Nội dung và hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp 23 1.4. Nguyên tắc và nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

1.3. Bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.3. Nội dung và hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp 23 1.4. Nguyên tắc và nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Hơn nữa việc vận dụng chuẩn trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhất thiết phải có sự chỉ đạo, giám sát của cấp trên nhằm nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng hiệu quả của công tác chỉ đạo và giám sát. Trong quá trình bồi dưỡng nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, chế độ bồi dưỡng bằng văn bản rõ ràng để khuyến khích giảng viên tích cực hơn trong việc chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi cập nhật kiến thức, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp. Đồng thời đánh giá được kết quả bồi dưỡng của GV.

1.3.3. Nội dung và hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.3.1. Nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được cụ thể theo 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí. Các tiêu chuẩn và tiêu chí được thực hiện theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD & ĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

Ngoài những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho GV nói chung, GV THPT cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đạo đức chính trị, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ... để từ đó đáp ứng

được những công việc chủ yếu sau đây:

+ Truyền đạt những chân lý khoa học của môn học

+ Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành năng lực thực hành các môn được học.

+ Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học.

+ Góp phần vận hành và quản lý tốt một bộ môn.

+ Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Nắm vững mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI

+ Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

+ Củng cố các kết quả bồi dưỡng của các năm, các chu kỳ, trên tinh thần tự học tự bồi dưỡng của GV.

1.3.3.2. Hình thức bồi dưỡng + Bồi dưỡng thường xuyên

- Giáo viên bồi dưỡng bằng tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn, cơ sở giáo dục, liên trường hoặc cụm trường.Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau. Tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.

Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc theo tổ.

GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảng dạy giúp GV mới ra trường. Tổ chức cho GV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar.

- Giáo viên dự lớp bồi dưỡng tập trung nhằm được trao đổi về chuyên môn, hướng dẫn tự học, hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ năng. Thời lượng, số lượng học viên/lớp trong hình thức bồi dưỡng tập trung phải đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp được quy định trong chương trình BDTX và các quy định hiện hành về BDTX.

- Các hình thức khác như: bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng qua mạng Internet… phù hợp với điều kiện của địa phương và các quy định hiện hành về BDTX.

+ Bồi dưỡng theo chu kỳ

Là hình thức tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ của Bộ GD&ĐT ban hành trong thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011, nội dung thông tư quy định đối với giáo viên THPT thực hiện bồi dưỡng vào trong năm học và thời gian hè hằng năm theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, theo nhóm giáo viên của từng trường hay cụm trường THPT.

+ Bồi dưỡng theo chuyên đề

Song song với việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ là việc tiến hành bồi dưỡng theo chuyên đề, chia nội dung bồi dưỡng thành các chuyên đề khác nhau để tiến hành bồi dưỡng vào thời gian theo kế hoạch đã được vạch ra.

+ Hoạt động tự bồi dưỡng

Tự học, tự bồi dưỡng là một trong những khả năng quan trọng của con người. Năng lực này vốn tiềm ẩn bên trong ý thức mỗi người, giúp cho con người tiếp thu và lĩnh hội nguồn kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hoạt động dạy học mà còn đối với tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác trong đời sống xã hội.

Ngay từ thời xa xưa, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng đã được các nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu. Trong thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng là hình thức học tập đem lại hiệu quả cao đối với nhiều người. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “Học trong tự học là một khái niệm rất rộng, rất chặt chẽ và kéo dài suốt cuộc đời con người. Mỗi người từ lúc sinh ra, lớn lên, dù ở nhà hay đến trường tuỳ hoàn cảnh và điều kiện đều phải liên tục học, tự học để nên người

[29].

Đối với đội ngũ giáo viên công tác trong lĩnh vực giáo dục, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hoàn thiện kỹ năng hành nghề trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Để chuẩn bị tốt cho công việc trong tương lai, GV phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, học cách tự học, tự bồi dưỡng và dạy phương pháp tự học cho học sinh. Xuất phát từ những đòi hỏi và yêu cầu về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của nhà giáo, chúng ta thấy rằng để đáp ứng yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, mỗi nhà giáo phải không ngừng bồi dưỡng mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó tự bồi dưỡng là hoạt động có chủ đích, tự giác của bản thân giáo viên giúp họ hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng mới. Tự bồi dưỡng trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của GV với ý nghĩa sau:

- Việc tự học, tự bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu tự thân muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc một cách hiệu quả và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

- Tự học, tự bồi dưỡng là con đường phát triển của mỗi người. Bằng việc tự học, tự bồi dưỡng ở các mức độ, hình thức khác nhau, con người đã tiếp thu, lĩnh hội, vận dụng và phát triển các kinh nghiệm, kiến thức của xã

hội loài người. Từ đó biến kinh nghiệm, kiến thức chung của xã hội thành vốn kinh nghiệm, kiến thức riêng của bản thân. Như vậy việc tự học, tự bồi dưỡng chính là quá trình tạo ra hệ thống giá trị mới trong nhân cách của con người.

- Tự bồi dưỡng phải đảm bảo nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, tính sáng tạo, đặc điểm nhân cách mỗi cá nhân.

- Tự bồi dưỡng giúp cho đội ngũ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển giáo dục đồng thời nâng cao khả năng tiếp thu ứng dụng thành quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn công việc và cuộc sống.

- Tự bồi dưỡng còn giúp đội ngũ có khả năng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường.

Với những ý nghĩa nêu trên, công tác tự bồi dưỡng của GV vừa là điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GV đồng thời giúp GV sử dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào việc giảng dạy, giáo dục học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, phát huy tinh thần tự lực, tự giác trong học tập của học sinh.

1.4. Nguyên tắc và nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)