CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.5.1. Nhu cầu và năng lực của nhà giáo
Nhu cầu về bồi dưỡng: Thể hiện ở số lượng giáo viên, tri thức, kĩ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng. Người quản lý cần dựa vào nhu cầu bồi dưỡng để lựa chọn nội dung bồi dưỡng saocho phù hợp đối tượng, đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên.
Trình độ năng lực của cán bộ quản lý bồi dưỡng giáo viên và năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia công tác bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
Giáo viên là chủ thể của hoạt động bồi dưỡng, là yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến quá trình và kết quả bồi dưỡng và qua đó ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng. Nếu họ có nhiệt huyết, có khao khát học tập, nghiêm túc và biết cách học tập, rèn luyện hiệu quả sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc quản lý hoạt động bồi, sẽ gần như là tự quản lý và bồi dưỡng trở thành tự giác. Ngược lại nếu họ không quan tâm, thiếu nghiêm túc, thiếu kĩ năng học tập, thiếu ý chí học tập và rèn luyện v.v… thì quản lý hoạt động bồi dưỡng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sẽ trở thành gò ép, bắt buộc và gây ra tình trạng lãng phí, hình thức chủ nghĩa, đối phó…
1.5.2. Hệ thống quản lý cấp trường
Hệ thống quản lý cấp trường bao gồm sự chỉ đạo, giám sát, định hướng của cấp trên trường và hệ thống quản lý nhà trường tại cấp trường.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng diễn ra tại trường nhưng ít nhiều lại chịu sự chỉ đạo và giám sát của cấp trên, cả từ nguồn lực lẫn mục tiêu bồi dưỡng.
Hơn nữa có nhiều hình thức bồi dưỡng được cấp trên tổ chức và đi kèm với đó là những chỉ đạo nhất định nên quản lý hoạt động bồi dưỡng không thể thoát li những chỉ đạo này. Trong những hoạt động bồi dưỡng tại chỗ ở trường cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng chung do trên chỉ đạo, ví dụ chỉ đạo về phương pháp dạy học, về đánh giá….
Hệ thống quản lý cấp trường bao gồm các bộ phận như: Như quản lý nhân sự, quản lý hành chính, quản lý tài chính và tài sản, quản lý hạ tầng vật chất-kĩ thuật, quản lý học liệu, quản lý chuyên môn, quản lý môi trường v.v…
Đây là những yếu tố bao trùm có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp GV. Quản lý bồi dưỡng GV là bộ phận hữu cơ của hệ thống quản lý nhà trường, các bộ phận khác tùy theo tính chất và đặc thù mà ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động bồi dưỡng.
1.5.3. Môi trường quản lý cấp trường
Môi trường quản lý tại trường là tập hợp các yếu tố bao gồm cảnh quan tự nhiên và văn hóa, thông tin, các quan hệ nghề nghiệp và quan hệ xã hội, các quan hệ quản lý, cơ chế và truyền thống, tập quán làm việc v.v… cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng. Ví dụ như ở trường lâu nay có tập quán dĩ hòa vi quí thì trong quản lý cũng dễ bị ảnh hưởng thành ra lỏng lẻo, dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp.
Kết luận chương 1
1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tại cấp trường được quan niệm như là một nội dung quản lý quan trọng do trường tiến hành, có những nguyên tắc và nội dung cụ thể, trong các quan hệ ảnh hưởng khác nhau từ những yếu tố của hệ thống quản lý cấp trường đến yếu tố tác động của cấp trên trường.
2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV là hoạt động thường xuyên tại trường nhưng cần phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp GV THPT với sự vận dụng chuẩn linh hoạt và có tính khuyến khích, đảm bảo việc thích ứng với điều kiện của trường và của địa phương.
3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng tuy diễn ra ở trường nhưng cần tập trung vào các hoạt động đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên, kết hợp các nguồn lực cơ bản của bồi dưỡng, kết hợp quản lý chuyên môn và quản lý nhân sự, dựa vào vai trò chủ động của bản thân nhà giáo, kết hợp với những chỉ đạo và sự hỗ trợ của cấp trên.
CHƯƠNG 2