CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT huyện Tam Đảo và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
2.2.3. Bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm qua, trước yêu cầu đổi v ề mới giáo dục trong đó có các khâu: Đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và cập nhập những vấn đề mới trong công tác GD&ĐT... hoạt động bồi dưỡng GV được coi như " nền tảng"," xương sống" là" một phần tất yếu" trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhằm xây dựng đội ngũ theo chuẩn, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công tác GD&ĐT trong thời kỳ mới. Các nhà trường đã có kế hoạch chỉ
đạo thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ. Tất cả cán bộ giáo viên của các nhà trường đã thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn, về nội dung chương trình, SKG,... Công tác bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm đã có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm.
Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học... được chuẩn bị. Trong các nội dung bồi dưỡng, việc bồi dưỡng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp đã được sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, là giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thúc đẩy và khuyến khích được đội ngũ nhà giáo phấn đấu học tập, rèn luyện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên qua tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng chuẩn hoá, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng vẫn còn những tồn tại như:
Về nội dung bồi dưỡng.
Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo đã lựa chọn những nội dung bồi dưỡng bao gồm:
- Giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Bồi dưỡng quy chế chuyên môn.
- Bồi dưỡng nghiệp sư phạm.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
- Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến.
- Bồi dưỡng ứng xử sư phạm.
- Bồi dưỡng tin học và sử dụng công nghệ thông tin
Từ trên thấy trong nhiều năm qua các trường THPT mới chỉ tập trung vào vấn đề nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo dục chính trị tư tưởng. Những nội dung khác như: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi
trường giáo dục, năng lực giáo dục và phát triển nghề nghiệp chưa được quan tâm thích đáng. Đặc biệt trong hoạt động bồi dưỡng GV còn ít quan tâm bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên môn, thực tiễn.
Về hình thức bồi dưỡng.
Các trường THPT trên địa bàn huyện đã áp dụng các hình thức bồi dưỡng như:
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao (thạc sĩ).
- Bồi dưỡng theo hình thức tự học.
- Bồi dưỡng qua hội thảo, hội thi, hội giảng.
- Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ bộ môn.
- Bồi dưỡng theo chương trình hàng năm của Sở.
Tuy nhiên thời gian bồi dưỡng tập trung ngắn; phụ thuộc nhiều vào việc “tự bồi dưỡng” của giáo viên; sinh hoạt tổ chuyên môn chưa sâu còn mang tính hình thức, quá trình tổ chức các đợt bồi dưỡng GV của Sở hàng năm ít đổi mới, mất thời gian nhưng hiệu quả lại thấp.
Về phương pháp bồi dưỡng.
Để thực hiện những nội dung bồi dưỡng các nhà trường đã vận dung các phương pháp bồi dưỡng :
- Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp - Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp - Phương pháp bồi dưỡng giao việc
- Phương pháp phân công GV giỏi giúp đỡ GV yếu hơn.
Mặc dù đã nêu ra những phương pháp bồi dưỡng trên song thực tế chỉ đạo và quản lý các phương pháp bồi dưỡng của các trường còn hạn chế.
Trong quá trình bồi dưỡng phần lớn sử dụng những phương pháp truyền thống, thiếu vắng những phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập, thảo luận của GV trong
quá trình bồi dưỡng còn mang tính hình thức nên còn hạn chế đến hiệu quả bồi dưỡng.
Tuy vẫn còn một số hạn chế vừa nêu nhưng chất lượng đội ngũ GV của các nhà trường dần được nâng cao. Cụ thể:
Có giáo viên đạt giải cao trong Hội thi GV giỏi cấp tỉnh: 01 giải nhất;
02 giải nhì; 02 giải ba; 06 giải KK.
Có 02 giáo viên được Sở GD&ĐT chọn làm giáo viên cốt cán bộ môn, thường xuyên được phân công ra đề những kì thi quan trọng
Khi chất lượng đội ngũ được nâng lên thì chất lượng giáo dục từ đó cũng được đảm bảo, chất lượng học sinh giỏi tăng, hàng năm số HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ tăng dần. Trong khi đó vẫn còn tồn tại 02 giáo viên chưa đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, chất lượng giáo dục đại trà còn chưa cao.
2.3. Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng của giáo viên các trường THPT huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc