CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
3.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia
3.3.1. Mục đích, qui mô và thành phần chuyên gia đánh giá
Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp cho GV THPT tại trường.
BIỆN PHÁP
BIỆN PHÁP
BIỆN PHÁP BIỆN
PHÁP BIỆN
PHÁP
HIỆU QUẢ
Qui mô và thành phần chuyên gia: 120 người, gồm các nhà nghiên cứu về giáo dục, các nhà quản lý giáo dục các cấp và các nhà giáo THPT tiêu biểu.
3.3.2. Nội dung đánh giá
- Tính cần thiết của các biện pháp - Tính khả thi của các biện pháp
3.3.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành - Sử dụng bảng hỏi ý kiến (xem phụ lục số 4).
- Trao đổi, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích số liệu 3.3.4. Kết quả đánh giá
Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp
TT Tên các biện pháp
Mức độ % Rất
cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết 1 Tổ chức học tập và tập huấn để nâng cao
nhận thức của GV về Chuẩn nghề nghiệp 83.3 16.7 0.00
2
Kết hợp các quyết định hành chính với tạo môi trường chính sách thuận lợi cho GV hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp
27.5 72.5 0.0
3
Kết hợp hoạt động quản lý nhân sự của trường với quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn
41.7 55.8 2.5
4 Khuyến khích GV tự quản lý trong hoạt
động chuyên môn và học tập 87.5 12.5 0.0
5
Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp
65.0 35.0 0.0
Bảng 3.2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp
TT Tên các biện pháp
Mức độ % Rất
khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tổ chức học tập và tập huấn để nâng cao
nhận thức của GV về Chuẩn nghề nghiệp 67.5 26.7 5.8
2
Kết hợp các quyết định hành chính với tạo môi trường chính sách thuận lợi cho GV hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp
25.0 70.8 4.2
3
Kết hợp hoạt động quản lý nhân sự của trường với quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn
41.7 55.8 2.5
4 Khuyến khích GV tự quản lý trong hoạt
động chuyên môn và học tập 85.3 13.3 1.4
5
Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp
58.3 40.0 1.7
Các số liệu thống kê trong 2 bảng trên bước đầu cho phép khẳng định những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV trung học
phổ thông được đề xuất trong luận văn này là cần thiết và có tính khả thi cao.
Hình 3.2. So sánh các biện pháp theo tiêu chỉ Rất cần thiết và Rất khả thi
Hình 3.3. So sánh các biện pháp theo tiêu chí Cần thiết và Khả thi
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
BP1 BP2
BP3 BP4
BP5
RCT RKT
0 10 20 30 40 50 60 70 80
BP1 BP2
BP3 BP4
BP5
CT KT
Theo tiêu chí rất cần thiết và Rất khả thi thì các biện pháp 1 và và biện pháp 4 được đánh giá rất cao. Nhưng theo tiêu chí Cần thiết và Khả thi thì các biện pháp 2 và biện pháp 3 nhận được đánh giá cao. Nhìn chung có ít đánh giá bác bỏ những biện pháp quản lý này.
Kết luận chương 3
1. Trong thực tế có rất nhiều biện pháp, cách làm trong quản lý bồi dưỡng nghề nghiệp giáo viên tại cấp trường. Tuy nhiên những biện pháp dựa vào vai trò chủ động của nhà giáo, dựa vào chuẩn, kết hợp quản lý và tự quản lý, kết hợp quản lý nhân sự và chuyên môn đã bước đầu thể hiện cách tiếp cận mới và được đánh giá tốt qua các chuyên gia.
2. Như vậy mỗi biện pháp góp phần giải quyết một số khâu của quá trình bồi dưỡng. Việc kết hợp hợp lí các biện pháp sẽ tạo nên thế mạnh tổng hợp để công tác bồi dưỡng thực sự đem lại hiệu quả.
3. Những biện pháp trên phần nào khắc phục được một số hạn chế hiện nay trong quản lý hoạt động bồi dưỡng ở cấp trường như nâng cao tính chủ động, tự chủ và chịu trách nhiệm của trường, đề cao vai trò của quản lý nhân sự và quản lý chuyên môn trong quản lý bồi dưỡng, đề cao vai trò chủ thể của chính nhà giáo, phát huy tác dụng của sinh hoạt chuyên môn tại chỗ để bồi dưỡng nghề nghiệp.