Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tiềm năng, nguồn lực phát triển và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt
4.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt
Phân tích về số lượt khách đến Tp. Đà Lạt (Bảng 4.1), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2015 là 11,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế là 16,65%/năm, khách nội địa là 11,51%/năm.
Nếu năm 2006, Tp. Đà Lạt đón đƣợc 1,32 triệu du khách thì 10 năm sau, năm 2015 con số này đã là 3,6 triệu, tăng hơn 2,7 lần, trong đó khách có lưu trú khoảng 2 triệu lƣợt và khách tham quan là 1,6 triệu lƣợt.
Bảng 4.1. Thống kê lƣợng du khách đến Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2015.
(Đơn vị tính: ngàn lƣợt) Năm
Khách có lưu trú
Khách không
lưu trú Tổng
Nội địa Quốc tế Tỷ lệ
(%) Số lƣợt Số lƣợt Tỷ lệ (%)
2006 810 60 4,55 65,91 450 1.320
2007 830 70 4,52 5,81 1.460 1.550
2008 1.010 90 4,76 58,20 790 1.890
2009 990 130 5,63 48,48 1.190 2.310
2010 1.140 150 5,88 50,59 1.190 2.550
2011 1.150 160 5,93 48,52 1.490 2.700
2012 1.440 180 6,29 56,64 1.240 2.860
2013 1.560 190 6,25 57,57 2.290 3.040
2014 1.650 210 6,56 58,13 1.340 3.200
2015 1.760 240 6,67 55,56 1.600 3.600
TĐTTTB 9,01% 16,65% 15,14% 11,79%
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Tp. Đà Lạt.
Tuy nhiên, khách du lịch có lưu trú chiếm tỷ lệ còn tương đối thấp, trung bình hàng năm khoảng 52%, không ổn định qua các năm, nếu năm 2006 tỷ lệ này là 65,91% thì năm tiếp chỉ đạt 5,81%, các năm còn lại biến thiên từ 48,48% đến 58,20%. Tỷ trọng trung bình hàng năm của khách quốc tế chiếm khoảng 5,92% so với tổng lƣợt du khách đến Đà Lạt. Nhìn chung, lƣợng du khách đến với Đà Lạt trong 15 năm qua đã tăng lên đáng kể. Tuy có sự tăng trưởng khả quan, nhưng lượng khách thật sự chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tp. Đà Lạt. Sự tăng trưởng du khách năm sau so với năm trước chưa thật bền vững.
91
Đà Lạt đã thu hút đƣợc hàng trăm ngàn khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Số lượng khách quốc tế tăng dần theo mỗi năm. Sự tăng trưởng của khách quốc tế là một tín hiệu khả quan đối với ngành du lịch của Đà Lạt (Bảng 4.2).
Trong ba năm (2013 – 2015), lượng du khách quốc tế đến Đà Lạt từ các nước Trung Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ khá cao so với các nước khác. Ngoài ra, chỉ trong 11 tháng đầu năm 2014 lƣợng du khách đến từ Nga cũng tăng cao và còn vƣợt qua cả khách Hoa Kỳ và Thái Lan. Lượng du khách ở các nước như Úc, Pháp, Anh, Hàn Quốc,… cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao.
Bảng 4.2. Nhóm 10 quốc gia có lƣợng khách đến Đà Lạt đông nhất.
STT Quốc gia
Đơn vị tính: lƣợt khách Năm 2013 11 tháng
năm 2014 Năm 2015
1 Trung Quốc 26.035 21.050 36.083
2 Thái Lan 20.145 11.022 18.632
3 Anh 9.070 10.080 14.930
4 Nga 8.633 14.419 13.765
5 Hoa Kỳ 16.433 12.370 12.373
6 Hàn Quốc 9.663 7.319 9.881
7 Pháp 11.614 9.494 9.672
8 Úc 14.859 10.285 9.092
9 Hà Lan 5.138 4.859 6.377
10 Cộng Hòa Liên Bang Đức 5.910
Nhật 4.385 3.491
Nguồn: Chutathin Chareonlard – Trưởng Đại diện cơ quan Du lịch Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Anar Imanov (Đại sứ nước Cộng Hòa Azerbaijan tại Việt Nam), Đà Lạt là một trong những địa phương mà khách du lịch ít biết đến. Tuy nhiên, những du khách đã có cơ hội đến thăm Tp. Đà Lạt, họ đã tìm thấy một thành phố xinh đẹp với nhiều điểm du lịch tự nhiên. Theo lời kể lại của các du khách quốc tế đã đến Đà Lạt thì đây là một điểm khác lạ so với bất cứ nơi đâu tại Việt Nam, đƣợc so sánh giống với thời điểm mùa xuân tại dãy núi An pơ của Châu Âu. Hơn nữa, du khách quốc tế cho rằng Đà Lạt là một thành phố nhỏ nhƣng đủ để làm quyến rũ đƣợc các
92
du khách quốc tế cùng với những quan cảnh thiên nhiên vùng ngoại ô: hồ, thác nước, rừng và những khu vườn.
Trong cơ cấu du khách chủ yếu là khách đến từ các nước Châu Á, chưa khai thác triệt để du khách từ các châu lục khác. Điều này chứng tỏ, tốc độ phát triển ngành du lịch Đà Lạt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Tuy lƣợng khách tăng đều qua từng năm nhƣng tỷ lệ khách quốc tế vẫn còn thấp, do nguồn lực đầu tƣ cho du lịch chƣa mạnh, nhiều dự án đầu tƣ cho du lịch còn kéo dài, tiến độ chậm và hiệu quả chƣa cao. Mặt khác, Đà Lạt còn thiếu các sản phẩm du lịch mới, khác lạ, hấp dẫn du khách, nhất là các dịch vụ vui chơi về đêm; việc kết nối tuyến giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chƣa thực sự chặt chẽ. Môi trường du lịch vẫn còn những vấn đề chưa được đảm bảo, một số danh lam thắng cảnh xuống cấp nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ, tôn tạo kịp thời,…
4.1.2.2. Hiện trạng về nguồn nhân lực
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trực tiếp Qua đào tạo
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Tp. Đà Lạt.
Hình 4.1. Thực trạng lao động ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2015 Trong 10 năm trở lại đây (2006 – 2015), du lịch tỉnh Lâm Đồng đã thu hút hàng chục ngàn lao động trực tiếp trong ngành. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp tăng trưởng qua các năm: nếu năm 2006 du lịch Lâm đồng đã thu hút được 5.800 lao động trực tiếp (trong đó, nguồn nhân lực lao động đã qua đào tạo là 2.030 người, chiếm tỷ lệ 35%), tăng đều qua các năm, đến năm 2010 thì con số này đã lên
Lao động
93
đến 8.000 lao động trực tiếp (trong đó, lao động trực tiếp đã qua đào tạo là 4.000 người, chiếm tỷ lệ 50%) (Hình 4.1, tr.92). Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2015 là 6,82% (Phụ lục 15).
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn nhân lực du lịch chung của tỉnh thì riêng nguồn nhân lực của hệ thống khách sạn từ 1 – 5 sao trên địa bàn Tp. Đà Lạt cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Tính đến cuối năm 2016 (Bảng 4.3), tổng số lao động là 4.952, trong đó có 3.719 người là lao động trực tiếp, chiếm 75,10%.Tuy có sự tăng trưởng nhưng nguồn nhân lực này vẫn chưa đủ để đáp ứng cho hệ thống khách sạn từ 1 – 5 sao (trung bình chỉ khoảng 0,8 lao động/buồng).
Bảng 4.3. Thực trạng lao động tại hệ thống khách sạn từ 1 – 5 sao Tp. Đà Lạt năm 2016
Đơn vị tính: lao động Tiêu chí Hạng khách sạn 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao Tổng
Lao động
Tổng 1.052 1.117 1.209 1.299 275 4.952
Trực tiếp 734 772 955 1.029 229 3.719
Gián tiếp 318 345 254 270 46 1.233
Trình độ nghiệp
vụ
Trên đại học 2 2 4 8 0 16
Đại học 133 183 215 341 57 929
Cao đẳng 33 82 128 140 36 419
Trung cấp 70 119 277 267 30 763
Sơ cấp 134 148 251 294 76 903
THPT 29 14 249 315 76 683
Bồi dƣỡng 197 234 1.073 1.251 275 3.030
Trình độ ngoại
ngữ
Chứng chỉ A 16 39 55
Chứng chỉ B 52 66 118
Chứng chỉ C 7 13 20
Cử nhân, cao đẳng 19 15 34
Giao tiếp cơ bản 604 680 133 1.417
Giao tiếp tốt 69 96 81 246
Thành thạo 25 115 59 199
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Tp. Đà Lạt.
Theo thống kê, số lƣợng lao động phân bổ không đều cho các khách sạn với các hạng sao khác nhau, phần lớn tập trung vào các khách sạn hạng sang nhƣ ở 2 khách sạn 5 sao với 229 lao động trực tiếp phục vụ cho 156 buồng, tỷ lệ trung bình đạt gần 1,45 lao động/buồng. Trong khi đó, với 10 khách sạn 4 sao gồm 951 buồng
94
chỉ có 1.029 lao động trực tiếp, tỷ lệ trung bình chỉ đạt khoảng 1,08 lao động/buồng, 15 khách sạn 3 sao với 1063 buồng có 955 lao động, tỷ lệ trung bình chỉ gần 0,9 lao động/buồng. Nguồn nhân lực còn thiếu trầm trọng hơn ở các khách sạn từ 1 – 2 sao, đối với 182 khách sạn 1 sao với 3.135 buồng chỉ có 734 lao động, tỷ lệ lao động chƣa đến 0,24 lao động/buồng, còn 85 khách sạn 2 sao với 772 lao động trực tiếp phục vụ cho 2.612 buồng, tỷ lệ chƣa đến 0,3 lao động/buồng. Nhìn chung, ngoài khách sạn 5 sao, nguồn nhân lực tại các khách sạn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, tỷ lệ lao động thấp hơn nhiều so với quy định của ngành (tỷ lệ trung bình của ngành là 1,2 lao động/buồng). Thực tế cho thấy, có khách sạn 2 sao với 20 buồng chỉ có 4 lao động trực tiếp, thậm chí có khách sạn 1 sao với 67 buồng chỉ với 5 lao động trực tiếp phục vụ.
Về chất lƣợng đội ngũ lao động trực tiếp trên địa bàn có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 25,41%, lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm hơn 31,78%, sơ cấp chiếm trên 24,28%, trung học phổ thông gần 18,37%. Số lao động phổ thông chƣa qua đào tạo nghiệp vụ chiếm gần 18,53%. Phần lớn lao động trực tiếp (gần 81,5%) đã đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ, chuyên môn.
Đánh giá chung về trình độ ngoại ngữ, số lao động đạt trình độ ngoại ngữ đủ để phục vụ khách quốc tế chiếm hơn 56,17%. Trong đó, số lao động có trình độ giao tiếp tốt với du khách quốc tế gần 23,89%, tập trung chủ yếu ở các khách sạn từ 4 - 5 sao.
Đối với lao động gián tiếp có chất lƣợng lao động thấp hơn chủ yếu là lao động trong các ngành nông nghiệp, buôn bán lẻ,...
Về cơ sở đào tạo chuyên ngành thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 06 trường đạo tạo tại chỗ nguồn nhân lực du lịch đa dạng từ bậc lành nghề đến bậc đại học, bao gồm: Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Yersin. Phần lớn các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được chương trình giảng dạy đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của ngành. Ngoài ra, một số trường như Trường Đại học Yersin,
95
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt đã liên kết và nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo hướng đạt tiêu chuẩn.
4.1.2.3. Hiện trạng về sản phẩm du lịch
Theo Tổng cục Du lịch (2014, tr.9), nhờ các yếu tố địa hình, đất đai đa dạng đã phân chia lãnh thổ Lâm Đồng thành những vùng, tiểu vùng (vùng núi cao, cao nguyên và thung lũng) tạo nên nhiều hình thái cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng, có giá trị nổi bật thu hút khách du lịch. Nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhƣ thác Dambri, Prenn, Datanla, thác Pongour, Gougah, thác Voi, …, hồ Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, núi Lang Biang, vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, rừng Cát Lộc, …, phù hợp với nhiều loại hình du lịch nhƣ tham quan thắng cảnh, sinh thái, thể thao, giải trí… Đặc biệt, Đà Lạt sở hữu đa số các loại hình du lịch này và khí hậu quanh năm mát mẻ, phù hợp với hình thái du lịch nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao.
Tài nguyên nhân văn của Đà Lạt cũng có những nét độc đáo và sức hấp dẫn riêng với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc ít người (thể hiện qua các lễ hội, làng nghề truyền thống, …). Theo Nguyễn Văn Lưu (2014, tr.32) tuy sản phẩm, dịch vụ du lịch có bước chuyển biến tốt, song chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhất là khách quốc tế. Một số khu du lịch, điểm du lịch lớn bắt đầu có hiện tƣợng suy giảm lƣợng khách tham quan do không đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, gây nhàm chán nhƣ Đồi Mộng Mơ, Thác Prenn…
Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2016), tính đến cuối năm 2015 toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 34 điểm du lịch chính thức và hơn 60 điểm cho du khách tham quan miễn phí. Con số này quả thật là niềm mơ ước của nhiều tỉnh, thành trong cả nước, cũng như các nước trên thế giới và khu vực.
Trong những năm gần đây (2011-2015), các đơn vị có trách nhiệm quản lý và khai thác các điểm du lịch, đã tích cực đầu tƣ, xây dựng, tạo lập cơ sở hạ tầng, đồng thời biết kết hợp để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhằm làm phong phú hơn trong hệ thống du lịch nhƣ Thung lũng tình yêu, một điểm đến không thể bỏ qua
96
của khách tham quan khi đặt chân đến Đà Lạt, đã đƣợc đầu tƣ mới hệ thống xe lửa phục vụ cho du khách. Ngoài ra, còn có rất nhiều dự án đƣợc sửa chữa, xây dựng và tạo lập thành điểm du lịch nghỉ dƣỡng hấp dẫn nhƣ: Trung tâm huấn luyện dã ngoại Núi Voi, Khu du lịch Làng Cù Lần, Vườn Quốc gia Núi Bà, Khu nghỉ dưỡng Edensee, Khu du lịch nghỉ dƣỡng và sân golf Sacom Tuyền Lâm, Sân golf Đạ Ròn, khu nghỉ dƣỡng Làng Bình An, Khu du lịch Đà Lạt Star, Khu di tích Dinh I - một trong các dinh thƣ của vị vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng tại Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn này, các nhà đầu tƣ kinh doanh lữ hành tích cực trong việc khảo sát và xây dựng nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn hơn, nhằm phục vụ nhu cầu của du khách. Đồng thời nhà đầu tƣ cũng đã tích cực trang bị hệ thống phương tiện vận chuyển hành khách, đảm bảo an toàn khi phục vụ việc đi lại cho du khách. Các nhà đầu tƣ đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp lữ hành ở các địa phương khác trong cả nước, mở rộng thị trường, khai thác nguồn khách, tiến hành quan hệ để tổ chức nhiều chương trình du lịch cho các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ngoài sản phẩm du lịch truyền thống tại Đà Lạt, nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch hội nghị, hội thảo,... ngành du lịch cũng đã và đang đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch mới: du lịch nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm du lịch rất gần gũi với vùng canh tác của người dân bản địa, tham quan và tận tay, du khách đƣợc gặt hái hoa quả, rau, trà; du lịch mạo hiểm với hình thức tham gia leo núi, vƣợt thác, xe đạp địa hình, tạo cho du khách có sự thích thú với cảm giác khám phá cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra còn có cả du lịch về nghiên cứu hệ thống động, thực vật tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang dành cho các du khách nghiên cứu khoa học,...
Cũng ở thời điểm từ 2011 đến 2015, Đà Lạt là nơi tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, những lễ hội có quy mô lớn, chào đón du khách về tham dự. Đồng thời cũng đã tổ chức các giải thể thao, hội nghị hội thảo mang tầm quốc gia và quốc tế ngay tại Đà Lạt, để góp phần thu hút khách đến với Đà Lạt, nhƣ: Lễ hội Festival Hoa, tuần Văn hóa Trà, lễ hội mùa hè và có cả giải đua xe đạp địa hình quốc tế mở rộng lần thứ nhất vào năm 2015. Các giải vô địch bóng rổ nam, nữ toàn quốc năm
97
2015, giải vô địch quần vợt nữ toàn quốc; Hội nghị các quan chức cao cấp về phát triển y tế của ASEAN lần thứ 10 cũng đƣợc tổ chức tại Đà Lạt, kể từ khi sân vận động Đà Lạt đƣợc xây dựng, chỉnh trang lại theo lối kiến trúc hiện đại và đầy đủ tiện nghi hơn.
4.1.2.4. Hiện trạng về cơ sở lưu trú
Ngoài việc đánh giá mức độ thu hút lƣợng khách đến với Đà Lạt hàng năm, việc cần quan tâm không kém là đánh giá thực trạng về vấn đề lưu trú của du khách, với việc tổ chức hoạt động lưu trú cho du khách của ngành du lịch Tp. Đà Lạt.
Bảng 4.4. Thống kê cơ sở lưu trú trên địa bàn Tp. Đà Lạt giai đoạn 2006 -2015.
Năm Tổng cơ sở lưu trú Số buồng 1 – 5 sao
Công suất sử dụng buồng (%)
Số ngày lưu trú bình quân Số lƣợng Số buồng
2006 538 6.000 3.450 55 2,30
2007 540 7.130 4.100 46 2,30
2008 547 7.360 4.300 48 2,30
2009 562 7.410 5.010 56 2,40
2010 591 7.880 5.150 57 2,40
2011 599 8.030 5.220 56 2,40
2012 627 9.120 5.340 58 2,40
2013 648 9.430 5.670 55 2,45
2014 655 10.330 5.820 58 2,50
2015 678 11.650 6.160 58 2,50
TĐTTTB 2,60% 7,65% 6,65%
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Tp. Đà Lạt.
Đà Lạt hiện có số lượng cơ sở lưu trú du lịch, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn từ năm 2006 – 2015 đạt 2,60% về số lượng cơ sở lưu trú và 7,65% về số lượng buồng.
Số lƣợng khách sạn đạt chuẩn từ 1 đến 5 sao còn hạn chế. Tính đến cuối năm 2016, tổng số khách sạn đạt chuẩn từ 1 – 5 sao trên địa bàn Tp. Đà Lạt là 294.
Trong đó có 182 khách sạn 1 sao; 85 khách sạn 2 sao; 15 khách sạn 3 sao; 10 khách sạn 4 sao và 2 khách sạn đạt chuẩn 5 sao (Dalat Edensee, Dalat Palace), số khách sạn đạt chuẩn sao chiếm khoảng 32,75% trên tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Tp. Đà Lạt. Trong đó, đối với số khách sạn cao cấp, đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5
98
sao, chỉ chiếm khoảng 12,92% trên tổng số khách sạn có tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao và chiếm khoảng 2,91% trên tổng số cơ sở lưu trú của toàn tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Đà Lạt có sự phát triển tự phát các cơ sở lưu trú, các cở sở lưu trú này có quy mô nhỏ, được xây dựng và tổ chức hoạt động phục vụ cho du khách theo hình thức gia đình. Các cơ sở này thường che dấu việc kinh doanh của mình, không đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định, hành nghề manh mún, không chuyên nghiệp, chƣa có sự quản lý đánh giá chặt chẽ, thiếu tính liên kết, nên khả năng khai thác chưa cao, đa số các cơ sở lưu trú này là các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác chưa đủ tiêu chuẩn để đón khách du lịch nhưng chủ doanh nghiệp vẫn đƣa vào khai thác du khách nội địa, khách dự các lễ hội với giá rẻ, thiếu các dịch vụ tối thiểu, chƣa đảm bảo an toàn, an ninh.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao do sự tăng trưởng của hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn sao, tốc độ tăng trưởng trung bình về số lượng buồng của các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao là 6,65%. Số buồng của các khách sạn từ 1-5 sao tăng đều qua các năm, nếu vào năm 2006 có 3.450 buồng, thì đến năm 2015 con số này đã đạt đến con số 6.160 và nhiều buồng đƣợc đƣợc đầu tƣ trang thiết bị tiên tiến thỏa mãn nhu cầu cho du khách thay thế dần các cơ sở lưu trú tự phát.
Theo thống kê cho thấy, công suất sử dụng buồng lưu trú trong mỗi năm cũng có sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này thiếu ổn định và bền vững, công suất sử dụng phòng trung bình chưa vượt qua 58% trong mười năm qua. Theo Nguyễn Văn Lưu (2014, tr.31) thì đây là một việc cần quan tâm để điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng đầu tƣ lãng phí, không hiệu quả. Gây ra mất cân đối và đôi khi làm xáo trộn trong hệ thống chuỗi cung ứng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch.
Thời gian lưu trú của du khách trong giai đoạn 2006 - 2015 còn khá thấp, chỉ đạt giá trị trung bình từ 2,3 đến 2,5 ngày. Ngày lưu trú trung bình như vậy gắn liền với một thành phố du lịch nổi tiếng là thấp so với tiềm năng vốn có của Đà Lạt. Chỉ riêng trong năm 2015 (một trong hai năm trở lại đây), có số ngày lưu trú trung bình cao nhất, đạt 2,5 ngày. Nếu so sánh với các trung tâm du lịch trong khu vực mà gần nhất là Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thì số ngày lưu trú trung bình của du khách