CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT huyện Tam Đảo và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
2.3.2. Kết quả khảo sát
a. Nhận thức của nhà giáo về nội dung bồi dưỡng nghề nghiệp
Chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò nhận thức về sự cần thiết bồi dưỡng nghề nghiệp của GV gửi tới 02 trường THPT trên địa bàn huyện. Nội dung phiếu khảo sát dựa vào các biện pháp đang thực hiện trong công tác quản lý bồi dưỡng GV, trong mỗi nội dung nêu các mức độ cần thiết để xin ý kiến và được tổng hợp trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng GV
STT Nội dung
Mức độ Rất cần
thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1 Đào tạo, bồi dưỡng GV để nâng
cao chất lượng đội ngũ 71 76,34 22 23,66 0 0 2 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị,
đạo đức nhà giáo, giáo dục ý thức, 64 68,82 29 31,18 0 0
thái độ nghề nghiệp
3
Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và năng lực chuyên môn cho nhà giáo
67 72,04 26 27,96 0 0
4
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm (kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng sử dụng PPDH tích cực, tổ chức quản lý, giáo dục học sinh; kỹ năng giao tiếp, …)
39 41,94 41 44,09 13 13,98
5
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ
65 69,89 28 30,11 0 0
6
Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm
24 25,80 30 32,26 39 41,94
- GV được hỏi đều nhận thức được rằng: bồi dưỡng GV là cần thiết và rất cần thiết, chiếm tỷ lệ 100% số GV được hỏi. Điều này chứng tỏ GV đã xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác ĐT-BD đội ngũ trong giai đoạn hiện nay. Kết quả này cũng cho thấy GV rất chú trọng công tác BD, có nhu cầu và mong muốn được tham gia tiếp tục học tập nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy.
- Có 100% số GV có tuổi đời dưới 40 được hỏi đều có nhu cầu tiếp tục được đi BD để nâng cao trình độ và nâng chuẩn đào tạo. Những GV có tuổi đời lớn hơn 40, có nhu cầu được bồi dưỡng tại địa phương.
- Tuy vậy, vẫn còn một số GV coi nhẹ việc quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV, chưa thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm:
13,98% ở nội dung 4.
Có thể khẳng định rằng, đa số GV được khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác BD trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới đất nước.
b. Nhận thức của CBQL về hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp cho nhà giáo Bảng 2.5. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL
về mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng GV
STT Nội dung
Mức độ Rất cần
thiết (%)
Cần thiết
(%)
Không cần thiết
(%) 1 Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo để nâng cao chất
lượng đội ngũ 85,71 14,29 0
2 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà
giáo, giáo dục ý thức, thái độ nghề nghiệp 71,43 28,57 0 3 Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và năng lực
chuyên môn cho nhà giáo 78,57 21.43 0
4
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm (kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức quản lý, giáo dục học sinh; kỹ năng giao tiếp…)
92,86 7,14 0
5
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ
85,71 14,29 0
6 Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học
và viết sáng kiến kinh nghiệm 35,71 50,00 14,29 Kết quả thăm dò cho thấy:
Đội ngũ CBQL đã rất quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ GV các trường THPT. Xác định đây là nhiệm vụ then chốt, là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức quản lý, giáo dục học sinh; kỹ năng giao tiếp…).
Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu khoa học cũng được đội ngũ CBQL quan tâm rõ rệt, đây là yếu tố căn bản góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các nhà trường, các môn học trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2.2. Nhu cầu bồi dưỡng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ
Trong những năm qua, các trường THPT Huyện Tam Đảo đã tích cực bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ. Sở giáo dục và đào tạo và các nhà trường đã lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực để triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV. Những nội dung bồi dưỡng đã tiến hành bao gồm:
- Giáo dục chính trị tư tưởng
- Bồi dưỡng nội dung, chương trình môn học.
- Bảo đảm kiến thức môn học.
- Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến.
- Bồi dưỡng đổi mới cách kiểm tra đánh giá.
- Đổi mới sinh hoạt Tổ - Nhóm chuyên môn.
- Bồi dưỡng tin học và sử dụng công nghệ thông tin.
Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên nội dung bồi dưỡng thường mang tính áp đặt từ các cấp quản lý, chưa nghiên cứu, điều tra kỹ nhu cầu cầu bồi dưỡng của GV xem họ cần bồi dưỡng cái gì và bản thân từng người GV còn hạn chế về tiêu chí nào của từng tiêu chuẩn so với quy định của chuẩn GV.
Bảng 2.6. Nhu cầu bồi dưỡng nghề nghiệp của GV THPT huyện Tam Đảo
STT Nội dung
Mức độ
𝑋 Thứ bậc Rất
cần thiết
(%)
Cần thiết (%)
Không cần thiết
(%) 1
Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
10 78 13
0.97 6 9,9 77,23 12,87
2
Bồi dưỡng về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
66 33 2
1.63 2 65,35 32,67 1,98
3 Bồi dưỡng năng lực dạy học
26 67 8
1.18 5 25,74 66,34 7,92
4 Bồi dưỡng năng lực giáo dục
71 25 5
1.65 1 70,30 24,75 4,95
5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
38 54 9
1.29 4 37,62 53,47 8,91
6 Năng lực phát triển nghề nghiệp
68 21 12
1.55 3 67,33 20,79 11,86
So sánh nhu cầu bồi dưỡng của GV với kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn thấy có sự chênh lệch đáng kể, hầu hết các tiêu chuẩn khi khảo sát nhu cầu đều chiếm tỷ lệ khá cao ở mức rất cần thiết và cần thiết trong khi đánh giá theo chuẩn các tiêu chuẩn này lại xếp loại xuất sắc và khá ở mức rất cao. Điều này là do:
Việc đánh giá theo chuẩn ở các trường THPT còn mang tính hình thức, đánh giá cho xong, chưa có minh chứng rõ ràng, còn lúng túng.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng mới chỉ căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường mình và do đó khi đối chiếu với chuẩn thì nhu cầu bồi dưỡng vần ở mức cao.
Nhiều GV hiện nay tự hài lòng với những kiến thức có sẵn, không có động cơ phấn đấu nâng cao trình độ, an tâm với bằng cấp. Hơn nữa, do chế độ lương bổng của GV hiện nay quá thấp nên GV không thể tập trung hoàn toàn vào việc phấn đấu nâng cao trình độ. Ngoài ra, các trường chưa có chế độ ưu tiên, khen thưởng, động viên thỏa đáng cho GV học tập nâng cao trình độ.
Nhiều GV chưa nhận thức được nhu cầu, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia bồi dưỡng vì thế chưa có động lực học tập tích cực. Chính vì điều đó đã khiến cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng thời gian qua chưa thành công.
Để việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, thu hút được đông đảo GV tham gia và có tính khả thi thì công tác tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của GV là rất quan trọng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, đánh giá công tác này ít được các trường thực hiện thường xuyên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và động lực học tập của GV. Hầu hết CBQL ở các trường khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV chưa quan tâm đến việc tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của GV mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý và căn cứ vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng được phân bổ trừ trên xuống. Một khi GV không yêu thích nội dung bồi dưỡng, bị áp đặt và có tâm lý thờ ơ, thụ động, đối phó thì việc bồi dưỡng cho GV coi như thất bại, có nghĩa là công tác bồi dưỡng sẽ không thiết thực và ít hiệu quả
2.3.2.3. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng nghề nghiệp đã được áp dụng Để thấy được thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, chúng tôi đã gửi phiếu xin ý kiến GV về thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV của các trường THPT trên địa huyện Tam Đảo với các nội dung sau:
a. Về xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV.
Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lý, có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.
Kết quả xin ý kiến về việc xây dựng kế hoạch q u ản lý c ôn g t á c bồi dưỡng giáo viên c á c trường THPT Tam Đảo theo chuẩn nghề nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
T T Nội dung quản lý
Mức độ nhận xét của GV
𝑋 Thứ Tốt bậc
(%)
Khá (%)
Trung bình (%)
Yếu (%) 1 Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của
giáo viên
6 12 48 35
0.89 5 5,94 11,88 47,53 34,65
2 Mục tiêu bồi dưỡng được xây dựng có tính khả thi.
27 55 19 0
2.08 1 26,73 54,46 18,81 0
3 Chỉ ra được chương trình hoạt động bồi dưỡng trong tương lai.
15 53 33 0
1.82 4 14,85 52,48 32,67 0
4
Dự kiến các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.
25 58 18 0
2.07 2 24,75 57,43 17,82 0
5
Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ.
17 61 23 0
1.94 3 16,83 60,40 22,77 0
Qua kết quả trên cho thấy: Việc lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đã được BGH nhà trường quan tâm triển khai thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng
cũng đã xác định được mục tiêu, mục đích và chương trình hoạt động bồi dưỡng trong tương lai của trường. Đồng thời chỉ ra phương án, xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch bồi cho giáo viên hiện nay vẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, chưa quan tâm đến nhu cầu của GV, chưa vạch ra được mục tiêu và chương trình hoạt động trong tương lai xa của nhà trường. Đặc biệt việc triển khai các nội dung mà kế hoạch vạch ra còn hạn chế.
b. Về quản lý hoạt động bồi dưỡng
Quản lý nội dung bồi dưỡng.
Theo lý thuyết, sau khi xác định trạng thái hiện tại của từng giáo viên so với trạng thái mong muốn mà Chuẩn đã đặt ra, từ đó xác định các vấn đề cần bồi dưỡng. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhà trường đã xác định và tiến hành bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nhưng vì chưa bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn, chưa căn cứ vào kết quả xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nên nội dung bồi duỡng được xác định theo ý nghĩ chủ quan và chỉ tập trung vào một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm. Điều đó làm cho việc bồi dưỡng không đạt được đích đã đặt ra. Những đánh giá đó được rút ra từ những khảo sát sau :
Bảng 2.8. Thống kê kết quả khảo sát việc quản lý các nội dung bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
TT Nội dung
Nhận xét của giáo viên
𝑋 Thứ bậc Tốt
(%)
Khá (%)
Chưa tốt 1 (%)
Học nhiệm vụ năm học, triển khai các văn bản quy định của ngành
86 15 0
1.85 3 85,15% 14,85% 0%
2
Củng cố về Quy chế chuyên môn của ngành, quy định của trường
87 14 0
1.86 2 86,14% 13,86% 0%
3 Triển khai tiêu chuẩn thi đua các đợt thi đua trong năm học
88 13 0
1.87 1 87,13 % 12,87% 0%
4 Triển khai các nội dung của chuẩn nghề nghiệp giáo viên
0 50 51
0.50 4 0
0%
49,5% 50,5%
Theo bảng 2.8, ta thấy:
Các nội dung bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống được đội ngũ CBGV nhà trường đánh giá chủ yếu ở mức độ Rất tốt. Các nội dung 1,2,3 được đánh giá là triển khai thực hiện tốt. Các nội dung này thường xuyên được triển khai và mặc định phải có trong nội dung bồi dưỡng. Còn nội dung Triển khai nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa được CBGV đánh giá cao. Điều này chứng tỏ ĐNGV chưa thực sự thấm nhuần vai trò, ý nghĩa, nội dung các tiêu chí, các lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp. Hầu hết giáo viên còn băn khoăn và lúng túng khi được hỏi về nội dung Chuẩn nghề nghiệp. Chứng tỏ nội dung này chưa được quan tâm thích đáng trong hoạt động bồi dưỡng. Vì thế nhà trường cần đưa việc triển khai nội dung này thành một nội dung quan trọng để xây dựng biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nhằm giải quyết thực trạng.
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát việc quản lý các nội dung bồi dưỡng về chuyên môn
T
T Nội dung
Nhận xét của giáo viên
𝑋 Thứ Thường bậc
xuyên
Chưa thường
xuyên
Chưa có 1 Bồi dưỡng kiến
73 28 0 1.73 1
thức chung về nội dung, chương trình của các môn học
72,28% 27,72% 0
2
Bồi dưỡng cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh.
63 28 10
1.52 2 62,38% 27,72% 9,9%
3
Bồi dưỡng kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi
36 47 18
1.18 4 35,64% 46,54% 17,82%
4
Bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
38 49 14
1.24 3 37.63% 48,51% 13,86%
Qua bảng 2.9. ta nhận thấy:
Các nội dung về bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên theo Chuẩn được triển khai tốt là bồi dưỡng kiến thức chung về nội dung, chương trình của các môn học và bồi dưỡng cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy vậy các nội dung bồi dưỡng kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn tiến hành chưa thường xuyên mặc dù vậy, trong kế hoạch các nội dung đó vẫn được ưu tiên.
Nhưng khi triển khai thực hiện lại chưa được tốt. Điều đó cho thấy những nội dung này đã được nhà quản lý chú trọng trong công tác bồi dưỡng cho giáo viên nhưng thực tế những nội dung này vẫn chưa được triển khai triệt để.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát việc quản lý các nội dung bồi dưỡng về Kỹ năng sư phạm.
T
T Nội dung
Nhận xét của giáo viên
𝑋 Thứ Thường bậc
xuyên
Chưa thường
xuyên
Chưa có
1 Bồi dưỡng kỹ năng
xây dựng kế hoạch 79 21 0 1.77 1
bài giảng đảm bảo mục tiêu theo chuẩn kiến thức
78,22% 21,78% 0%
2
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học
63 38 0
1.62 2
62,38% 37,62% 0%
3
Bồi dưỡng kỹ năng ứng sử các tình huống sư phạm
55 46 0
1.54 4
54,46% 45,54% 0%
4
Bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
59 42 0
1.58 3
58,42% 41,58% 0%
5
Bồi dưỡng kỹ năng tự làm và sử dụng ĐDDH hiệu quả
22 46 33 0.89 5
Qua bảng 2.10. ta nhận thấy :
Nội dung Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch bài giảng đảm bảo mục tiêu theo Chuẩn kiến thức được thực hiện tốt nhất. Qua đó cho thấy nội dung này đã được bồi dưỡng hiệu quả. Các nội dung 2,3,4 có thực hiện nhưng chưa tốt bằng nội dung 1. Nội dung Bồi dưỡng kĩ năng tự làm và sử dụng ĐDDH có hiệu quả được đánh giá ở mức thấp nhất thực tế cho thấy công tác triển khai nội dung này còn tồn tại một số bất cập như bồi dưỡng kĩ năng sử dụng ĐDDH của giáo viên còn mang tính hình thức, đối phó.
Quản lý hình thức bồi dưỡng.
Thực trạng quản lý hình thức bồi dưỡng được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát việc sử dụng các hình thức bồi dưỡng.
T
T Hình thức tổ chức
Nhận xét của giáo viên
𝑋 Thứ Thường bậc
xuyên
Chưa thường
xuyên
Chưa có
1 Tập huấn cho đội ngũ 34 67 0 1.34 4
giáo viên cốt cán theo đợt do Sở giáo dục tổ chức
33,6% 66,34% 0
2
Bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường
27 64 10
1.17 5 26,73% 63,37% 9,9%
3
Bồi dưỡng gắn với các cuộc thi cấp trường, cấp Sở
71 21 9
1.61 3 70,30% 20,79% 8,91%
4
Bồi dưỡng nâng cao (thạc sĩ, tiến sĩ)
24 66 11
1.13 6 23,76% 65,35% 10,89
% 5
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hàng năm của Bộ, Sở
101 0 0
2.0 1
100% 0 0
6
Giáo viên tự bồi dưỡng
97 4 0
1.96 2
96,04% 3,96% 0
Qua bảng 2.11. Chúng ta thấy một số hình thức bồi dưỡng được sử dụng ở mức độ thường xuyên cao là: Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hàng năm của Bộ, Sở; Giáo viên tự bồi dường và b ồi dưỡng gắn với các cuộc thi cấp trường, cấp Sở. Điều đó là hợp lý bởi vì như vậy vai trò trung tâm của người được bồi dưỡng sẽ được đặt đúng vị trí, phát huy được năng lực của bản thân. Đó cũng là các hình thức giáo viên có thể tiến hành thường xuyên, chất lượng, gắn với công việc giảng dạy hàng ngày có tính cập nhật cao mà tiết kiệm hiệu quả. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tự học, tự bồi dưỡng của CBGV. Nhận thức được công tác tự học tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên liên tục của mỗi CBGV để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các phẩm chất cấn thiết khác, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở nội dung 4 tỷ lệ còn thấp (23,76%) điều này cho thấy công tác bố trí, sắp xếp để GV đi học nâng cao trình độ ở các trường còn khó khăn, hơn nữa GV cũng không mặn mà vì phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức thậm chí tiền của. Giáo viên nhà trường rất ít khi tự mình tham dự các cuộc hội thảo lớn về các vấn đề giáo dục, trừ khi được cử đi. Đặc biệt trong nội dung 2 ta thấy tỷ lệ chưa thường xuyên là cao (63,37%) điều này cho thấy các tổ trưởng chuyên môn chưa chủ động hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng, và cũng thấy một thực trạng việc tổ chức các chuyên đề ở tổ chuyên môn còn mang tính tự phát, chưa có chất lượng và thiếu dựu đầu tư, việc sinh hoạt chuyên môn chỉ làm mang tính hình thức chưa có hiệu quả như mang muốn.
Trong bảng 2.11 chúng ta thấy các hình thức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên là khá phong phú và đa dạng nhưng vẫn thiếu những hình thức bồi dưỡng mới. Chẳng hạn nhà trường chưa thể tổ chức những chuyến đi thăm quan, học tập ở tỉnh bạn, ở những cơ sở giáo dục tiên tiến và giáo viên gần như không có cơ hội để tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài.
Về phương pháp bồi dưỡng
Bảng 2.12. Kết quả xin ý kiến về phương pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp
T
T Nội dung
Nhận xét của giáo viên
𝑋 Thứ Tốt Khá Trung bậc
bình Yếu
1 Phương pháp bồi 22 61 18 0 2.04 2