải biến cái có sẵn của các tôn giáo truyền thống và mang cái tên mới mà thôi. Tuy nhiên, do nó gần gũi và phù hợp với nhận thức của số đông người trong xã hội, nên nghi lễ trở thành phong tục, tập quán, thói quen của đông đảo tín đồ.
- Tổ chức của đạo Cao Đài: Cao Đài được tổ chức theo kiểu nhà nước quân chủ lập hiến với ba cơ quan:
+ Bát quái đài (cơ quan vô hình): là nơi thờ phụng các vị thánh thần.
Hiệp Thiên đài: là cơ quan lập pháp và tư pháp. Cơ quan này tổ chức cầu cơ để lo giáo lí, giáo luật, lễ nghi. Đứng đầu Thiên hiệp đài là chức Hộ pháp. Dưới hộ pháp là hai chức thượng phẩm, thượng sanh. Dưới hai vị này là 12 vị thuộc 3 chi: Pháp - Đạo - Thế.
Chi pháp do hộ pháp phụ trách, lo việc luật pháp, gồm 4 chức trong 12 vị thời quân là: tiếp pháp, khai pháp, bảo pháp và hiến pháp.
Chi đạo do thượng phẩm phụ trách, lo việc hành đạo gồm 4 chức trong 12 vị thời quân là: tiếp đạo, khai đạo, bảo đạo và hiến đạo.
Chi thế do thượng sanh phụ trách, lo việc đào tạo, huấn luyện gồm 4 vị: tiếp thế, khai thế, bảo thế, hiến thế.
Về mặt tư pháp có 3 chi đảm nhiệm là: chi pháp lo việc định ấn,chi đạo lo việc cải an, chi thế lo việc luận tội. Ngoài ra, dưới 3 chi còn có 9 bộ giúp việc.
+ Cửu trùng đài: là cơ quan hành pháp gồm có 9 viện: Hộ - Lương – Công - Học – Y – Nông – Hoà - Lại - Lễ.
Chức sắc của Cửu trùng đài chi làm 3 ngành: Thái (thuộc Phật), Thượng (thuộc Lão), Ngọc (thuộc Nho). Mỗi ngành nắm 3 viện.
Đứng đầu cửu trùng đài là chức Giáo tông.
Dưới Giáo tông có ba vị chưởng pháp, 36 vị đầu sư, 36 vị phối sư, 72 vị giáo sư, các vị lễ sanh (không hạn chế), ngoài ra còn có chánh phó sự, phó trị sự và thông sự.
Dưới cơ quan TW có các tổ chức hành chính của các đạo ở các địa phương, gồm:
Khâm trấn (miền đạo) do chức giáo sư đứng đầu.
Khâm châu (tỉnh đạo) do chức giáo hữu đứng đầu.
Tộc (huyện đạo) do chức lễ sanh đứng đầu.
Hương (xã) do chánh trị sự và phó trị sự cai quản.
- Các hệ phái của đạo Cao Đài:
Cao Đài có nhiều các hệ phái (hơn 20 hệ phái), trong đó có một số hệ phái lớn như: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên ở Bến Tre, Cao Đài Ban Chính Đạo Đo Thành ở TP HCM, Cao Đài Minh Chân Lí ở Bạc Liêu.
Đến nay tín đồ đạo Cao đài có tới hơn 2 triệu người. Nhà nước ta công nhận pháp nhân của một số hệ phái, dó là những phái có sự đoàn kết nội bộ, có đường hướng đạo pháp rõ rang. Lãnh đạo mỗi hệ phái là Ban thường trực Hội thánh. Hoạt động của hội tuân theo luật pháp hiện hành của Nhà nước.