CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
1.3. Bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.4.2. Nội dung quản lý
1.4.2.1. Quản lý đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp của GV và xác định nhu cầu phát triển
Tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn trước tiên phải tiến hành đánh giá GV theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái của từng giáo viên so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp trên cơ sở đó đưa ra các khuyến cáo cho giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lý giáo dục tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.
Sau khi đã xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn mà chuẩn đặt ra, ta xác định được "Khoảng cách cần rút gọn".
Đó chính là lĩnh vực cần bồi dưỡng.
1.4.2.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chương trình và lớp tập huấn do cấp trên tổ chức
Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV là hoạt động phối hợp giữa các cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở, với các ngành và các cấp liên quan. Quản lý
hoạt động bồi dưỡng GV THPT chỉ mang lại hiệu quả khi được tiến hành đồng bộ từ Bộ GD-ĐT đến các cơ sở trường THPT. Nội dung này đòi hỏi sự kết hợp giữa trường và chỉ đạo, tổ chức của các cấp trên trường. Nhà trường quản lý học viên là nhà giáo của trường mình, giám sát quá trình và kết quả học tập của họ, tạo điều kiện và khuyến khích đúng đắn để họ tham gia tích cực các lớp, khóa, đợt tập huấn, huấn luyện và các chương trình bồi dưỡng của cấp trên.
1.4.2.3. Quản lý các nguồn lực cơ bản của hoạt động bồi dưỡng
Nguồn lực tham gia vào quá trình bồi dưỡng bao gồm: Nguồn nhân lực;
nguồn lực tài chính; nguồn lực vật chất; nguồn lực thông tin. Đây thực chất là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc thiết bị,...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học...
Chuẩn bị đầy đủ nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng. Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu để thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV. Không thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phòng học, thiết bị dạy học, phương tiện giao thông, điện, nước, sân vườn, bãi tập,...
Cần xây dựng các chế độ chính sách, khuyến khích về vật chất và tinh thần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc bồi dưỡng của mỗi GV nhằm tạo động lực để GV tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng.
1.4.2.4. Quản lý nhân sự và chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng Có thể nói công tác cán bộ, nguồn lực con người là mặt quan trọng hàng đầu của một tổ chức, vì thế, việc quản lý nhân sự là yếu tố quyết định
đến hiệu quả, hiệu lực của tổ chức. GV có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng bởi "Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc trong nó"
Nội dung này được thể hiện trên hai mặt:
Mặt thứ nhất tổ chức đội ngũ người học trong hoạt động bồi dưỡng (các GV THPT được chọn, cử và được triệu tập tham gia khoá bồi dưỡng). Nó trả lời câu hỏi thành phần triệu tập, cách thức triệu tập, số lượng triệu tập...
Mặt thứ hai tổ chức đội ngũ người dạy trong hoạt động bồi dưỡng. Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi dưỡng để phổ biến chủ trương đường lối và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp tiến hành, kết quả cần đạt...Ai là báo cáo viên về thực tiễn tại các cơ sở giáo dục?...
1.4.2.5. Quản lý công tác đánh giá, nhận xét kết quả bồi dưỡng
Đây là hoạt động quan trọng, quyết định hoạt động quản lý có đạt hiệu quả hay không.Việc đánh giá GV không chỉ cần theo chuẩn mà còn cần phải được thực hiện đồng bộ, chính xác, khách quan, đảm bảo cách tiếp cận tích cực là tư vấn để GV tự điều chỉnh.
Kiểm tra, đánh giá những kết quả bồi dưỡng đã đạt được và so với mục tiêu đề ra, tìm ra những điểm yếu cần khắc phục.
Để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng GV, biện pháp kiểm tra, đánh giá cần phải nghiêm túc, chính xác. Có chế độ thưởng, phạt đối với kết quả bồi dưỡng của mỗi GV (có gắn với lợi ích kinh tế) và cần được tiến hành công khai, dân chủ, hợp lý, hợp tình.
Đánh giá kết quả bồi dưỡng là việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể tất cả các mặt hoạt động trong công tác bồi dưỡng như: kế
hoạch đã tốt chưa? khả thi tới mức độ nào? công tác tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết? nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của người học đến đâu, phương pháp, hình thức thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dưỡng và phù hợp với hoàn cảnh người học chưa...