Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học
1.4.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
Học sinh hệ THPT - Nghề có độ tuổi từ 15 đến 18 (tuổi mới lớn), ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục và đây c ng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này các em thường có một số biểu hiện tiêu cự như định hướng chính trị mờ nhạt, niềm tin chưa vững chắc, ý thức tổ chức, kỷ luật, trách nhiệm công dân chưa cao, thường mặc cảm với tuổi tác, có xu hướng thực dụng, đua đòi, chạy theo thị hiếu tầm thường, dễ bị sa đà, cuốn hút vào những biểu hiện tiêu cực, phản giá trị đạo đức xã hội. Đặc biệt những học viên có đạo đức yếu kém thường gây gổ, quậy phá, thích đàn đúm.
1.4.3.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội, phong tục tập quán của địa phương
Với tư cách là một chức năng của xã hội, giáo dục chịu sự chi phối của các lĩnh vự khác trong đời sống xã hội của các quá trình xã hội khác như kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh, cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường; Tạo cơ sở xây dựng chính sách địa phương cho người tham gia công tác GD. Cần có những chế độ ưu đãi về vật chất, suy tôn về tinh thần để những cán bộ cộng đồng tham gia công tác phối hợp với nhà trường có điều kiện hoạt động hiệu quả; Nền tảng kinh tế của địa phương và gia đình góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh. Nền tảng kinh tế địa phương, gia đình vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể GD có nhiều thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp GD thế hệ trẻ. Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố m có điều kiện trang bị cho con cái điều kiện học tập, dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dưỡng của con, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trở nên tự nhiên, không gò bó.
Văn hoá truyền thống của địa phương là môi trường tạo sự kết hợp hết sức tự nhiên, các phong tục đ p (dòng họ, lễ hội, phong trào từ thiện, nhớ ơn các bà m anh hùng, thương binh, liệt sĩ…) nếu tổ chức tốt sẽ lôi cuốn được gia đình và nhà trường tham gia tích cực; Các loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần (câu lạc bộ) phong trào TDTT với lực lượng tham gia là các em học sinh chính là môi trường thuận lợi của sự phối hợp.
1.4.3.3. Năng lực của giáo viên
Chất lượng đội ng giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó có chất lượng GDĐĐ cho HS. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ng giáo viên là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi Hiệu trưởng có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng một cách toàn diện và đồng bộ. Như Luật giáo dục năm 2005, đã quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”; Năng lực tổ chức các hoạt động GD của GV: Giáo viên là người trực tiếp thực hiện "Kế hoạch, chỉ đạo của hiệu
trưởng, chịu sự giám sát kiểm tra, trực tiếp tạo ra kết quả giáo dục". Giáo viên là cầu nối giữa học sinh với BGH, năng lực của giáo viên được phản ánh thông qua các mối quan hệ: Giáo viên - học sinh, giáo viên - phụ huynh, giáo viên - giáo viên, giáo viên - lớp học, giáo viên - lãnh đạo, thông qua các năng lực hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
Trong hoạt động giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường yếu tố quan trọng nhất là người giáo viên, kết quả của hoạt quản lý giáo dục, giáo dục, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục đạo đức cho học sinh là do năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục do giáo viên tạo nên.
1.4.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm r ng lực lượng GD tham gia vào quá trình GDĐĐ cho học sinh ngoài nhà trường còn có gia đình và các lực lượng xã hội (Đảng - Chính quyền - đoàn thể và các tổ chức xã hội khác).
* Nhà trường: Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý bài bản và chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, theo định hướng XHCN, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ng cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp sẽ là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS. Bên cạnh đó với những CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công b ng; sự phối hợp không
đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Gia đình: Khả năng GD của gia đình là rất to lớn vì được dựa trên những tình cảm máu mủ ruột thịt, tình thương yêu sâu sắc của cha m đối với con cái và tình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha m . Bên cạnh đó, những tác động GD của gia đình còn là tác động thường xuyên, lâu dài trong các tình huống khác nhau, các loại hoạt động đa dạng trong gia đình.
Một gia đình có truyền thống, các thế hệ đối xử với nhau có tôn ti trật tự, người lớn luôn có sự quan tâm chăm sóc đến con cái, thật sự là tấm gương cho con cái noi theo thì bản thân những học sinh đó bước đầu có được nền tảng hình thành đạo đức tốt đ p. Với những gia đình mà cha m do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha m một cách cực đoan;
tấm gương phản diện của cha m , người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng b ng v lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
* Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục:
Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS, từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể XH, các cơ quan nhà nước… đều ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và HS hệ BT THPT - Nghề nói riêng. Theo Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ trách nhiệm của xã hội trong điều 97: Các lực lượng xã hội bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị v trang nhân dân, tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng… Góp phần xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện để thế hệ trẻ được vui chơi hoạt động văn hoá, TDTT lành mạnh… hình thành nhân cách, đạo đức con người mới.
1.4.3.5. Các cơ chế chính sách đối với giáo viên và học sinh
Cơ chế, chính sách là căn cứ pháp lý để giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách hỗ trợ giáo dục như: "Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: Nghị định số 116/2010/NĐ - CP của Chính phủ: Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng v trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn"; Nghị định 74/2013 NĐ - CP và Nghị định 86/2015 NĐ - CP về miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập; Nghị quyết 37/2011 NQ - HĐND Tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề...
Các chế độ chính sách này đã có tác động lớn đến tâm lý của cán bộ, giáo viên, học sinh, mang lại sức sống mới cho giáo dục.
- Đối với CBGV,NV: Tạo điều kiện cho các thầy cô giáo yên tâm công tác, nhiệt tình, sáng tạo với nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.
- Đối với học sinh: Giảm bớt gánh nặng về vật chất cho gia đình và các em khi cắp sách tới trường, các em tự tin và yên tâm học tập, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt vai trò giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn một số vấn đề khó khăn v à bất cập là mức hỗ trợ cho học sinh theo các chính sách đã ban hành còn thấp so với nhu cầu thực tế của các em. Việc thực hiện chế độ chính sách còn chậm "Các em học hết học kỳ, hết năm học mới có chế độ..." vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh của
nhà trường vì các em chưa toàn tâm toàn ý học tập "Vừa học vừa lo đi về để chiều kịp lên lớp....Vừa học vừa lo nấu cơm ....". Gia đình, học sinh ỷ lại vào chế độ chính sách chưa chủ động đầu tư cho học tập, coi nhiệm vụ giáo dục là của nhà trường và xã hội.
1.4.3.6. Năng lực quản lý GDĐĐ của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người trực tiếp "lên kế hoạch - tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả " công tác giáo dục nói chung và GDĐĐ học sinh nói riêng, quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác GDĐĐ học sinh, chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm trong công tác GDĐĐ học sinh. Qua GVCN truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường. Người hiệu trưởng có năng lực là người làm chủ các hoạt động "lên kế hoạch – tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra - xử lý kết quả " vì:
Kế hoạch phản ánh nhiệm vụ mục tiêu, con đường, tầm nhìn, chiến lược của người lãnh đạo. Tổ chức chỉ đạo đúng, hiệu quả sẽ tạo được sản phẩm theo yêu cầu. Giám sát, kiểm tra, xử lý kết quả sẽ phản ánh đúng, chân thực hiệu quả kế hoạch và hoạt động tổ chức chỉ đạo thực hiện. Năng lực tổ chức quản lý của Hiệu trưởng là nhân tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
Kết luận chương 1
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò nền tảng trong các hoạt động giáo dục tổng thể của nhà trường. Đối với học sinh BT THPT - Nghề trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đạo đức là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách cần được nhà trường, gia đình và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Giáo dục đạo đức cho học sinh BT THPT - Nghề là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết khoa học, toàn diện; sự kiên trì, công phu trong quá trình thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh BT THPT - Nghề đòi hỏi các nhà giáo dục phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp và vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, tình hình cụ thể của nhà trường và thực tiễn kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh BT THPT - Nghề có vai trò đặc biệt quan trọng. Để quản lý tốt hoạt động này trước hết người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về nhân cách một nhà sư phạm; phải nắm vững thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, có những nghiên cứu khoa học, có năng lực và nghệ thuật quản lý. Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng phải huy động được tối đa sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nh m thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
Từ những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh BT THPT - Nghề ở trường Cao đẳng nghề và khái niệm liên quan sẽ là cơ sở để tôi đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT THPT - Nghề của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng.
Chương 2