Một số khái niệm liên quan cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 24 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

1.2. Một số khái niệm liên quan cơ bản của đề tài

Đạo đức là một hình thái xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc gắn với tiến trình phát triển của nhân loại và dân tộc. Đạo đức c ng chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, vật chất xã hội đồng thời c ng chịu sự tác động qua lại chế ước lẫn nhau của các hình thái ý thức khác như pháp luật, văn hóa, giáo dục, tập quán…[20]

Theo từ điển tiếng Việt, đạo đức có hai nghĩa:

- Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nghĩa tổng quát)

- Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có (nghĩa hẹp). [12; 290]

1.2.2. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động vào đối tượng để hình thành các nét tính cách và những hành vi phù hợp với những đạo đức chuẩn mực xã hội.

Giáo dục đạo đức thực chất là tạo ra các xúc cảm về những chuẩn mực xã hội để điều chỉnh các hành vi đạo đức, biến các nhu cầu về đạo đức của xã hội thành các nhu cầu và thói quen thực hiện hành vi đạo đức của mỗi người .Giáo dục đạo đức liên quan chặt chẽ với giáo dục pháp luật. Một người có đạo đức tốt đương nhiên phải là người có ý thức chấp hành pháp luật tốt.

Người ấy sống và làm việc theo tiếng gọi của lương tri đồng thời c ng là người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật [16].

Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của x hội. Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức x hội c ng như tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình. Vì thế công tác gio dục đạo đứcgóp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách đạo đức con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức ” [20].

Giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu cơ bản góp phần phát triển nhân cách học sinh toàn diện. Điều này thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp

luật của Nhà nước ta. Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo c ng nêu rất rõ phải “...nâng cao chất lượng toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống...”[1].

1.2.3. Quản lý

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học c ng có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Quản lý” tùy theo cách tiếp cận khác nhau:

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”. [14]

Theo F.W.Taylo (1856- 1915) – được đánh giá là “ Cha đẻ của thuyết quản lý khoa học” đã định nghĩa: “ Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [13]

1.2.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào đối tượng để hình thành các nét tính cách và những hành vi phù hợp với những đạo đức chuẩn mực xã hội, làm thay đổi cả chủ thể và khách thể để đạt mục tiêu quản lý. [16]

Quản lí hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí để công tác GDĐĐ đạt kết quả mong muốn b ng cách hiệu quả nhất.

Về bản chất, quản lí hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục nh m thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ. Như vậy, quản lí hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành việc GDĐĐ để đạo đức vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của nền giáo dục.

1.2.5. Quản lý nhà trường

Trong hệ thống GD, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủ yếu. Đa phần các hoạt động GD đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường (phổ thông, THCN, CĐ, ĐH và sau ĐH). Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống GD từ trung ương đến cơ sở. Theo đó quan niệm QLGD luôn đi kèm với quan niệm QL nhà trường; Các nội dung QLGD luôn gắn liền với QL nhà trường. Quản lý nhà trường có thể được coi như là sự cụ thể hoá công tác QLGD.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là: “Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nh m tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.”

[22, tr.42].

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc:“Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học…có tổ chức dưới hoạt động dạy học, thực hiện các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đổi đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân của đất nước” [24].

Tác giả Trần Kiểm cho r ng: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha m học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nh m thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [21, tr.37].

1.2.6. Học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông

* Khái niệm học sinh trung học phổ thông.

- “Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó chia ra làm 2 thời kỳ.

Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai đoạn học sinh Trung học phổ thông). Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn thanh niên - sinh viên).

* Học sinh Hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề

Học sinh Hệ THPT - Nghề ngoài những đặc điểm chung của học sinh THPT còn có đặc điểm riêng là số đông các em có chất lượng đầu vào thấp, trình độ nhận thức hạn chế, ý thức rèn luyện chưa cao, nhiều em ham chơi hơn ham học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình ...nên không thích học, không xác định được mục đích học tập, không có ý thức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, giao tiếp... cho bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)