Phương pháp giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 33 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông

1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức

Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu c ng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để thực tốt các nhiệm vụ và nguyên tắc nêu trên, cần phải có những phương pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức thích hợp mang lại chất lượng thực sự. Cụ thể:

1.3.3.1. Nhóm phương pháp thuyết phục:

Bao gồm những phương pháp: khuyên giải, trao đổi, đối thoại, nêu gương, làm gương. Những phương pháp này tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức; Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân c ng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…Nêu gương người tốt, việc tốt b ng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường; Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.

1.3.3.2. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh Là những phương pháp: tổ chức rèn luyện hành vi thói quen đạo đức, đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn; Tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen ý thức đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: Rèn luyện thói quen ý thức đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể; Rèn luyện ý thức đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nh m thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này; Rèn luyện b ng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó b ng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.

1.3.3.3. Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức

Là những phương pháp: khen thưởng, trách phạt, thi đua; các phương pháp này dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nh m xây dựng đạo đức cho học sinh. Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường; Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo; Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng

của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh; Phương pháp GDĐĐ rất đa dạng. Nhà giáo dục cần vận dụng linh hoạt các phương pháp đó cho phù hợp với mục đích, với đối tượng giáo dục, với tình huống cụ thể.

1.3.4 . Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành qua các con đường sau:

1.3.4 .1. Giáo dục đạo đức thông qua các giờ lên lớp

Qua các môn học giúp cho học sinh tiếp thu được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức hướng dẫn hành vi đạo đức trong cuộc sống giữa người với người. Các môn khoa học xã hội và nhân văn có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử hành vi đạo đức trong xã hội. Các môn khoa học tự nhiên có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng... Các môn văn học, thể dục thể thao giúp người học phát triển những cảm xúc tâm hồn, năng lực thẩm mỹ, rèn luyện sức khỏe và ý chí...

1.3.4 .2. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Đoàn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các buổi ngoại khóa về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần chống các tệ nạn xã hội, các chủ đề uống nước nhớ nguồn, tìm hiểu truyền thống dân tộc. Nói chuyện chuyên đề: Giáo viên hoặc

nhóm giáo viên trình bày về một vấn đề nào đó. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thể hiện trong các thực tiễn khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí được thực hiện ngoài giờ lên lớp nh m hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp có một vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục phổ thông góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra. Là cầu nối giữa nhà trường và xã hội nh m làm cho nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với xã hội và đối với cuộc sống. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp để củng cố hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp tạo điều kiện vận dụng tri thức đã học trong thực tiễn.

1.3.4.3. Giáo dục đạo đức thông qua lao động

Thông qua con đường này, giáo dục cho học viên có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng với các thành quả lao động của cá nhân, của cộng đồng và xã hội. Qua lao động các em sẽ thu được những kinh nghiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen phục tùng những lợi ích của tập thể. Đặc biệt lao động gắn liền với học tập là một trong những nguyên lý giáo dục của chúng ta hiện nay.

1.3.4..4. Giáo dục đạo đức bằng con đường tự tu dưỡng, tự rèn luyện hoàn thiện mình

Đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi học sinh.

Sự phát triển đạo đức đòi hỏi có sự tác động bên ngoài và những động lực bên trong. Đó chính là giáo dục và tự giáo dục. Tự giáo dục c ng mang yếu tố quyết định đến việc rèn luyện đạo đức.

1.3.4.5. Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy

Người thầy luôn là tấm gương sang cho học viên noi theo. Nhân cách của người thầy có một ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đào tạo cho học viên.

Lứa tuổi này các em có yêu cầu thầy cô giáo phải có phẩm chất cao. Các em hiểu rõ mặt yếu của giáo viên, biết nhận xét đánh giá từng thầy cô, các em có xu hướng cảm phục những giáo viên giỏi, có phẩm chất cao quý và luôn luôn tự hào về các giáo viên đó. Các em sẵn sang làm theo sự hướng dẫn của họ và họ - những người thầy giáo cao quý đó thực sự là tấm gương sang cho học sinh noi theo.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)