Những đặc thù của thành phố Đà Lạt tác động đến giá trị cảm nhận của du khách

Một phần của tài liệu Các yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng về hệ thống khách sạn tại thành phố Đà Lạt (Trang 108 - 113)

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những đặc thù của thành phố Đà Lạt tác động đến giá trị cảm nhận của du khách

Đà Lạt từ lâu đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, được thiên nhiên ưu đãi như khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngày nay Đà Lạt còn đƣợc biết đến nhƣ một trung tâm văn hóa Vùng Cao Nguyên, nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau trong cả nước. Với những đặc điểm nổi bật này đã giúp cho Tp. Đà Lạt mang những nét đặc thù dễ đi vào lòng người. Những đặc thù này của Tp. Đà Lạt là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần tạo ra giá trị cảm nhận của du khách.

4.2.1. Đặc thù về địa hình

Đà Lạt thuộc cao nguyên Lang Biang, nằm ở độ cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển. Điểm cao nhất của trung tâm Tp. Đà Lạt là Nhà Bảo Tàng tỉnh Lâm Đồng ngày nay (nơi đây xƣa kia là dinh thự của quan Nguyễn Hữu Hào), với độ cao 1.532 m. Điểm thấp nhất trong Tp. Đà Lạt là thung lũng Nguyễn Tri Phương ở độ cao 1.398,2 m. Theo các nhà nghiên cứu về địa hình, thì Đà Lạt đƣợc phân chia ra thành hai dạng: núi và bình nguyên trên núi, hay hai bậc địa hình rõ rệt:

102

- Bậc địa hình thấp: là vùng thuộc trung tâm Tp. Đà Lạt, có hình lòng chảo, độ dốc thoải với độ cao tương đối từ 25 đến 100 m. Các vùng đất có hình lượn sóng, với độ phân cắt không đáng kể, độ cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển.

- Bậc địa hình cao: bao quanh lòng chảo, các đỉnh núi có độ cao khoảng 1.700 m so với mặt nước biển. Với chiều cao này, các dãy núi hình thành nên một vành đai che chắn gió cho vùng thung lũng, trung tâm thành phố.

Do đặc thù địa hình trên, nhiều khách sạn tại Đà Lạt tọa lạc dựa lƣng vào núi hướng về phía thung lũng, từ khách sạn du khách có thể ngắm được quang cảnh xung quanh tương đối rộng lớn, thậm chí có thể bao quát cả Tp. Đà Lạt. Do địa hình đồi núi, được xây dựng men theo các sườn đồi nên đường giao thông thường ngắn và ngoằn ngoèo. Do những đặc trƣng này nên tại Đà Lạt không có đèn tín hiệu giao thông thay vào đó là các vòng xuyến nơi giao nhau của các đường.

4.2.2. Đặc thù về tài nguyên nước

Nguồn nước từ các dòng suối, khe suối bắt nguồn trên các ngọn núi lớn đổ về đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên những cảnh quan tự nhiên hấp dẫn và huyền bí, góp phần làm phong phú thêm cho những điểm du lịch tại Đà Lạt.

Những con suối đan xen giữa các vùng đồi có địa hình thấp và thoai thoải ở trung tâm thành phố với các dãy núi cao hơn bao quanh thung lũng. Qua kết quả khảo sát, Đà Lạt có hơn 20 dòng suối với chiều dài trên 4 km, trải đều khắp các nơi trong trung tâm thành phố. Các suối này thuộc hệ thống suối Đa Tam và Đa Nhim, hệ thống suối CamLy, những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt, suối chỉ có nước vào mùa mưa, còn mùa khô rất ít nước và gần như cạn kiệt.

Chính vì vậy các dòng suối chảy qua các địa hình đồi núi thấp trong trung tâm, đã tạo ra những dòng thác với lượng nước vừa phải, kết hợp cảnh quan trở nên sự hấp dẫn để du khách tham quan. Suối Cam Ly bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, đổ dài theo hướng Bắc – Nam và chảy về Hồ Xuân Hương, với chiều dài hơn 64 km. Cam Ly đƣợc xem là hệ thống suối lớn bậc nhất ở Đà Lạt, đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên quan cảnh tuyệt đẹp cho khu trung tâm thành phố này.

Ngoài những dòng chảy quanh co của các con suối, Đà Lạt cũng nổi tiếng với nhiều hồ nước, với 16 hồ lớn nhỏ, được phân bổ rải rác, trong số đó phần lớn là hồ

103

nhân tạo. Ngay giữa trung tâm thành phố, Hồ Xuân Hương là điểm đến đầu tiên và cũng là nơi du khách đến với Đà Lạt thường hội tụ, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong lòng thành phố khi hoàng hôn hay lúc bình minh. Hồ Xuân Hương rộng khoảng 38 ha, được tạo lập từ 1919. Hồ Xuân Hương và vài hồ khác cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố, nguồn nước này được dẫn từ nguồn nước ở hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương (một huyện nằm trong gần dãy núi Lang Biang cách trung tâm Đà Lạt khoảng 17 km).

4.2.3. Đặc thù về khí hậu

Đà Lạt mang đặc tính khí hậu miền ôn đới, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 210C.

Thời điểm nóng nhất ở Đà Lạt chƣa vƣợt qua 300C, nhƣng lạnh nhất đã xuống đến 50C. Đà Lạt không có bốn mùa nhƣ các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung của đất nước. Đà Lạt chỉ có hai mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng thì từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình ở Đà Lạt là 82%, lƣợng mƣa trung bình năm trên 1.562 mm.

Khí hậu dịu mát quanh năm của Đà Lạt là đặc điểm nổi trội nhất so với các điểm du lịch khác, đƣợc tạo nên bởi ở độ cao 1500 m lại đƣợc bao bọc bởi các dãy núi với những cánh rừng thông bạt ngàn. Khí hậu nơi đây gần nhƣ đối lập với khí hậu miền trung và miền nam Việt Nam, hai vùng nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới xavan. Đặc điểm đáng chú ý là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn. Mùa khô trung bình chênh lệch giữa ngày và đêm là 110C, cao nhất 13-140C, mùa mƣa thì chỉ 6-70C, nhƣng nhiệt độ chênh lệch các tháng thì không lớn, độ khoảng 3-40C.

Một điểm nhấn cho du lịch, Đà Lạt được mệnh danh là xứ sở “sương mù”.

Sương mù trung bình trong năm là khoảng 80 ngày, tháng 2 đến tháng 5 là những tháng Đà Lạt có nhiều sương mù, và lập lại vào tháng 9 đến tháng 10. Tuy nhiên, mỗi tháng có từ 4 đến 5 ngày có sương mù dày, những ngày còn lại với những làn sương mỏng.

4.2.4. Đặc thù về hệ thống động, thực vật

Đà Lạt sở hữu một hệ thống rừng tương đối đa dạng, bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao, trảng cỏ và bụi rậm. Rừng lá kim với cây thông ba lá chiếm diện tích khá lớn. Thông có mặt khắp nơi trong thành phố. Ngoài thông ba lá, thành phố còn

104

có những dải rừng hẹp của thông hai lá nhƣ kiểu rừng thƣa ở khu vực Manline. Đặc biệt, thông năm lá, một loại cây đặc hữu quý hiếm ở Đà Lạt, đƣợc tìm thấy ở một số nơi nhƣ Trại Mát, Biđup. Rừng hỗn giao cũng phân bố với nhiều loài cây cùng sinh sống nhƣ: dẻ, kim giao, huỳnh đàn, chò ngọc lan,… chính nhờ nguồn tài nguyên rừng phong phú, ở độ cao hợp lý, nên khí hậu Đà Lạt ôn hòa và trong lành. Hệ thống rừng thông đã góp phần rất lớn làm tăng lƣợng ô-xy trong không khí ở Đà Lạt. Bên cạnh đó, các loài thực vật bậc thấp như dương xỉ, cỏ dại, địa y,… đóng góp một phần quan trọng trong việc hút những chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời hút trực tiếp khí ẩm xung quanh và đề kháng mạnh với các chất thải ô nhiễm kim loại. Đặc biệt là loài địa y, đã góp phần đáng kể đem lại bầu không khí trong lành cho thành phố. Nhờ vậy, Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ dƣỡng, du lịch mà hiếm nơi nào có đƣợc.

Đà Lạt, với sự ƣu đãi của thiên nhiên, khí hậu trong lành và là nơi sản xuất đƣợc rất nhiều loại rau, củ, quả ôn đới có hàm lƣợng vi-ta-min cao nhƣ: xà lách, khoai tây, cà chua, cà rốt, a-ti-sô,…cung ứng cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Cũng chính khí hậu ôn hòa mà các loài hoa đẹp cũng đƣợc sản sinh và nuôi dưỡng như: hoa ly, hồng, lan, cúc,…được phân bổ trên mọi miền đất nước.

4.2.5. Đặc thù về tài nguyên nhân văn

Lâm Đồng là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của trên 43 cộng đồng các dân tộc, nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử, văn hoá của các dân tộc và các phong tục tập quán, sinh hoạt, lao động sản xuất nhƣ những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân,…, hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng còn lưu giữ hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm.

Đà Lạt với nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử của các dân tộc, quê hương lâu đời của các dân tộc anh em Mạ, K‟Ho, Churu, M‟Nông,…, vì thế Đà Lạt là nơi điễn ra nhiều lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới,… vùng đất có di sản văn hóa đặc sắc, nhiều phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp đồng thời là nơi “đất lành chim đậu” của đồng bào nhiều dân tộc ở mọi miền đất nước về đây lập nghiệp trong khoảng một trăm năm trở lại đây. Sự phối hợp của các yếu tố này tạo thành một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc,

105

phong phú, đa dạng đƣợc biểu hiện trong những dụng cụ sinh hoạt, kiến trúc dân gian, trang phục, ẩm thực, ngành nghề, tín ngƣỡng, âm nhạc dân gian,… Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng các dân cƣ châu thổ sông Hồng, vùng Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thân thiện, thanh lịch và mến khách.

Đặc biệt, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đƣợc UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” và một số di sản khác đang đƣợc lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới như Vườn Quốc gia Cát Tiên, di chỉ khảo cổ thánh địa Bà La Môn – Cát Tiên (Phòng Văn hóa Thông tin – UBND Tp. Đà Lạt, 2014, tr.126).

Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú, các lễ hội lớn gồm Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội Văn hoá Trà đƣợc tổ chức hai năm một lần và rất nhiều lễ hội văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng đƣợc tổ chức mỗi năm nhƣ Lễ hội Kồng Chiêng, Lễ cúng Thần suối, Lễ cúng thần Bơmung, lễ cúng cơm mới…Đến nay, cứ hai năm một lần Lâm Đồng tổ chức lễ hội Festival Hoa Đà Lạt là lễ hội cấp Quốc gia và Lễ hội Trà Lâm Đồng. (Công ty Du lịch Vietravel, 2014, tr.131).

Đà Lạt còn sở hữu hơn 2.000 công trình kiến trúc, biệt thự mang hình thái kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20. Biệt thự là một trong những kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt, các biệt thự đƣợc thiết kế đúng mực với kiểu dáng hài hòa, độc đáo, không lập lại, đƣợc bố trí hợp lý theo một ý đồ quy hoạch đƣợc tính toán chặt chẽ. Các biệt thự nằm rải rác khắp nơi trong thành phố, nhƣng phần lớn tập trung tại khu vực các đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Yersin, Lê Lai…Đặc biệt, Đà Lạt sở hữu một hệ thống dinh thự là một trong những kiến trúc đẹp, mang nhiều dấu ấn gắn liền với lịch sử của đất nước như Dinh I, Dinh II (Dinh toàn quyền), Dinh III (hay còn gọi là Dinh Bảo Đại), Dinh Nguyễn Hữu Hào. Biệt Điện Trần Lệ Xuân, gồm 3 ngôi biệt thự, nay là Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ) vừa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức

106

Thế Giới (Memory of the World), đây là nơi lưu giữ một kho báu lịch sử với 34.555 tấm mộc bản triều Nguyễn.

Ngoài ra, Đà Lạt còn sở hữu một hình thức kiến trúc độc đáo khác, nhiều công trình tôn giáo nhƣ chùa chiền, thiền viện, nhà thờ, tu viện,… Các công trình kiến trúc này thường được xây dựng trên các đỉnh đồi thấp với những thiết kế chuyên biệt, góp phần làm phong phú cảnh quan kiến trúc chung cho Đà Lạt.

Khách du lịch đến với Đà Lạt không chỉ vì Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, chuỗi nhà hàng sang trọng mà phần lớn họ đến với Đà Lạt bởi những cuốn hút về mặt văn hóa, vì những sản phẩm từ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn bản địa gồm truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ học kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người qua các thời kỳ lịch sử, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà Đà Lạt có đƣợc.

Là một thành phố trẻ nhƣng Đà Lạt có bề dày văn hoá rất đƣợc chú ý về sự đa dạng, phong phú, vừa mang tính truyền thống và vừa mang tính hiện đại.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng về hệ thống khách sạn tại thành phố Đà Lạt (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(247 trang)