CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên
3.2.2. Kết hợp các quyết định hành chính với tạo môi trường chính sách thuận lợi cho nhà giáo hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp
Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác của nhà trường, hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp, nền tảng của mọi hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu có mọi điều kiện đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho hoạt động. Một trong những nhân tố quyết định bảo đảm các điều kiện cho hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp cho GV các nhà trường THPT đó là những chính sách đãi ngộ động viên, kinh phí, CSVC. Thực tế chính sách và nguồn kinh phí cũng như các thiết bị được cấp như hiện nay còn gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Vì vậy ngoài việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp thì công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia ủng hộ của cộng đồng, nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội là rất cần thiết.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp.
Nhằm bảo đảm điều kiện cho các hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp cho GV được thực hiện trong một điều kiện thuận lợi nhất, có
chất lượng và đạt hiệu quả cao. Khai thác tốt nhất các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nghề nghiệp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện.
a. Nội dung thực hiện biện pháp
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích động viên đội ngũ GV và cán bộ quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện chế độ thu hút, đãi ngộ hỗ trợ nhà công vụ, phụ cấp, trang bị CSVC đảm bảo nơi ăn, ở cho các cán bộ nhà giáo. Tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ GV được đi học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
Xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động nguồn vốn từ các tổ chức xã hội đóng góp. Kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, kế hoạch càng chi tiết thì việc sử dụng kinh phí càng tiết kiệm, hợp lý. Việc phân bổ nguồn kinh phí cần tập trung cho trang bị, tu sửa CSVC, các công trình công cộng, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu bồi dưỡng một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng thực hành bộ môn, phòng truyền thống, khu vệ sinh, sân bãi thể thao và các thiết chế khác.
Huy động nguồn vốn từ nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường được thực hiện theo tinh thần xã hội hóa giáo dục. Việc huy động nguồn lực từ bên ngoài chỉ được thực hiện khi được sự cho phép của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Nguồn kinh phí có được từ sự huy động bên ngoài nhà trường cũng phải được quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả và được công khai trước tập thể.
Chỉ đạo việc sử dụng các thiết bị, CSVC một cách hợp lý và hiệu quả.
Yêu cầu mỗi CB, GV, NV phải có kế hoạch sử dụng các thiết bị, đồ dùng một cách hợp lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ của công.
Với nhà trường phải có sổ theo dõi và tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học, quản lý tài sản chung của nhà trường.
b. Cách thức thực hiện biện pháp
CBQL nhà trường phải có kế hoạch tiết kiệm kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước. Xây dựng kế hoạch chi cho từng hoạt động trong năm học, đảm bảo đủ chi cho mọi hoạt động.
Kế hoạch đầu tư xây dựng, CSVC cũng như kế hoạch vận động sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường cần được thông qua, lấy ý kiến của toàn thể hội đồng nhà trường cùng nắm kế hoạch, việc cần làm trước mắt.
Kết quả vận động và việc thực hiện các kế hoạch phải được công khai trước tập thể, ghi nhận và thông báo cho nhân dân, cơ quan, tổ chức đã đóng góp cho nhà trường cùng biết.
Chủ động xây dựng, tạo các mối quan hệ thân thiện, tin cậy giữa nhà trường với nhân dân, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội khác.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp thường xuyên, liên tục, tăng cường giao lưu, kết nghĩa với các tổ chức xã hội và với các trường bạn trong, ngoài tỉnh.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả, phù hợp điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của GV và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mưu với các cấp ủy Đảng chính quyền, địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể trong việc tạo các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên.
Để có những điều kiện vật chất đảm bảo cho công tác bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả tốt, cần có những khoản kinh phí đầu tư cho những mục nêu trên. Muốn vậy, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn phải
được các cấp có thẩm quyền thông qua và trở thành một nội dung chính thức trong công tác tài chính mà không mang tính thời vụ.
Chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên để phát triển môi trường dạy học sáng tạo. Nếu trong quá trình quản lý chỉ quan tâm đến trách nhiệm của các thành viên đối với tổ chức mà ngược lại không quan tâm đến quyền lợi mà tổ chức đem lại cho từng thành viên thì sẽ dẫn đến hiện tượng làm việc đối phó, không tận tâm, tận lực với công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý tưởng sáng tạo.
Mỗi giáo viên tự giác phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ chung và khi tổ chức nhà trường vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với mỗi giáo viên. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo sự hài hòa giữa việc động viên về tinh thần và chăm lo thiết thực về vật chất cho giáo viên.