Kết hợp hoạt động quản lý nhân sự của trường với quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên

3.2.3. Kết hợp hoạt động quản lý nhân sự của trường với quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp.

Nhằm giúp đưa nhiều yếu tố chuyên môn cũng như nhân sự vào quá trình quản lý bồi dưỡng và đưa những yếu quản lý vào môi trường hoạt động chuyên môn, vào các công việc về nhân sự để tạo nên sức mạnh thống nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

a. Nội dung thực hiện biện pháp

Chất lượng đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ thực trạng về đội ngũ GV cho thấy đội ngũ GV các nhà trường còn có những bất cập, số lượng GV còn thừa thiếu cục bộ, mất cân đối giữa các môn, chất lượng không đồng đều, thiếu những cán bộ chuyên môn cốt cán. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học thì công tác xây dựng đội ngũ có

vai trò rất quan trọng. Để thực hiện việc xây dựng và quản lý đội ngũ được tốt, cần quan tâm 2 nội dung cơ bản: Lập kế hoạch về nhu cầu tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo.

Lập kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch phát triển hàng năm những biến động về đội ngũ các năm tới cùng với sự phát triển lâu dài của nhà trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng trường chuẩn của Bộ GD&ĐT nhà trường có kế hoạch đề nghị Sở GD&ĐT biên chế đội ngũ GV phù hợp chuẩn và đủ về số lượng, đồng bộ về các môn học. Cần lưu ý ưu tiên đến khả năng thực hiện nhiệm vụ lâu dài tại địa phương, đây là vấn đề hết sức cần thiết đối với các trường THPT ở huyện Tam Đảo. Kế hoạch nhu cầu tuyển dụng phải đảm bảo tính khả thi và đạt được mục tiêu duy trì đội ngũ đủ về số lượng và cân đối giữa các bộ môn và tay nghề của nhà giáo. Coi trọng văn bằng, nhưng điều quan trọng nhất là năng lực sư phạm và khả năng thực tế qua tuyển sinh.

Việc đánh giá lựa chọn phải dựa vào tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo: Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nói chung, đặc biệt là tự học, tự bồi dưỡng nói riêng có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực, ý thức của người thày đối với nghề nghiệp, đối với thế hệ trẻ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng có tính khả thi và hiệu quả cao.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Điều tra cơ bản về đội ngũ GV, xác định rõ từng mặt mạnh, mặt yếu của từng GV trong nhà trường để tiện cho việc kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt

động của đội ngũ. Trên cơ sở điều tra, yêu cầu và hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, khắc phục từng mặt còn hạn chế.

Nhà trường định số lượng cần đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn trên chuẩn là 20- 30% làm hạt nhân, nòng cốt ở các tổ chuyên môn.

Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt, đặc biệt là các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, hạn chế các cuộc họp mang tính sự vụ.

Tăng cường mua sắm trang bị các loại đầu sách, tạo điều kiện cho GV tự nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng. Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn do Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức hội giảng, trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, giờ giảng mẫu ở các tổ chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm có chất lượng, đồng thời tổ chức tham quan, giao lưu với các trường trong tỉnh nhất là các trường có bề dày về truyền thống. Tổ chức dự giờ để bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế cho số GV còn yếu, GV mới ra trường. Tổ chức tốt các hoạt động tự học của GV, phân công nhóm trưởng theo dõi, giúp đỡ các nhóm tự học lấy đó làm cơ sở đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.

Tạo điều kiện cho đội ngũ nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn, trao đổi trên các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện, động viên kịp thời để mỗi GV tự vượt qua chính bản thân mình, động viên họ khi thành công cũng như khi gặp khó khăn.

Phát động phong trào thi đua dạy giỏi trong toàn trường, phấn đấu trở thành GV giỏi các cấp. Động viên GV dự thi GV giỏi cấp tỉnh, cấp cụm để GV có điều kiện trình bày trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học,

đổi mới phương pháp dạy ở bộ môn, phương án giải quyết các bài dạy khó, các kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện.

Hiệu trưởng hiểu rõ thực trạng đội ngũ, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng người, bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc, hiểu rõ nhu cầu mong đợi, tạo động lực, xây dựng các mối quan hệ và cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ GV. Dự báo được nhu cầu về nhân sự : nhu cầu ngắn hạn (hàng năm) và nhu cầu dài hạn (5 năm, 10 năm, 15 năm….); Xác định mục tiêu dự báo (Tiên đoán số lượng CBQL, GV, NV đủ đáp ứng phát triển qui mô, chất lượng nhân sự nhà trường cần đến trong tương lai).

Sở GD&ĐT và các nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV THPT toàn tỉnh và mỗi nhà trường một cách hiệu quả và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục.

Có sự đầu tư tài chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt là chính sách đãi ngộ, cở sở vật chất, các điều kiện giảng dạy đáp ứng được yêu cầu để mỗi nhà trường, GV thực hiện tốt nhiệm vụ.

Mỗi GV có ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ, quyền lợi, từ đó thực hiện tốt công tác tự đánh giá, tự học, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)