Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên

3.2.5. Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp.

Xác định và xây dựng các nguồn lực phục vụ cho bồi dưỡng GV, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất, xác định nguồn để có được các điều kiện đó. Trước hết là xây dựng được lực lượng giáo viên “nòng cốt”. Đây là một trong

những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó cần tạo các điều kiện tài lực, vật lực, thông tin... để phục vụ cho quá trình bồi dưỡng giáo viên. Đồng thời hiệu trưởng cũng phải tạo dựng được môi trường thuận lợi để phục vụ cho công tác này.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

a. Nội dung thực hiện biện pháp

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong nhà trường là lực lượng giáo viên, cán bộ, nhân viên với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn quý nhất để phát triển nhà trường. Tập hợp, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng cho hoạt động của trường là huy động được nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡng nói riêng.

* Nguồn lực tài chính

Xét ở khía cạnh cơ chế điều hành khác nhau, nguồn tài chính cho trường phổ thông, bao gồm:

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Nguồn tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước là tất cả những yếu tố về nguồn vốn tiền tệ mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khuôn khổ thực hiện xã hội hoá nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

* Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất của trường là toàn bộ cơ sở vật chất trường học với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để thực hiện mục tiêu của nhà trường, bao gồm: đất đai, tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ... (hữu hình) và phần mềm, bản quyền sáng chế phát minh, danh tiếng, uy tín... (vô hình) của nhà trường. Cái lõi của cơ sở vật chất trường phổ thông chính là các thiết bị dạy học.

Cơ sở vật chất quyết định năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động của trường phổ thông cũng như công tác bồi dưỡng.

* Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý để phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ nhằm phát triển nhà trường.

Hệ thống thông tin được tổ chức khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của nhà trường, làm cho cơ cấu của trường trở nên tinh giản, linh hoạt và giúp cho việc truy tìm thông tin cần thiết trong khoảng thời gian và chi phí hợp lý.

Thông tin và hệ thống thông tin rất quan trọng đối với nhà trường, có thể nói: “Nếu coi trường như một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống đảm bảo thông tin hai chiều là hệ thần kinh của nó”. Thông tin vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu được đối với bất cứ trường nào, vừa là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường.

Hiện nay, nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính đã tạo thành thế chân vạc cho sự phát triển của một xã hội hiện đại.

Trong đó, nguồn lực thông tin không chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức để nhận biết và nắm bắt quy luật phát triển kinh tế - xã hội mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo của con người. Việc tạo lập, tích lũy và khai thác nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ một cách hệ thống, đầy đủ, nhanh chóng, kịp

thời và chính xác là điều rất quan trọng đối với bất kỳ Chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân nào.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Các cấp QLGD phải thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng loại hình bồi dưỡng, thành lập Ban tổ chức đối với các lớp bồi dưỡng tập trung, xác định người tổ chức thực hiện: giảng viên, nhóm hỗ trợ, nhóm chuyên gia, giáo viên cốt cán, tổ tư vấn thực hiện nhiệm vụ biên soạn tài liệu và trực tiếp bồi dưỡng.

Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan QLGD cấp trên, phối hợp với các hướng dẫn chỉ đạo của Bộ và Sở, của lãnh đạo cấp trên, của các giảng viên trong việc biên soạn nội dung chương trình cụ thể sát với từng giáo viên và hợp đồng, liên kết bố trí các chuyên gia, các giảng viên tham gia bồi dưỡng cho giáo viên.

Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo.

Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu bồi dưỡng. Những nội dung thuộc kế hoạch cấp Bộ và Sở có thể đã sẵn có tài liệu, song cũng đã có những nội dung cần biên soạn lại cho phù hợp với tình hình đặc điểm nhà trường.

Những nội dung do trường chủ động lên kế hoạch bồi dưỡng cho GV có thể mời các chuyên gia, cán bộ chuyên môn xây dựng đề cương và tổ chức biên soạn. các tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV nên có kết cấu mở để có thể cập nhật thông tin kịp thời: chú trọng xây dựng rèn kỹ năng biến thông tin thành kiến thức cho đội ngũ GV. Cần xác định đầu tư một khoản kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất lượng, đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng. Có tài liệu dùng cho giảng viên, có tài liệu dùng cho người học.

Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng. Đối với việc bồi dương GV, CSVC phòng học không thật quan trọng như dành cho

HS xong cũng không thể xem nhẹ. Dựa vào hình thức bồi dưỡng để xác định CSVC, trang thiết bị phù hợp vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Để tạo tâm lý thoải mái cho người dạy trong việc tổ chức các hoạt động dạy – học; người học tiếp thu, thực hành, chủ động trong các hoạt động cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình,…., CSVC lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, môi trường cần thoáng đãng, hợp vệ sinh. Hiệu quả của lớp bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

Đảm bảo chế độ cho người dạy và người học. Đây không phải là yếu tố quyết định nhưng lại khích lệ, động viên được người dạy và người học, đôi khi đem lại hiệu quả rất cao.

Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên:

- Trước hết cần phải quan tâm đến việc xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết nhất trí, tạo bầu không khí sư phạm lành mạnh, kích thích mỗi cá nhân thực sự say mê học tập và rèn luyện chuyên môn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường: có sự thân thiện, hợp tác và chia sẽ giữa lãnh đạo với giáo viên và giáo viên với giáo viên…

- Nhân các điển hình tích cực trong tập thể sư phạm về tự học, tự bồi dưỡng.

- Đổi mới việc đánh giá thi đua trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mưu với các cấp ủy Đảng chính quyền, địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể trong việc tạo các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Để có những điều kiện vật chất đảm bảo cho công tác bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả tốt, cần có những khoản kinh phí đầu tư, vì vậy trong công tác tài chính phải giành một khoản kinh phí thường xuyên chi cho công tác bồi dưỡng GV mà không mang tính thời vụ.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)