CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT huyện Tam Đảo và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
2.2.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc so với quy định chuẩn
2.2.2.1. Kết quả tự đánh giá của giáo viên
Các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1 lần, vào cuối năm học. Thực trạng của việc đánh giá được thể hiện trong khảo sát sau với 101 phiếu điều tra.
Bảng 2.2: Kết quả tự đánh giá của giáo viên THPT huyện Tam Đảo theo chuẩn nghề nghiệp
Tiêu chuẩn quy định
Mức độ đạt được
Xuất sắc Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1. Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống. 101 100 0 0 0 0 0 0
2. Năng lực tìm hiểu đối
tượng và môi trường giáo dục 37 36.6 61 60.4 3 3 0 0 3. Năng lực dạy học 32 31.7 58 57.4 11 10.9 0 0 4. Năng lực giáo dục 33 32.7 57 56.4 11 10.9 0 0 5. Năng lực hoạt động chính
trị, xã hội 45 44.6 48 47.5 8 7.9 0 0
6. Năng lực phát triển nghề
nghiệp 46 45.5 45 44.6 10 9.9 0 0
Phân loại GV 27 26,7 73 72,3 1 1 0 0
Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2 có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
* Về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống:
Trong tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí sau đây: Tiêu chí về phẩm chất chính trị; Tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chí về ứng xử với học sinh;
Tiêu chí về lối, tác phong.
Qua kết quả tự đánh giá cho thấy tất cả các GV đều tự xếp loại tiêu chuẩn này ở mức xuất sắc đạt 100%. Kết quả tự đánh giá của GV nếu đối chiếu với các yêu cầu của từng mức ở từng tiêu chí do Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định là quá cao so với thực tế.
* Tiêu chuẩn năng lực phát triển nghề nghiệp và tiêu chuẩn năng lực hoạt động chính trị, xã hội được đánh giá cao ở vị trí thứ hai và thứ ba; trong khi đó tiêu chuẩn về năng lực giáo dục, nhất là năng lực dạy học được GV tự
đánh ở mức độ thấp nhất. Thực tiễn cũng cho thấy năng lực dạy học và giáo dục bao gồm nhiều tiêu chí mà muốn có được người GV phải rèn luyện, phấn đấu cả một thời gian dài. Phần lớn GV trẻ có thâm niên dưới 10 năm đều có những hạn chế về năng lực này.
Qua việc tự đánh giá của giáo viên có thể rút ra một số nhận xét: Đa số GV chưa thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của Chuẩn; nhiều GV tự đánh giá chưa sát với thực tế, còn tự chấm điểm khá cao so với những gì bản thân đã đạt được, dẫn đến khó khăn cho tổ và ban giám hiệu nếu không nhìn nhận một cách công bằng, chính xác; khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là việc tìm minh chứng cho các tiêu chí, tiêu chuẩn, bắt nguồn từ chỗ khi phấn đấu họ không biết phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.
2.2.2.2. Kết quả đánh giá và xếp loại của tổ chuyên môn và hiệu trưởng về giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp
Chủ thể đánh giá
Mức độ đạt được
Xuất sắc Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
GV 27 26.7 73 72.3 1 1 0 0
Tổ trưởng 31 30.7 67 66.3 3 2.97 0 0 Hiệu trưởng 26 25.7 70 69.3 3 2.97 2 1.98
Qua kết quả khảo sát thấy kết quả đánh giá của tổ trưởng và hiệu trưởng là khá cao so với thực tế và không có sự chênh lệch hoặc chênh lệch rất ít giữa 3 chủ thể đánh giá điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Đối với tổ chuyên môn: Khi đánh giá đồng nghiệp, do không có các
minh chứng nên giáo viên không có cơ sở chính xác để đánh giá, cũng vì vậy nên ý kiến của họ còn mang tính chất chủ quan và thiếu tính thuyết phục, kết quả đánh giá của tổ không khác biệt là bao so với kết quả tự đánh giá của giáo viên. Tâm lý e ngại khi phải đánh giá đồng nghiệp dẫn đến việc đánh giá đồng nghiệp cao hơn so với kết quả thực tế mà đồng nghiệp đã đạt được.
Đối với BGH: So với tổ chuyên môn thì BGH đánh giá chặt hơn, tuy nhiên việc đánh giá chủ yếu dựa trên sự đánh giá của tổ chuyên môn bên cạnh cùng với việc lấy ý kiến từ học sinh, giáo viên, căn cứ vào các kết quả khảo sát….. BGH chưa quán xuyết thường xuyên tất cả các hoạt động của giáo viên theo yêu cầu của Chuẩn. Các minh chứng tương ứng với từng yêu cầu của các tiêu chí chưa được xác định rõ ràng, chưa được công khai minh bạch.
Những lý do này khiến cho việc đánh giá của BGH vẫn còn cảm tính, phiến diện.
Từ những điều phân tích, chúng ta đều nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực để giải quyết thực trạng trên. Có vậy mới đảm bảo việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đúng với quy trình quản lý chất lượng.